BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Đức Nhì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Đức Nhì. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2023

HOA DẠI VÀ TÂM THẾ CỦA THI SĨ – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


HOA DẠI
(Tâm sự một nhà thơ)
 
Tôi là loài hoa dại
mọc bên đường
tỏa sắc hương
dịu lòng những ông bố
trên đường đến xưởng
những bà mẹ
đi thăm ruộng trở về
 
Tôi thêm nét vui tươi
cho cô gái quê
xách làn đi chợ
 
Các cô cậu học trò
mặt mày hớn hở
cười với tôi mỗi buổi đến trường
 
Tôi đứng đây
mở lòng đón gió bốn phương
để thêm sắc thêm hương
cho người đời thêm đẹp dạ
 
Bạn đừng tưởng đời tôi êm ả
như mặt nước hồ
tôi đã bao phen nghiêng ngả
trước những trận gió to
 
Có lúc thân tôi xác xơ
tả tơi từng cánh
lá rụng phấn bay
lịm dần trong đêm lạnh
nhưng nghĩ đến ngày mai
tôi gượng dậy mỉm cười
 
Tuy nhiên
nếu lúc này bạn ngỏ ý mời tôi
đến một ngôi nhà sang trọng
dành cho tôi
chỗ ngồi ấm cúng
có kẻ chăm lo trẩy lá tỉa cành
tôi vẫn lắc đầu
nhìn dưới chân mình
mảnh đất nhỏ
tôi vô cùng yêu mến
 
Tôi sống
không phải để riêng ai âu yếm
sắc hương này
tôi muốn sẻ chia
cho tất cả mọi người
từ em bé ngây thơ
đến các cụ già trăm tuổi
 
Và nếu nơi đây
nước dâng bão nổi
tấm thân này
tan nát cuốn muôn nơi
tôi vẫn vui
bởi phấn nhụy của tôi
sẽ mọc lên                                                      
trăm ngàn cây hoa mới

          (Phạm Đức Nhì)
 
Thơ tôi viết có một phần khá lớn sử dụng phép ẩn dụ trong đó có gần hai chục bài bàn về Lý Thuyết Thơ được bạn bè xếp vào loại “Những Bài Thơ Về Thơ”. Hoa Dại là bài thơ thuộc loại này.
Tứ: Tác giả nói lên tâm sự của một loài hoa dại.
Ý: Bóng gió nói đến tâm sự của chính tác giả - một nhà thơ
 
Giải Thích Thêm Về “Tứ Thơ”
 
Khi nghe nói hoa dại người đọc sẽ có thể nghĩ đến một loại hoa khác với loại “hoa nhà” được con người trồng, như một cách trang trí, ở trong nhà hay ngoài vườn.
 
Nếu đem so sánh sẽ có một số khác biệt như sau:
1/ Môi Trường
     a/ Hoa Dại: Mọc ở môi trường tự nhiên, ven đường, ven rừng, chịu đựng nắng mưa, sương gió, có khi cả bão lụt - bất trắc xảy đến bất cứ lúc nào.
     b/ Hoa Nhà: Được con người trồng trong vườn hoặc ở trong nhà, được lên luống, chăm bón, tưới tắm, bắt sâu, tỉa lá, bẻ cành, trong một môi trường được kiểm soát, “nuông chiều” và dĩ nhiên, an toàn.
2/ Tự Do
     a/ Hoa Dại: Gió thổi hạt đến đâu có thể mọc cây ở đó, cảnh quan trước mắt rộng rãi, thoáng đãng, tầm nhìn bao la.
     b/ Hoa Nhà: Chỉ được trồng hoặc trưng bày ở nơi người chủ nhà muốn, bị tù túng trong khung cảnh chật hẹp.
3/ Đối Tượng Phục Vụ:
     a/ Hoa Dại: Phục vụ tất cả những người qua lại
     b/ Hoa Nhà: Phục vụ những người trong gia đình chủ nhà và khách khứa, bạn bè của họ

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

CÓ “SÓNG CUỒNG” TRONG THƠ TRẦN MẠNH HẢO? – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Lời Nói Đầu:
 
Bạn bè chuyển cho bài viết của nhà thơ Chu Mộng Long nói về thơ Trần Mạnh Hảo. Chỉ riêng cái tựa của bài viết cũng dễ làm những người yêu thơ giật mình: Trần Mạnh Hảo: Sóng Cuồng Xô Dạt Đền Thơ. Ghê gớm quá! “Ấn Tượng” quá!
 
Muốn viết mấy dòng bình luận nhưng gặp lúc “vợ đẻ con đau nhà nước ngập” nên cứ nấn ná hoài. Mấy bữa nay con cái lấy “vacation” (phép) đưa các cháu đi chơi xa nên được ở nhà thảnh thơi, chợt nổi hứng, lấy máy ra gõ lóc cóc mấy đoạn góp vui với bạn bè yêu thơ.
Phải công nhận bài viết của nhà thơ Chu Mộng Long vóc dáng bề thế (2552 chữ), được viết trong lúc hứng khởi nên tuy là văn, mà lại khá nhiều cảm xúc, đọc cũng đỡ ngán. Đáng tiếc, có một chút hiểu lầm “nho nhỏ”.
 

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

CÁC CUNG BẬC CỦA HỒN THƠ – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
 
Phân Chia Và Đặt Tên Các Tầng Bậc Cảm Xúc
 
Mới đầu để tránh nhập nhằng lẫn lộn cảm xúc từ câu chữ, thế trận với cảm xúc từ cơn cao hứng của tác giả, tôi chia cảm xúc thành 3 tầng bậc:
 
1/ Cảm xúc tầng 1 - đến từ câu chữ: Khoái cảm người đọc có được khi gặp ngôn ngữ, hình tượng đẹp, câu cú có cấu trúc gọn, mới lạ, trong sáng.
Ngôn ngữ bóng đá là sự thích thú khi thấy kỹ thuật cá nhân điêu luyện của cầu thủ.
 
2/ Cảm xúc tầng 2 - đến từ thế trận chữ nghĩa: Khoái cảm người đọc có được khi tiếp xúc với bố cục, thế trận hợp lý, hiệu quả của bài thơ.
Ngôn ngữ bóng đá là đấu pháp toàn đội.
 
3/ Cảm xúc tầng 3 - ở ngoài bài thơ: Khoái cảm không phải từ câu chữ, thế trận mà hình như từ đâu đó “giữa 2 hàng kẻ” do cơn cao hứng của thi sĩ truyền vào bài thơ. Đó là thứ khoái cảm cao cấp, luồng hơi nóng tạo cảm giác “sướng” đặc biệt.
Ngôn ngữ bóng đá là đá cao hứng, xuất thần.
 

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

MỘT BÀI VIẾT THIẾU LƯƠNG THIỆN CỦA ÔNG TRẦN TRUNG ĐẠO – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Tình cờ đọc được bài “Việt Nam Buồn Lắm Em Ơi” của Trần Trung Đạo trên trang Nỗi Niềm viết về việc ca sĩ Tuấn Ngọc khi hát đã tự ý sửa lời bản nhạc Tình Bơ Vơ của nhạc sĩ Lam Phương.
 
Từ nguyên bản “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” Tuấn Ngọc đã sửa lại thành “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”
 

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

ĐỌC “NGƯỜI ĐÀN BÀ LÀM THƠ” CỦA THI SĨ ÁI NHÂN – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Lời Nói Đầu
 
Tôi chưa quen thi sĩ Ái Nhân nhưng biết anh, nghe tiếng anh qua bạn bè anh, những người yêu thích thơ anh trên Facebook. Thỉnh thoảng tôi cũng “gặp” thơ anh trên vài trang web văn học mà tôi cộng tác.
 
Nói chung, anh có kỹ thuật thơ vững, ngôn ngữ hình tượng đẹp, câu cú chắc gọn, ý tứ “dễ bắt”.
 

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2023

PHÓ TỔNG THỐNG JOE BIDEN CŨNG LẨY KIỀU – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Lời Nói Đầu
 
Bài viết Tổng Thống Mỹ Bill Clinton Lẩy Kiều gởi đến trang web Câu Lạc Bộ Văn Chương (HNVVN) không lâu thì tôi nhận được một bình luận thẳng thắn của bác Vũ Nho (chủ trang web). Nhận thấy bình luận của bác chỉ ra mấy điểm rất hữu ích trong việc Lẩy Kiều nên tôi đã dựa vào đó để thêm thắt vài điều trong bài viết mới này.
Cũng xin nói thêm, tên tôi là Phạm Đức Nhì chứ không phải Phạm Đức Nhị.
Xin chân thành cảm ơn bác Vũ Nho
 

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2023

TỔNG THỐNG MỸ BILL CLINTON “LẨY KIỀU” – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
 
Hai Câu Kiều Với Nhiều Gởi Gắm
 
Tại buổi chiêu đãi (tối 17 tháng 11 năm 2000) do Chủ tịch nước Trần Đức Lương chủ trì, Tổng thống Bill Clinton khẳng định niềm tin, niềm vui, mong muốn của Hoa Kỳ:
 
“Khi chúng ta mở rộng cánh cửa, chúng ta không chỉ tiếp nhận những tư tưởng mới. Chúng ta còn giới thiệu được với bên ngoài tài năng và tính sáng tạo cùng tiềm năng của dân tộc.
 
 Chỉ sau một ngày ở thăm đất nước các bạn, tôi tin tưởng chắc chắn rằng sẽ không có gì có thể ngăn cản người dân Việt Nam giành lấy cơ hội nhận biết tiềm năng tràn đầy của mình. Nhân dân Hoa Kỳ vui mừng vì đã đến lúc chúng ta có thể trở thành đối tác”.
 

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2022

“NHIỄM THƠ”, MỘT CÁCH NÂNG CAO TAY NGHỀ - Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Cách đây mấy ngày Facebook có đăng lại một kỷ niệm từ 3 năm trước – bài thơ Thi Sĩ Và Người Tình - tôi viết đã rất lâu. Phía dưới bài thơ ấy, ở dạng bình luận là bài “Nhiễm Thơ” của Vân Anh.
 
Kỷ niệm này, xem kỹ lại, xảy ra sau NHỮNG ĐÓA HOA HỒNG CHO NGƯỜI BÌNH THƠ 6 tháng. Khá đông bạn đọc ghé thăm và bình luận qua lại trong đó có Vân Anh và dĩ nhiên, cả tôi nữa.
 

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ "QUÊ HƯƠNG" CỦA GIANG NAM – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

               
(Hai Bài Nhập Một)
 
QUÊ HƯƠNG
 
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ? "
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được... chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên nhìn tôi cười khúc khích
 
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...
 
Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng
 
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
 
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi!
 
                                              Giang Nam

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2022

MỘT KIỂU BÌNH THƠ TƯỞNG NHƯ VÔ HẠI NHƯNG KHÔNG PHẢI THẾ! - Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Nhà Thơ Lê Mai Lĩnh Và Tôi
 
Tháng 6/ 2016 anh Lê Mai Lĩnh và tôi có một cuộc tranh luận văn chương không được hòa nhã lắm. Mời độc giả đọc bài Văn Chương Đâu Phải Là Đơn Thuốc theo link dưới đây:
 
http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2016/06/van-chuong-au-phai-la-on-thuoc.html
 
(Năm năm sau cuộc tranh luận về bài thơ Tống Biệt Hành ấy anh và tôi có một cuộc đối thoại ngắn dưới một bài bình thơ của tôi trên Facebook như sau:
 
Le Mai Linh
 
Tôi còn nợ anh món nợ TỐNG BIỆT HÀNH, nghĩa là sau này nghĩ lại, tôi thiển cận, nghĩa là anh ĐÚNG tôi SAI. Hì hì”
  
Nhi Pham
 
Thôi, vụ Tống Biệt Hành, chúng ta “bắt tay” cho vui vẻ.
Tôi cũng thích lối phản biện văn chương của anh – rõ ràng, mạnh mẽ và “độc”.
 
Le Mai Linh Nhi Pham
 
OK. Bắt tay. Cảm ơn anh.
Lâu nay tôi vẫn lấn cấn đó
 
Sau 5 năm mới có cuộc đối thoại ngắn ngủi đó kể cũng hơi lâu. Nhưng đây là những lời chân tình của một bậc đàn anh trong giới văn chương như anh Lê Mai Lĩnh thì thời gian chờ đợi kể cũng đáng.
 
Nói là nói vui vậy thôi chứ chả ai cứ sau mỗi lần tranh luận lại ngồi … chờ đợi. Cái vui ở đây là được thấy cách hành xử cao thượng của một nhà thơ, nhà văn kỳ cựu, có máu mặt.
 

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

THI PHÁP BÀI THƠ “TÔI NGHE” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu:
 
Đọc thơ, thưởng thức thơ, bình thơ là tự mình tìm tòi và khám phá phần trả lời của hai câu hỏi:
 
1/ What?
 
Bài thơ viết về cái gì? Ngôn ngữ văn chương gọi là Tứ Thơ; nếu có ẩn dụ toàn bài thì người đọc, người bình phải từ Tứ suy ra Ý.
 
2/ How?
 
Viết thế nào? Đó chính là Phương Cách thi sĩ diễn đạt, chuyển tải Tứ Thơ đến người đọc.
 
Ngôn ngữ văn chương gọi là Kỹ Thuật Thơ; nếu dùng ngôn ngữ chuyên môn hơn một tý thì gọi là Thi Pháp, còn ngôn ngữ đời thường thì có thể gọi là Tài Thơ cuả thi sĩ.
 
Có một vài điều tế nhị nên trong bài viết này tôi chỉ chú trọng đến câu hỏi thứ hai, nghĩa là sẽ nhận xét và phân tích phần Thi Pháp của bài thơ.
 

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

THI PHÁP THỰC DỤNG – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
Lời Nói Đầu
 
Bài “Phỏng Vấn Nhà Thơ Phạm Đức Nhì Về Bình Thơ” của Nguyễn Hoàng Nam phổ biến được ít lâu tôi nhận đựợc thắc mắc của một số bạn đọc, đại ý:

1/ Bình thơ có bàn thi pháp sẽ bàn đến những “điểm” nào của bài thơ?

Và:

2/ Những điểm đó ảnh hưởng ra sao đến sự HAY, DỞ của bài thơ?
 
Hai Cách Làm Thơ Và Hai Hướng Đi Của Thơ
 
1/ Phe Kiếm Tông: Chú trọng “chiêu thức”.
 
 Thi sĩ thường làm thơ ngắn (4 câu), thơ đường luật hoặc chọn thể thơ Trường Thiên phân mảnh đứt đoạn - nhiều đọan, mỗi đoạn 4 câu – (Thơ Haiku cũng thuộc loại này).
Vì không có dòng chảy, cảm xúc hố nào nằm im ở hố đó không lưu chuyển nên không có “sóng sau dồn sóng trước”, không có cao trào, không có hồn thơ.
 Để chinh phục độc giả thi sĩ chỉ trông nhờ vào ý tứ, câu chữ, ngôn ngữ hình tượng, các thủ pháp kỹ thuật, các biện pháp tu từ, nói chung là cái đẹp văn chương.
 
2/ Phe Khí Tông: Chú trọng nội công, cảm xúc.
 
Thi sĩ cũng sử dụng chiêu thức nhưng chú trọng nội công.
Nói theo ngôn ngữ văn chương thì đây là loại thơ chú trọng Cảm Xúc – chinh phục độc giả không phải bằng thứ cảm xúc bình thường nằm trong ý nghĩa của câu chữ, thế trận của bài tthơ mà là “luồng hơi nóng nằm giữa hai hàng kẻ” – nghĩa là nằm ngoài câu chữ.
 
Đó là thứ cảm xúc cao cấp, cho độc giả cái cảm giác đã nhất, sướng nhất - người ta gọi là hồn thơ. Hồn thơ chỉ có thể xuất hiện khi lý trí vắng mặt, chữ Xạo trong lời thơ, ý thơ trốn mất. Thi sĩ và độc giả - qua bài thơ – trò chuyện với nhau bằng Tiếng Người Chân Thật.
Như vậy, nếu có tầm nhìn xa hơn, thi sĩ sẽ chọn hướng đi của phe Khí Tông. Nếu thi pháp thích hợp, tâm thế lại đang trong cơn cao hứng đến mức nổi điên, ngài sẽ có cơ hội cùng bài thơ của mình bước vào Bến Bờ Thi Ca.

Mà dù chưa thể đến đích, bài thơ viết theo hướng này rất dễ tạo được cảm xúc tầng 3, được đánh giá cao hơn những bài thơ làng nhàng của phe Kiếm Tông.
 

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

THƠ PHẠM ĐỨC NHÌ


Nhà thơ Phạm Đức Nhì

MẤY BÀI THƠ

1/ Hoa Dại
2/ Sài Gòn Một Chiều Em Lỡ Hẹn
3/ Sẽ Có Một Ngày
4/ Tôi Sẽ Hát
5/ Bản Tình Ca Hai Con Suối Nhỏ
6/ Nếu Thi Sĩ Chết
7/ Hẹn Một Ngày Mai
8/ Món Quà Em Xin
9/ Tôi Đã Gặp Ở Đây
10/ Chiếc Kẹp Tóc
11/ Đà Lạt Trong Tôi
12/ Tôi Rất Sợ Rồi Sẽ Một Ngày
13/ Thi Sĩ Và Người Tình
14/ Tự Thú Của Một Người Chồng Chung Thủy
15/ Trúng Gió
16/ Về Ngay Em Nhé
17/ Bệnh Nan Y
 
*
 
HOA DẠI
(Tâm sự một nhà thơ)
 
Tôi là loài hoa dại
mọc bên đường
tỏa sắc hương
dịu lòng những ông bố
trên đường đến xưởng
những bà mẹ
đi thăm ruộng trở về
 
Tôi thêm nét vui tươi
cho cô gái quê
xách làn đi chợ
Các cô cậu học trò
mặt mày hớn hở
cười với tôi mỗi buổi đến trường
 
Tôi đứng đây
mở lòng đón gió bốn phương
để thêm sắc thêm hương
cho người đời thêm đẹp dạ
 
Bạn đừng tưởng đời tôi êm ả
như mặt nước hồ
tôi đã bao phen nghiêng ngả
trước những trận gió to
 
Có lúc thân tôi xác xơ
tả tơi từng cánh
lá rụng phấn bay
lịm dần trong đêm lạnh
nhưng nghĩ đến ngày mai
tôi gượng dậy mỉm cười
 
Tuy nhiên
nếu lúc này bạn ngỏ ý mời tôi
đến một ngôi nhà sang trọng
dành cho tôi
chỗ ngồi ấm cúng
có kẻ chăm lo trẩy lá tỉa cành
tôi vẫn lắc đầu
nhìn dưới chân mình
mảnh đất nhỏ
tôi vô cùng yêu mến
 
Tôi sống
không phải để riêng ai âu yếm
sắc hương này
tôi muốn sẻ chia
cho tất cả mọi người
từ em bé ngây thơ
đến các cụ già trăm tuổi
 
Và nếu nơi đây
nước dâng bão nổi
tấm thân này
tan nát cuốn muôn nơi
tôi vẫn vui
bởi phấn nhụy của tôi
sẽ mọc lên                                                      
trăm ngàn cây hoa mới
 

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

TRẢ LỜI CHÂU THẠCH VỀ BÀI THƠ NHỚ RỪNG – Phạm Đức Nhì



Cuốn phim tôi thích nhất, xem đi, xem lại nhiều lần nhất là Bố Già (The Godfather). Khi phát hành (năm 1972) Bố Già đã trở thành bộ phim ăn khách nhất tính cho đến thời điểm đó với doanh thu hơn 5 triệu USD trong tuần đầu và hơn 81 triệu USD cho lần phát hành đầu tiên, 134 triệu USD cho lần phát hành tiếp theo. Bố Già đã giành được 3 giải Oscar, 5 giải Quả Cầu Vàng, 1 giải Grammy và nhiều giải khác. Sau này bộ phim được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của lịch sử điện ảnh.
 

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

NHÂN NĂM DẦN, BIỆN HỘ CHO “NHỚ RỪNG” THƠ THẾ LỮ - Châu Thạch




Thế Lữ là một trong nhưng cây bút đi đầu của phong trào thơ mới. Tác phẩm ghi lại dấu ấn của ông là bài thơ “Nhớ Rừng”. Từ ngày bài thơ được phổ biến đến nay đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực ca tụng nó. Nhà thơ Phạm Đức Nhì trong bài viết “Hai cái bẩy nguy hiểm của Nhớ Rừng” * đã có một cái nhìn khác mà nhà văn Lê Xuân Quang nhận xét đại ý là “Cách suy nghĩ phân tích Thơ của ông Phạm Đức Nhì trong cảm thụ Thi ca có những ‘phát kiến…mới’ thiên về thực dụng…”     
Trong cái nhìn “phát kiến…mới” nầy nhà thơ Phạm Đức Nhì đã phê phán bài thơ “Nhớ Rừng” đại ý như sau:

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

PHỎNG VẤN NHÀ THƠ PHẠM ĐỨC NHÌ VỀ BÌNH THƠ - Phan Võ Hoàng Nam


Tác giả bài viết Phan Võ Hoàng Nam


Tôi là một người rất yêu thích thơ và cũng đã in cho mình một tập nho nhỏ mươi bài để thỏa chút đam mê văn chương. Mặc dù rất yêu thích, nhưng đối với Lý luận phê bình thì tôi chỉ là người ngoại đạo và khả năng cảm thụ văn chương có hạn, nên tôi thường xuyên đọc các bài bình thơ hầu mong có thêm hiểu biết.

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

BA TẦNG CẢM XÚC TRONG THƠ – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

 
Đọc thơ khác với đọc văn. Mục đích của đọc văn là tìm thông điệp – xem tác giả muốn nói với mình điều gì. Cảm xúc đôi khi cũng có nhưng chỉ là sản phẩm phụ. Đọc thơ thì ngược lại - cảm xúc là chính, thông điệp là phụ. Thông điệp đôi khi chỉ là phương tiện để chuyển tải cảm xúc.
 

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

ĐIỂM ĐẶC BIỆT TRONG CÁCH BÌNH THƠ CỦA THI SĨ VŨ QUẦN PHƯƠNG – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
                                                                                                        
Đọc bài thơ Đợi của thi sĩ Vũ Quần Phương với lời bình của Trần Đăng Khoa trong tập Bình Thơ Từ 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ XX (tập hai) tôi thấy một điểm rất lạ: Người bình chỉ bình tán ý tứ chứ không bàn đến thi pháp, kỹ thuật thơ. Tôi cũng đọc lời bình của vài người khác (Phạm Văn Chữ, Hoàng Dân, Nguyễn Thị Lan… mời xem link ở cuối bài) và cũng thấy hiện tượng giống y như vậy.
 

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

NÉT ĐẸP CỦA BÀI THƠ “ĐỢI” CỦA VŨ QUẦN PHƯƠNG QUA LĂNG KÍNH KỸ THUẬT – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì
 
 
ĐỢI
 
Anh đứng trên cầu đợi em
Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm
Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy
Nước chảy bên lòng, anh đợi em
 
Anh đứng trên cầu nắng hạ
Nắng soi bên ấy lại bên này
Đợi em. Em đến? Em không đến?
Nắng tắt, còn anh đứng mãi đây!
 
Anh đứng trên cầu đợi em
Đứng một ngày đất lạ thành quen
Đứng một đời em (1) quen thành lạ
Nước chảy... kìa em, anh đợi em.
 
                        Vũ Quần Phương
 
Đây không phải là một bài bình thơ mà chỉ là một số nhận xét về kỹ thuật thơ của thi sĩ. Mục đích là để tìm hiểu xem ông đã áp dụng (hay không áp dụng) những “phương tiện thẩm mỹ” nào khi sáng tác bài thơ và việc áp dụng (hay không áp dụng) những “phương tiện thẩm mỹ” ấy ảnh hưởng ra sao đến sự Hay Dở của bài thơ.
 

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

NHẬN XÉT LAN MAN VỀ BÀI THƠ “HOA TÍM” CỦA DƯ BÌNH – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


LỜI NÓI ĐẦU
 
Chị Dư Bình - một bạn Facebook – có lẽ có cảm tình với cách nhìn nhận, đánh giá thơ ca của tôi nên đã nhắn tin cho tôi với lời yêu cầu:

“Em muốn được nghe ý kiến của nhà phê bình thượng thặng (chị đã quá khen) về một vài bài thơ (hoặc văn) anh thấy được nhất”
 
Ngoài việc bình thơ tôi thỉnh thoảng cũng góp ý kiến, nhận xét cho một số bài thơ bạn đọc gởi đến nên đã trả lời:

“Anh không bình thơ theo yêu cầu nhưng nếu em gởi cho anh bài thơ ưng ý nhất của em anh sẽ góp vài nhận xét về kỹ thuật thơ.”
 
Và trong số 2 bài thơ chị gởi đến tôi đã chọn Hoa Tím để “góp vài nhận xét”