BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Tuấn Công. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Tuấn Công. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2024

SAO LẠI GỌI LÀ “KHÓC NHƯ RI”? – Hoàng Tuấn Công

Một trăm đứa khóc như ri,
Không bằng một đứa nó đi giật lùi
                                         (Ca dao)

Hình ảnh chim ri bị bắt nhốt làm chim phóng sinh, nhiều con bị chết trước khi, hoặc chết ngay sau khi được thả.

https://tuoitre.vn/nhoi-long-xac-chim-roi-xuong-khi-vua...
 
Thành ngữ “khóc như ri” được nhiều cuốn từ điển tiếng Việt thu thập và giải nghĩa:

 -Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức) giảng “khóc như ri” là “Khóc nhiều, tiếng nhỏ mà đều”.
-Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) giảng: “khóc như ri” là “Khóc lâu và thảm thiết”, và lấy ví dụ “Mấy ngày liền chị ấy khóc như ri”.
-Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên) giảng: “khóc như ri • Khóc la ầm ĩ, nhiều tiếng khóc cùng oà lên một lúc: Họ đổ ra các khe cửa nhòm ngó hỏi nhau, bàn tán, quát tháo, van lạy, chửi rủa và oà lên khóc như ri”.
-Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (Nhóm Vũ Dung): “khóc như ri • Khóc râm ran, nhiều tiếng khóc cùng một lúc (thường nói về trẻ con khóc)”.
 
Theo như trên thì tất cả các cuốn từ điển đều không đề cập gì đến nghĩa đen câu thành ngữ; mặt khác, về nghĩa bóng cũng không có sự thống nhất về cách hiểu.
 

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2024

“CƠM CHIM” LÀ CƠM GÌ? – Hoàng Tuấn Công



Tục ngữ Việt Nam có câu “Ai nỡ ăn cướp cơm chim” (Dị bản “Ai nỡ ăn cướp cơm chim mắm vét”). Ngoài ra còn có thành ngữ “Ăn cướp cơm chim”, được nhiều sách thu thập và xếp vào diện tục ngữ (*).
Vậy “cơm chim” là cơm gì?
-Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức) giảng: “cơm chim” Cơm của chim ăn. Nghĩa bóng nói cái mồi nhỏ, cái lợi nhỏ: Ăn cướp cơm chim (hà-hiếp kẻ cô-cùng mà cướp giật lấy của cải không đáng là bao)”.
-Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức): “cơm chim dt. Cơm cho chim ăn. • Mối lợi nhỏ bị giành-giựt, bị chận lấy: Ăn cướp cơm chim”.
-Từ điển Việt Nam phổ thông (Đào Văn Tập): “cơm chim. Cơm của chim ăn. Ăn cướp cơm chim: cướp cả phần của người nghèo khó”.
-Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): “cơm chim • dt. Cái (thường là lợi lộc) quá ít ỏi, chẳng đáng là bao ví như cơm để cho chim ăn vậy: ăn cướp cơm chim (tng.)”.
-Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Vietlex): “cơm chim • d. [cũ] cơm rất ít ỏi, tựa như để cho chim ăn; thường dùng để ví cái tuy quá ít ỏi, chẳng đáng là bao nhưng lại rất cần thiết để nuôi sống”. “Suốt một tháng trời đầu tắt mặt tối mới lĩnh được năm đồng bạc mà nó lại ăn cướp cơm chim như thế, lương tâm của nó đâu nào?” (Vũ Trọng Phụng).
-Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương) thu thập “Ai nỡ ăn cướp cơm chim”, và chú thích “cơm chim” là “thứ cơm được rắc ra sân cho chim ăn”, rồi giảng: “Ai nỡ ăn tranh với chim vài hạt cơm cơm (ít ỏi) được vãi ra để nuôi sống nó. Hay dùng để khuyên mọi người là chớ có làm điều đê tiện với những ai yếu thể hơn kẻo dễ bị mang tiếng xấu với đời”.
Như vậy, đa số các cuốn từ điển đều thống nhất cách hiểu “cơm chim”“cơm cho chim ăn” hoặc “cơm rất ít ỏi, tựa như để cho chim ăn”.
 
Tuy nhiên, “cơm chim” không phải là “cơm cho chim ăn” (khái niệm này không tồn tại trong cuộc sống hàng ngày), mà là nắm cơm nhỏ, vừa lòng bàn tay, gọi là “cơm nắm chim chim”.
“Chim chim” vốn chỉ động tác của bàn tay nắm vào mở ra của trẻ con ở lứa tuổi chập chững. Chúng hiếu động, thích khám phá, nên khi nhìn thấy các loài gia cầm như chim bồ câu, gà vịt trong sân nhà thì hai bàn tay liên tục mở ra, nắm vào miệng gọi “chim chim”, như muốn bắt để chơi đùa. Khi bồng bế hay chơi với trẻ, người lớn cũng thường tập cho chúng vận động tay chân và tập nói bằng cách giơ bàn tay mở ra nắm vào, miệng nói “chim chim” hoặc nói “xôi xôi; nắm xôi nắm xôi”.
 

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

PHÂN BIỆT “CHIA SẺ” VỚI “CHIA XẺ” – Hoàng Tuấn Công



Trong tiếng Việt, “chia sẻ”“chia xẻ” là hai từ thường bị dùng lẫn lộn hoặc đánh đồng làm một, dẫn đến lỗi sai chính tả. Đáng chú ý, những người mắc lỗi này thuộc đủ mọi trình độ, kể cả người cầm bút chuyên nghiệp, có học hàm học vị cao. Thậm chí ngay cả người hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ và biên soạn từ điển chính tả cũng nhầm lẫn, viết sai.
 

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

VỀ CÁCH HIỂU HAI CHỮ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA GS. TRẦN NGỌC THÊM - Hoàng Tuấn Công


Nhà phê bình và khảo cứu Hoàng Tuấn Công
 
Nêu lý do “cần chấm dứt sử dụng khái niệm “trồng người” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”, GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng, chữ “trồng” trong “trồng người” mang ý nghĩa áp đặt của giáo dục thời phong kiến, “con người được coi như cái cây”.
Cụ thể, sau khi trích dẫn lời Quản Trọng: “Kế một năm chi bằng trồng lúa, kế mười năm chi bằng trồng cây, kế trọn đời chi bằng trồng người. Trồng một gặt một ấy là lúa. Trồng một gặt mười ấy là cây. Trồng một gặt trăm ấy là người”, GS. Trần Ngọc Thêm phê phán:
“Vào thời phong kiến xưa thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều coi con người là đối tượng cần được giáo hoá; con người được coi như cái cây, hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường một cách thụ động: Trồng ở đất này thì cho trái ngọt nhưng trồng sang đất khác có thể lại cho trái chua”.
 
Đồng thời GS. Trần Ngọc Thêm lý giải:
Là một dân tộc làm nông nghiệp, khi gặp hình ảnh “trồng người” do Bác nói ra, ai cũng cảm thấy thân thiết gần gũi đến mức dễ dàng chấp nhận và say mê sử dụng nó một cách hoàn toàn tự nhiên.[…] Nhưng con người không phải là cái cây […] do đó, tôi cho rằng không có lí do để duy trì hình ảnh này.”
                                                           (Báo Lao Động – 26/11/2021)
 
https://laodong.vn/giao-duc/gs-tran-ngoc-them-hieu-dung-de-xuat-bo-khau-hieu-tien-hoc-le-hau-hoc-van-977830.ldo