BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hoàng Tuân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hoàng Tuân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2024

VỀ CÂU THẦN CHÚ “ÚM BA LA...” - Nguyễn Hoàng Tuân



Câu thần chú “Om Mani Padme Hūm” với cách viết chữ Devanāgarī là: मणि पद्मे हूं, còn tiếng Tây Tạng thì viết là: ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་.
Đây là một câu Chân ngôn tiếng Phạn (chân ngôn có thể là một câu chú hay một Đà-la-ni ngắn).
 
Om Mani Padme Hum được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn lâu đời nhất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của Phật giáo Tây Tạng.
 
Câu thần chú Om Mani Padme Hum còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” – có nghĩa là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”.

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2024

XIẾT” VÀ “SIẾT” - Nguyễn Hoàng Tuân



Đây là từ thường bị dùng nhầm lẫn, vậy làm sao để phân biệt chúng?
Trước hết, ta quay về định nghĩa:
“Siết” là một động từ, thường để chỉ sự vây lấy và thắt chặt (siết cổ, ôm siết con vào lòng, siết ốc vít…)
“Xiết” thì có nhiều nghĩa hơn, mà nghĩa thông dụng nhất là “cho đến cùng, không thể diễn tả được” (gặp lại nhau vui mừng khôn xiết”, “tình mẹ không sao kể xiết”, “đẹp không tả xiết”…). Bên cạnh đó, từ này còn mô tả một trạng thái chuyển động mạnh nhưng nhanh, mỏng mà lại áp sát vào một vật khác hoặc bề mặt, như trong câu nói: má phanh xiết vào bánh xe (cũng có thể nói má phanh siết vào bánh xe), lưỡi dao mài xiết trên phiến đá…
 
Như vậy, nói “siết nợ” hay “xiết nợ” thì đúng?
 
Căn cứ vào định nghĩa như trên, ta thấy dùng “siết nợ” sẽ hợp lý hơn vì đây là hành vi làm trói buộc, ép chặt con nợ. Hay hiểu theo nghĩa đen thì, khi đến nhà con nợ mà thấy của cải thì cột chặt lại, quản lý thật chặt, không để tẩu tán, sang tay cho người khác nên phải dùng “siết”.
Tuy nhiên hiện nay, “xiết nợ” do được dùng quá phổ biến nên cũng đang dần được chấp nhận.
 
                                                                           Nguyễn Hoàng Tuân

*
Nguồn: Tiếng Việt giàu đẹp