BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chu Mộng Long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chu Mộng Long. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2024

CẢNH BÁO NHỮNG AI KHAO KHÁT NIẾT BÀN - Chu Mộng Long



Một nhà sư theo chân Minh Tuệ vừa đột tử. Phe chống Minh Tuệ hoan hỉ trong sự sân hận, rằng "chết đáng đời!". Phe sùng bái Minh Tuệ cũng hoan hỉ trong sự thi vị hoá, rằng "nhà sư theo chân Minh Tuệ đã đi nhanh tới đích Niết Bàn".
 
Sân hận trước một cái chết là ác. Ác với một con người. Thi vị hoá cái chết còn ác hơn. Ác với nhiều người. Trong lúc cả đám đông cuồng tín, việc thi vị hoá một cái chết như vậy khác nào xúi nhiều người đi tìm cái chết? Nhập Niết Bàn dễ vậy thì nhắm mắt nhảy lầu, sa chân xuống ao hay té giếng chẳng nhanh hơn "theo chân Thích Minh Tuệ"?
 
Có người hỏi Minh Tuệ: Tôi đi đầu trần chân đất, ngủ ngồi như thầy, được chăng? Minh Tuệ nói, đại ý: Phải tu tập từng bước, chịu đựng và vượt qua thử thách nhiều lần mới được. Nếu không thì mang bệnh mà chết đấy!

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

ĐỀ THI KÍCH DỤC – Phiếm luận của Chu Mộng Long



 Đề thi của Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An.

"Câu 2: Trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã chỉ ra những biểu hiện nào của cuộc sống tươi đẹp để THÚC DỤC ta "đứng lên đi"?"
Người ra đề (và hiển nhiên có cả bộ phận kiểm tra đề), không thể nói là vô ý viết sai chính tả từ THÚC GIỤC thành THÚC DỤC. Chính tả, trong chương trình của ông Thuyết, chỉ cần học lớp Ba là xong, còn lại học các loại Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp cấu trúc, Ngữ pháp chức năng, Ngữ dụng học, Phong cách học... như một nhà ngôn ngữ học uyên bác. Uyên bác vậy mà sai chính tả là vô lý.
 
Có thể những người làm đề có lý khi viết ra từ THÚC DỤC. Thúc dục đồng nghĩa với KÍCH DỤC. Dùng từ ấy, chỉ có thể hiểu như sau:
Khổ thơ thứ hai, hình tượng "mùa để hái" cũng là "mùa yêu thương". Không phải là sự yêu thương mang giá trị tinh thần trừu tượng mà yêu bằng quan hệ xác thịt để sinh nở. "Những yêu thương sai quả nở trên cành" là một ẩn dụ nói về kết quả của hoạt động tính dục. Nôm na là trai làm cho gái có bầu. "Mùa mơ non" là mùa gái tơ động dục. "Đứng lên đi", "cứ bước" có nghĩa sau hoạt động kích dục, cả trai gái đều cùng nhau động dục để sinh năm đẻ bảy. Giống như động vật ở mùa động dục vậy! Luật cấm tảo hôn nhưng không cấm các cô cậu học trò quan hệ tình dục trước tuổi.
 

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

CÓ “SÓNG CUỒNG” TRONG THƠ TRẦN MẠNH HẢO? – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Lời Nói Đầu:
 
Bạn bè chuyển cho bài viết của nhà thơ Chu Mộng Long nói về thơ Trần Mạnh Hảo. Chỉ riêng cái tựa của bài viết cũng dễ làm những người yêu thơ giật mình: Trần Mạnh Hảo: Sóng Cuồng Xô Dạt Đền Thơ. Ghê gớm quá! “Ấn Tượng” quá!
 
Muốn viết mấy dòng bình luận nhưng gặp lúc “vợ đẻ con đau nhà nước ngập” nên cứ nấn ná hoài. Mấy bữa nay con cái lấy “vacation” (phép) đưa các cháu đi chơi xa nên được ở nhà thảnh thơi, chợt nổi hứng, lấy máy ra gõ lóc cóc mấy đoạn góp vui với bạn bè yêu thơ.
Phải công nhận bài viết của nhà thơ Chu Mộng Long vóc dáng bề thế (2552 chữ), được viết trong lúc hứng khởi nên tuy là văn, mà lại khá nhiều cảm xúc, đọc cũng đỡ ngán. Đáng tiếc, có một chút hiểu lầm “nho nhỏ”.
 

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2022

TRẦN MẠNH HẢO: SÓNG CUỒNG XÔ DẠT ĐỀN THƠ – Chu Mộng Long


Nhà thơ Trần Mạnh Hảo và tuyển tập thơ mới xuất bản (2022)

Tôi không quen thân Trần Mạnh Hảo. Chỉ biết ông qua những trang thơ sóng cuồng xô dạt cả đền thơ, qua những trang phê bình dữ dội xé tan những trang văn mẫu gọi là giáo khoa. Tôi trong mắt ông chỉ là anh giáo dạy văn mẫu như một lần gặp cách đây đã 30 năm tại chiếu thơ nhỏ nhoi ở nhà một người thầy cũng dạy văn như tôi. Nhưng bất ngờ ông gửi tặng tôi tuyển tập thơ nóng hừng hực vừa ra lò và tặng cho tôi đủ loại nhà, "nhà giáo", "nhà văn", "nhà phê bình".
 

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

BÀN VỀ “THẤU CẢM” QUA ĐỀ THI NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA 2017 - Chu Mộng Long, Đặng Hoàng Giang, Nguyễn Thuý Hồng


             
                           Tiến sĩ Chu Mộng Long


THÊM NHÀ BÁO VIẾT BẬY VỀ “THẤU CẢM”: NGUYỄN THÚY HỒNG – Chu Mộng Long

Một học trò nhắn vào inbox một bài viết gọi là “phản biện Chu Mộng Long” về vụ đề thi trích văn bản của Đặng Hoàng Giang cho phần đọc hiểu.
                                                                                Chu Mộng Long 

Tôi chịu khó đọc để học hỏi. Tiếc là bài viết của một kí giả chứ không phải của một học giả. Nữ nhà báo có tên là Nguyễn Thúy Hồng, phóng viên báo Giáo dục và Thời đại, thường trú tại Đà Nẵng. Học thuật của nhà báo thì tôi đoán chắc là học mót và nói hót.

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

TÔN GIÁO VÀ SỰ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI - Chu Mộng Long


       
                    Tiến sĩ Chu Mộng Long


     TÔN GIÁO VÀ SỰ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
                                                                                 Chu Mộng Long

Mệnh đề “Tôn giáo là thuốc phiện” (Sie ist das Opium) nằm trong cả một hệ thống triết học phê phán Đức. Bắt đầu từ Nam tước Holbach trong “Đạo Ki tô bị vạch trần”, năm 1761, đã định nghĩa tôn giáo là nghệ thuật đầu độc nhân dân. Tiếp sau đó Sylvan Maréchal trong “Từ điển các nhà vô thần cổ và hiện đại”, năm 1800, đã dùng rõ ràng từ “thuốc phiện” khi nói về tôn giáo.
Đến lượt Friedrich W.Hegel rồi Heinrich Heine, L.Feurbach trong các công trình triết học gần như nhất loạt xem “Tôn giáo là thuốc phiện”. Nguyên văn Bruno Bauer trong “Nhà nước Thiên Chúa giáo và thời đại chúng ta”: “Die Religion ist Opium fur das Volk” (Tôn giáo là thuốc phiện đối với nhân dân), Karl Marx chỉnh sửa thành: “Sie ist das Opium des Volkes” (Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân).

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

KHI HỘI NHÀ THỎ CHƠI XỎ CÁC NHÀ THƠ - Chu Mộng Long


       
                    Tiến sĩ Chu Mộng Long


      KHI HỘI NHÀ THỎ CHƠI XỎ CÁC NHÀ THƠ
                                                                       Chu Mộng Long

Đọc đi đọc lại 50 câu thơ do Hội Nhà Thỏ chọn thả lên trời trong ngày Thỏ Việt Nam, tôi chỉ có thể khẳng định, Hội Nhà Thỏ cố tình chơi xỏ các nhà thơ và gây ô nhiễm môi trường văn hóa Việt.
Lựa chọn thơ để thả thơ, tôi hiểu tiêu chuẩn đặt ra phải theo chủ đề và hay.
Chủ đề thì nằm hẳn ở biển quảng cáo: “Sông núi trên vai”. Theo giải thích của các yếu nhân trong Hội Thỏ, “sông núi trên vai” chính là “sông và núi trên vai”. Như bài trước tôi viết, họ không phải dùng từ ghép “sông núi” mà là dùng hai từ đơn “sông và núi”. Cách dùng đó ắt là:
1) Nhà Thỏ xem sông và núi như củ khoai và củ mì gánh trên vai.
2) Núi cao đè lên và sông sâu nhấn chìm đôi vai Nhà Thỏ.
Nội dung 1 tự biến Nhà Thỏ thành chị nhà quê lam lũ, cực nhọc. Nội dung 2 làm cho Nhà Thỏ thành cỏ rác hay xác chết bị mất tích hoặc trôi lềnh phềnh trong cơn lũ. Đó là lý do Hội Nhà Thỏ chọn chủ yếu những câu thơ bát âm, nỉ non khóc như khóc hờ đám ma? Lừng danh là người chỉ biết lên gân và cười đầy hào khí như Tố Hữu mà Nhà Thỏ lại chọn câu thơ sụt sùi như “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên” thì đã rõ ý đồ của Nhà Thỏ. Nhà Thỏ thả thơ trong nỗi niềm đau đớn, sợ hãi hoặc lấy thơ làm vàng mã lót đường cho một cuộc di quan của một đám tang mang tầm quốc gia mà chính các nhà thỏ làm đoàn người xếp hàng đi khóc mướn.
Trả tiền cho cuộc khóc mướn này, tôi tin là không nhỏ!
Tôi dành thời gian nói về tiêu chuẩn hay.
Vẫn biết lấy một câu thơ ra khỏi văn bản chẳng khác gì móc đôi mắt người đẹp bỏ ra đĩa, không chừng sẽ thành một cục thịt nhầy nhụa. Nhưng không phải không có những câu thơ rất trọn vẹn về tứ, hình và ý gặp gỡ tự nhiên, hình lung linh, ý sâu thẳm, tách hẳn ra vẫn hay, vẫn đẹp.

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

LẠY MỚ THÁNH: TOÀN CHÉM GIÓ CHO RA VẺ TRĂN TRỞ VỚI GIÁO DỤC - Chu Mộng Long

Nguồn:
https://www.facebook.com/Chumonglong/posts/2544921645522063

   
                          Tiến sĩ Chu Mộng Long


LẠY MỚ THÁNH: 
TOÀN CHÉM GIÓ CHO RA VẺ TRĂN TRỞ VỚI GIÁO DỤC
                                                                             Chu Mộng Long

Giáo dục đang khủng hoảng, hiển nhiên rồi.
Khủng hoảng do triết lý giáo dục ư? Triết lý "con ngoan trò giỏi", "tiên học lễ hậu học văn" cổ xưa, hay "thực học, thực nghiệp" gì đó ông Nguyễn Minh Thuyết vừa đề xuất thì cũng chỉ là cái vỏ ngôn từ. Mỗi triết lý đó, nếu thực hiện đúng trong nghĩa mới, hiện đại thì cũng chẳng có gì là sai để dẫn đến khủng hoảng. Lẽ nào nghĩa của từ "ngoan" chỉ có phục tùng hay nô lệ, và "giỏi" chỉ mang nghĩa chạy theo thành tích của những điểm số? Lẽ nào chữ “lễ” chỉ còn mang nghĩa là trật tự, phép tắc phong kiến khi thứ trật tự, phép tắc đó đã bị chôn vùi trong quá khứ? Một đứa trẻ cãi lại bố mẹ hay cãi thầy, nhưng nó vẫn là ngoan khi nó không làm điều xấu. Chạy theo thành tích bằng năng lực thật sự thì là sự cạnh tranh tích cực chứ không phải là bệnh.