BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Long. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

Ý NGHĨA TÊN VIỆT NAM THÂN YÊU! - Lê Minh Khôi.

Sau khi dẹp yên Tây Sơn năm 1802 vua Gia Long làm lễ lên ngôi hoàng đế ngày 2 tháng 5 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802).
 
Vua Gia Long (1802- 1820)

HOÀNG ĐẾ GIA LONG:

Vua Gia Long, húy là Nguyễn Phúc Ánh chinh phục được toàn bộ An Nam (tên Trung Quốc gọi Việt Nam khi đó) đã làm tên tuổi Ông lẫy lừng khắp nơi khi đó.
Tên chữ Gia Long theo nhiều nghiên cứu trong các sách sử là nói lên ý nghĩa thống nhất từ GIA Định đến Thăng LONG. Vua Gia Long lại đóng đô ở Thuận Hóa. Đất nước phân định 3 miền Bắc Trung Nam với 3 thủ phủ Hà Nội, Huế, Sài Gòn ngày nay từ đó.
 
Tên hiệu Gia Long còn có một ẩn ý khác của Nguyễn Ánh là tỏ rõ sự bình đẳng quốc gia với Trung Hoa. Bây giờ chỉ nói đến Gia Long, chúng ta tạm quên đi tên Nguyễn Ánh. Vua Gia Long lớn lên thời Vua Càn Long bên Trung Hoa. Khi ông đăng quang thì là thời cai trị của Vua Gia Khánh. Trong chữ Gia Long đã bao gồm Càn Long và Gia Khánh. Nghĩa là Vua của 2 nước láng giềng thì xếp ngang nhau và quyền lợi như nhau trên bình diện quốc tế.
 
Vua Gia Long có cho sứ thần triều cống nhưng vật phẩm toàn thứ cấp và sau này thì tuyệt nhiên cắt mà không tiếp tục. Đây là giai đoạn sự lệ thuộc Trung Hoa chấm dứt sau mấy ngàn năm triều cống.
 

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

HÀO QUANG CỦA VUA GIA LONG TRONG MẮT MICHEL GAULTIER - Lê Tiên Long

Tác giả Michel Gautier, trong cuốn "Vua Gia Long", cho rằng lớp màn quên lãng không hề phủ lên trên tên tuổi của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn.

                                Vua Gia Long là tác phẩm đầu tay của Michel Gaultier.


HÀO QUANG CỦA VUA GIA LONG TRONG MẮT MICHEL GAULTIER
                                                                               Lê Tiên Long

Michel Gaultier (1900-1960) là một công chức làm việc tại Việt Nam, với vị trí biên tập viên trong Nha Dân sự vụ thuộc Phủ Toàn quyền trong suốt hơn 10 năm. Với niềm say mê tìm hiểu về đề tài bản xứ, ông đã trở thành một nhà biên khảo sử thuộc địa, kiêm nhà văn có những tiểu thuyết và truyện chuyên về bối cảnh Việt Nam và Đông Dương.