BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Đăng Hành. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Đăng Hành. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2022

CHUYỆN VUI VỀ BÀI THƠ "VÀ TÔI" – Đặng Xuân Xuyến


Nhà thơ Nguyễn Đăng Hành


Ngày 13 tháng 3 năm 2019, trên dòng thời gian facebook của nhà thơ 16 vợ Nguyễn Đăng Hành đăng bài tự họa chân dung của ông và chân dung một bạn thơ ông trân quý:
 
MỘT NGƯỜI
 
Một người
     Đống vợ
           Đàn co
               Túp lều ọp ẹp
                    Héo hon một người
 
Một người
       Ồn ã một thờ
            Trắng tay
                 Tay trắng
                        Một đời
                               Trắng tay
 
Vùi trong
       Cát bụi
             Đắng cay
                    Nửa khôn
                            Nửa dại
                                   Tự tay
                                        Chôn vùi!!!
 
                                        NGUYỄN ĐĂNG HÀNH
 

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

CHUYỆN ‘SƯ PHỤ’ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐĂNG HÀNH - Đặng Xuân Xuyến


                   
                             Tác giả Đặng Xuân Xuyến


CHUYỆN ‘SƯ PHỤ’ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN ĐĂNG HÀNH

Sáng ngày 07 tháng 07 năm 2019, tầm 9 giờ anh đến nhà tôi ở phố Nguyễn Văn Trỗi theo lời hẹn. Bắt tay anh, tôi nói: - "Em có mời anh Đỗ Hoàng. Chốc gặp nhau, anh có ngại không?". Thoáng chút bối rối nhưng nét mặt anh rất nhanh tươi trở lại: - "Không sao! Chuyện thật người thật thì có gì tớ phải ngại.", rồi chậm chậm bước lên tầng.
Vừa gặp Đỗ Hoàng, anh đã quày quả trách tôi:
- Chú viết “Tưng tửng 7 chuyện cùng Nguyễn Đăng Hành” như thế hại anh quá. Nhiều người hiểu sai nói anh thế này thế kia..
Tôi ngớ người, phân trần:
- Em viết nhẹ đi rất nhiều so với lời anh nói. Anh mắng em hèn, không dám trich dẫn 100% lời anh vì sợ mọi người chửi, sao giờ lại trách em?!.
Không trả lời tôi, anh cười rất tươi với nhà thơ Đỗ Hoàng, giọng hồ hởi:
- Anh Đỗ Hoàng, bác Chử Văn Long, bác Nguyễn Khôi là 3 sư phụ em rất kính trọng! Đời em chỉ tôn kính 3 sư phụ đây thôi!
Rồi vồn vã chuyển đề tài thăm hỏi, luận bàn thơ phú. Tôi tròn mắt nhìn anh: Chẳng có lẽ tôi đang nghe nhầm?

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

MẤY LỜI TÂM SỰ - Châu Thạch


         
                Nhà bình thơ Châu Thạch


          MẤY LỜI TÂM SỰ
          (Nhân nhà thơ Nguyễn Đăng Hành nói về Châu Thạch)

Vừa ăn Tết xong, mồng mấy Tết không nhớ, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến điện thoại cho Châu Thạch. Sau vài lời chúc tết, nhà thơ hỏi:
- Chú đã đọc bài “Tưng Tưng bảy chuyện cùng…Nguyễn Đăng Hành” chưa ạ?.
- Hả, mấy bữa nay bận lo Tết quá nên chú chưa đọc.
- Chú đọc đi, trong đó có nhắc về chú đấy ạ.
- Ừ, để chú đọc bây giờ.
Thế là tôi ngồi vào máy vi tính mở trang web dangxuanxuyen.blogspot.com và tìm đọc bài nầy. Bài nầy Đặng Xuân Xuyến chép lại những lần trao đổi giữa anh với nhà thơ Nguyễn Đăng Hành, bàn luận về các nhà thơ, trong đó tôi có biết vài người chớ chưa quen ai cả. Châu Thạch tôi cũng hân hạnh được đề cập đến hai lần. Lần thư nhất hai người nói về Châu Thạch như sau:

 “Mươi hôm sau, anh (tức Nguyễn Đăng Hành) điện cho tôi, vẻ rụt rè:
- Anh hỏi câu này, chú trả lời thật nhé. Bài "Ẩm trời" của chú, đáng mấy điểm.
Tôi có chút ngập ngừng:
- Tự chấm điểm thì em không biết cho điểm mấy nhưng bài đó cũng thường thôi, không thể là hay.
Anh ồ lên, lanh lảnh:
- Vậy mà bác Châu Thạch khen hết lời.
Tôi cười, nửa phân trần:
- Chú Châu Thạch khen hay ở phong cách tỏ tình mới lạ, bạo liệt chứ không khen bài thơ "Ẩm trời" hay.
Anh chậm rãi:
- Anh nghĩ bác Châu Thạch vì quý người mà quý thơ. Bác Châu Thạch nhiều bài bình rất sâu, rất hay, anh rất phục nhưng đọc mấy bài bình kiểu quý người quý thơ như thế không sướng.”

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

“TƯNG TỬNG” 7 CHUYỆN... CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH - Đặng Xuân Xuyến

        


“TƯNG TỬNG” 7 CHUYỆN... CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH

1.

Khi đọc Trần Đăng Khoa viết về tâp "Bảy Sắc Mơ" của Ái Nhân (Bùi Cao Thế) đăng trên trang blog Đặng Xuân Xuyến, nhà thơ Nguyễn Đăng Hành mắng tôi đã hùa vào với nhà thơ Trần Đăng Khoa để bêu xấu bạn anh - Ái Nhân Bùi thi sĩ:

- Cả bài dài hàng mấy nghìn chữ, lão Khoa không thèm đả động đến 1 câu thơ của tay Thế “hâm”, toàn tán hươu tán vượn về bùa mê thuốc lú của nàng thơ với mấy thằng dở người,... khác đếch gì lão Khoa chửi tay Thế đã không biết làm thơ còn mắc bệnh ngộ chữ. Chú là chỗ anh em đồng hương với tay Thế, không gạt bài ấy đi mà lại hùa vào với lão Khoa, đưa bài lên trang web làm trò cười cho thiên hạ?

Tôi phân trần:
- Em điện cho anh Thế, nói bài của anh Khoa rất hay, nhưng trang nhà không có mục thư giãn cuối tuần ... Anh Thế bảo kệ, cứ đưa lên cho vui. Em biết làm sao?

Anh mắng xối xả:
- Chú ngụy biện. Sao chú không nói toẹt ra bài ấy Trần Đăng Khoa “chê khéo” Bùi Cao Thế là không biết làm thơ.

Rồi anh đột ngột đổi chuyện:
- Trang Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy giới thiệu 3 bài thơ: Quê Nghèo, Dấu Hỏi và Hồn Quê của chú in trong tập sách "Thơ Và Bạn Thơ 8", ghi là tác giả gửi đăng, không ghi người chọn như các tác giả khác. Chú gửi bài để đăng trong tập sách đó à?

Tôi trả lời:
- Em gửi bài đăng trên trang đó cho vui chứ không gửi để in "Thơ Và Bạn Thơ". Chắc chú Bảy chọn mấy bài đó đưa vào.

Anh trầm giọng:
- Các tác giả khác thì ghi người chọn nhưng với chú lại ghi tác giả gửi đăng, có phải chủ ý để người đọc hiểu sai về chú...

Tôi cười lớn:
- Anh cứ quan trọng hóa vấn đề. Chú Bảy không có ý đó đâu.

Anh lẩm bẩm: - Chú thật thà quá. Rồi cụp máy

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

VÀI LỜI TẢN MẠN VỀ CHÂN DUNG 99 NHÀ VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI - Nguyễn Đăng Hành


          
               Nhà thơ Nguyễn Khôi


  VÀI LỜI TẢN MẠN 
  VỀ CHÂN DUNG 99 NHÀ VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Tôi từng đọc chân dung các nhà văn đương đại của Xuân Sách, Đỗ Hoàng, Trần Nhương, Hồ Bá Thâm… Con số có tới hàng ngàn, nghe đâu trên ba ngàn khuôn mặt “danh giá” đã được ra lò, trong lúc hiện nay Hội nhà văn Việt Nam tổng thể chỉ có hơn ngàn.
Nay lại được chiêm ngưỡng 99 chân dung nhà văn Việt Nam đương đại của Nguyễn Khôi. Chà chà… Văn tài như “lá rụng mùa thu”, phen này đất Việt Văn Hiến lại bùng nổ nhân tài “đặc biệt” kỳ vĩ đây. Mỗi người mỗi vẻ: Xuân Sách quả là chín rưng rức, tràn trề thăm thẳm, góc cạnh sắc sảo, uyên thâm, uyên bác; Đỗ Hoàng đa năng táo bạo, giọng điệu sàng xê bay nhảy thủy hỏa tương giao; Hồ Bá Thâm dò dẫm dàn dựng, gắng gượng đưa đẩy; Trần Ngọc Sơn đều đều cần mẫn trơn tru tuồn tuột; Trần Nhương tự tin khôn khéo dụng công trau chuốt, công năng dàn trải,… Mỗi ông đều là những vị thủ kho mẫn cán, thu thập hồ sơ tên tuổi tác phẩm quá khứ hiện tại rồi lắp ghép, sắp đặt thành chân dung, thoáng đọc thoảng nghe cũng thỏa mãn cái tò mò, bức xúc nhưng xem kỹ đọc nhiều thì nhàm nhạt, ngấy ngộ... Theo tôi, đã là chân dung thì phải lột tả, phác thảo, khắc họa khuôn mẫu, cũng như thợ vẽ thợ ảnh phải đứng ở góc độ, chớp đúng thời cơ mà vẽ, mà chụp cái thần sắc để thành ảnh sống động, khí sắc thăng hoa, rồi mà treo ngắm, thưởng lãm... Còn bác Nguyễn Khôi nhà ta thì sao? Rất tốc độ, thật lòng, thật sự ra công cố sức đôi khi nín thở, dồn hơi, gắng bứt vượt, cố đèo bòng... Có lẽ bởi cái bóng cái tán của Xuân Sách, cái áp lực của 200 công trình bài bản kỳ khu của Trần Nhương... Và thêm phần tuổi tác sức khỏe nên tác phẩm của bác phần nhiều viết bằng chí năng nên phần dương khí cương cường lộ liễu, nhiều câu na ná, công thức bài bản, xem mặt kể tên, lấy sự kiện sự việc, sự thật các câu chữ số phận của mỗi “nhà” rồi sắp đặt lắp ghép thành “chân dung” nên cứ na ná, trùng lẫn. Ngay cái tít Chân dung 99 nhà văn Việt Nam đương đại đã thấy rầm rộ hoành tráng quá, giá tác giả hạ bút đặt tên Thoáng nét người văn tôi tâm ý hoặc chẳng cần quốc hiệu đương thời bảo lãnh thì sẽ nhẹ nhàng dễ gần dễ cảm hơn. Dù sao tôi cũng vô cùng cảm phục lão thi sĩ, lý do đầu là ở cái tuổi lẽ ra cụ cứ ngự lãm khề khà trà rượu, cháu chắt hầu hạ kính cẩn ấy thế mà cụ vẫn cố dồn công lực phát tiết nội sinh làm nên tác phẩm lưu danh hậu thế. Thứ hai là cụ đã hùng dũng thẳng thắn, khảng khái không kiêng sợ các “đền đài thần thánh” một thời thiêng liêng ngự trị. Thứ ba là từ trái tim nhân hậu, tâm hồn khoáng đạt và sự từng trải, tác giả đủ bản lĩnh dũng cảm dám lên tiếng bảo vệ nhân văn, nhân quyền, nhân phẩm, sự thật và dân chủ. (Đúng ra là phải dẫn chứng cụ thể nhưng vì khuôn khổ bài viết vậy mời bạn đọc tìm đọc tác phẩm của Nguyễn Khôi sẽ rõ:/chan-dung-99-nha-van-viet-nam-uong-ai.html.) Thứ tư, tác giả nhân ái, công tâm, giàu tin đỡ lớp trẻ, người chưa có điều kiện, tác phẩm mới lấp ló cánh cửa văn chương hoặc chưa nổi bật, chưa khác biệt đặc biệt… mà viết chân dung văn học thì tiêu chuẩn đầu tiên là phải tìm kiếm, điểm danh, lựa chọn, tuyển chọn những gương mặt đặc biệt khác biệt, hữu danh tài đức, đã có tác phẩm vang dội, gây ảnh hưởng lớn trong xã hội... Mọi sự so sánh đều khập khiễng, soi mói, dòm ngó chê bai thì “chó nó cũng làm được”. Thôi, có nụ mừng nụ, có hoa mừng hoa, chúng ta hãy chúc mừng tác phẩm đã mẹ tròn con vuông, đã thành sách truyền bá, xin “Kính tích tự chỉ.”.