BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tự bạch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tự bạch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2024

VỀ BÚT DANH KHA TIỆM LY VÀ THẦY TRẦN VĂN HUẤN – Kha Tiệm Ly


Kha Tiệm Ly hồi còn nhỏ

1. Từ nhiều năm trước và mới đây, có nhiều bạn hỏi tôi: “Kha Tiệm Ly có phải là tên ghép hai nhân vật KINH KHA và CAO TIỆM LY không?”. Tôi thường “Dạ” để tránh giải thích dài dòng, phần cũng ngại phạm điều  điều tối kỵ của tôi là… nói về mình!
Nhưng nhiều bạn hỏi, đành phải nói rõ ràng (hơi dài dòng, xin lượng thứ):

2. Hồi năm 1961, lúc tôi học Đệ Thất (lớp 6 bi giờ), tôi may mắn được thầy Trần Văn Huấn (thầy lớn tuổi hơn cha tôi) kêu vô nhà chơi khi tôi “bắn cu li” (bắn bi) với các bạn trước cửa nhà thầy bên cư xá Cảnh Sát. Sở dĩ thầy “mời” tôi vô nhà vÌ thầy nghe tôi đọc được hai câu đối trước cửa nhà thầy và tấm hoành với 4 chữ “Cao bằng nhã hội” ngay phòng khách, cũng là phòng làm việc của thầy.
Hồi đó học trò lễ phép lắm, nên người lớn thường thương mến. Thầy hỏi tôi biết đọc (chữ Hán) mà biết nghĩa không? – Dạ biết!
Và thầy bảo tôi giải thích hai câu đối phía trước và 4 chữ “Cao bằng nhã hội”.
– Con học chữ Hán trường nào, học mấy năm rồi, sao giỏi vậy?
– Dạ con học hồi năm tuổi, ông Ngoại dạy.
Thầy bảo tôi rảnh cứ việc sang chơi. Càng lâu, thầy thương tôi như con, và có lần thầy bảo tôi đọc truyện Tam Quốc cho thầy nghe (có lẽ thầy thử sức học); Tôi đọc có ca có kệ thầy thích lắm, thỉnh thoảng thầy hỏi “Câu đó nghĩa là gì?” (có lẽ cũng thử sức). Câu nào tôi cũng trả lời suôn sẻ và nhứt là không “bí” chữ nào. Thầy khen lia lịa.
Thực ra tôi không phải “giỏi” như thầy khen, mà là vì ở quê nhà tôi thường xuyên đọc Tam Quốc cho ngoại tôi nghe mỗi tháng không biết mấy chục lần, tất nhiên lúc đó chữ không biết rất nhiều, và câu không hiểu nghĩa cũng lắm, nhưng qua 5 năm tiểu học, ngoại tôi đã dạy thêm, sửa sai không biết bao nhiêu lần mà kể, vì thế khi đọc “ro ro” cho thầy nghe chẳng qua là tôi “thuộc bài” mà thôi!

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2023

TỰ THÁN VỀ CUỘC ĐỜI – Phạm Ngọc Thái



Mình bây giờ ngày ngày sống vật vã, yếu ớt trong bệnh tật. Đã lâu không vào được facebook, cũng không vào nhà ai để thăm hỏi được. Chỉ an ủi mình rằng: Ta đã trở thành bất tử !!! Tên tuổi sẽ mãi mãi vĩnh cửu với chân dung một nhà thơ lớn.
Với 15 bài thơ tình hàng đầu hay kiệt xuất như dưới đây, sao có thể mất được !?
  
Mở link sau xem "15 BÀI THƠ TÌNH HAY BẤT TỬ CỦA PHẠM NGỌC THÁI"
                    
Đã đăng trên số trang mạng:  
                     
https://tranmygiong.blogspot.com/2023/10/15-bai-tho-tinh-hay-nhat-cua-pham-ngoc.html
 
Ảnh giới thiệu thi tập                                                       
“THƠ TÌNH HAY KIỆT XUẤT THẾ GIAN” của Phạm Ngọc Thái đã được đăng trong: 
Tạp chí “THĂNG LONG VĂN VIỆT” của HNVVN (Báo tết năm Quý Mão * Tháng 1.2023)
- Do chính Chủ tịch Hội nhà văn Nguyễn Quang Thiều làm Tổng biên tập.
                                                https://phudoanlagi.blogspot.com/2023/02/gioi-thieu-thi-tap-tho-tinh-hay-kiet.html
     
Xưa tới nay có biết bao bậc thi nhân lớn, như: Hàn Mặc Tử - Nguyễn Khuyến - Tú Xương - Hồ Xuân Hương - Kể cả Đại thi hào Nguyễn Du... cuộc đời có được sống trọn vẹn sung sướng đâu? Nhưng danh tiếng mãi mãi vẫn được đời ngưỡng vọng !!!! Nào phải riêng ta.
     
Âu rằng, "cõi người" cũng chỉ là cõi tạm. Sướng khổ rồi cũng ra cát bụi. Nhờ có thi ca, ta đã làm nên tên tuổi để mai đây lưu danh đến trường thiên bất tử !!! Đó là hạnh phúc lớn trên đời mà thượng đế đã cho.
    
Một đời phong trần, ta đã làm nên cả một kỳ tích hơn chán vạn những nhà thơ: Dẫu viết cả nghìn bài, xuất bản in hàng chục tập? Nhưng Chết tất cả là hết! Đời rồi quên lãng... thơ ca thành bụi cả - Nghĩ vậy, lấy đó làm nguồn vui lớn. Về già có phải chịu cảnh vật vã, buồn đau? Cũng là lẽ thường, có gì phải oán thán.
                              
TA SẼ MÃI MÃI SỐNG GIỮA NHÂN GIAN VÀ TỔ QUỐC!  
LƯU DANH TÊN TUỔI MỘT THI NHÂN KỲ VĨ CỦA NƯỚC NON NÀY.
                                  
Chẳng lẽ cuộc đời như thế không đáng giá hay sao?
 
                                                                                Phạm Ngọc Thái