BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phùng Hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phùng Hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024

VỀ BÀI THƠ “TIẾNG HẠT NẨY MẦM” (SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 5) - Vương Trung Hiếu, Phùng Hiệu



Vài ngày nay cư dân mạng xôn xao trước bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” của Tô Hà (sách Tiếng Việt lớp 5). Nhiều người khen, song cũng lắm kẻ chê bài thơ này, đặc biệt là cho rằng tác giả đã chế ra những từ khó hiểu, chẳng hạn như từ “ánh ỏi” trong câu thơ “Hót nắng vàng ánh ỏi”.
 
Xin thưa, có những từ ngày nay hiếm khi hoặc không còn sử dụng, song chúng đã thật sự tồn tại trong văn bản tiếng Việt (chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ). Do đó cần tìm hiểu kỹ, ít nhất là tra từ điển, trước khi phê phán, chê bai, thậm chí là chửi người khác.
 
Trên thực tế, từ “ánh ỏi” xuất hiện trễ nhất cũng từ thế kỷ 17, được viết bằng chữ Nôm là 朠喂 (ánh ỏi). “Ánh ỏi” có nghĩa là “tiếng vút cao, du dương”, ví dụ:  “Tao nhân ánh ỏi (暎喂) hứng thơ ngâm” (“Hồng Đức Quốc âm thi tập” của Hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông chủ trì) hoặc “Thông đưa gió tiếng cầm tranh ánh ỏi” (暎喂) - “Lê triều ngự chế quốc âm thi” của An Đô Vương Trịnh Cương.
Ngoài ra “ánh ỏi” còn được viết bằng chữ Nôm khác là 朠喂, ví dụ: “Ca xoang ánh ỏi (朠喂 ) khéo chiều người”  (“Khâm định Thăng bình bách vịnh” của Trịnh Tùng).
 
(Những ví dụ trên trích từ “Tự điền chữ Nôm dẫn giải” của Nguyễn Quang Hồng). 

                                                                             Vương Trung Hiếu

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

PHÙNG HIỆU “SỬA THƠ” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN – Vũ Thị Hương Mai

Chúng tôi vào trang web Văn Chương Phương Nam xem, không thấy bài thơ LỠ XUÂN của Đặng Xuân Xuyến đăng ở đây. Có lẽ trang web Văn Chương Phương Nam đã gỡ bài này rồi. Tuy nhiên chúng tôi vẫn đăng bài bạn Vũ Thị Hương Mai gửi, vì cho đến sáng ngày 06/02/2023 khi bạn Vũ Thị Hương Mai gửi bài cho chúng tôi, bài thơ LỠ XUÂN của Đặng Xuân Xuyến còn chưa được trang Văn Chương Phương Nam gỡ.


 *
"Lỡ Xuân" là bài Tứ tuyệt độc vận về mùa Xuân với vần "uân" rất hay:
 
LỠ XUÂN
(với NTT)
 
Lại tiếng em cười rộn nắng xuân
Lại ngẩn ngơ xuân mấy mươi tuần...
Ờ, ngày năm ấy, xuân chớm nhuận
Ta nỡ vụng về để lỡ xuân.
 
Hà Nội, 19 tháng 02-2021
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
 
Bốn câu, câu nào cũng có từ xuân nhưng mỗi câu là mỗi tâm trạng, mỗi hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau nhưng hợp lại cả 4 câu lại tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh của một sự hối hận tiếc nuối của chàng trai đã vô tình bỏ lỡ mất một tình yêu trong sáng, đẹp đẽ. Điệp từ "Lại" làm tăng thêm sự tiếc nuối khi thi nhân gặp lại "tiếng cười rộn nắng xuân" của người thiếu nữ: Một hình ảnh ấm áp, tươi trẻ, rất đẹp nhờ chữ "rộn" đặt đúng vị trí trong câu thơ, và hình ảnh ấy, tiếng cười ấy khiến thi nhân phải lặp lại cảm giác "ngẩn ngơ xuân mấy mươi tuần", mà thêm lần nữa tiếc nuối, tự trách sự vụng về của mình trong quá khứ đã để "lỡ xuân", lỡ mối duyên tình vừa "chớm nhuận".