BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn THAM LUẬN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THAM LUẬN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

VĂN HÓA VĂN NGHỆ DÂN GIAN NINH THUẬN VÀ NHỮNG YÊU CẦU TỪ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG – Đình Hy

Tham luận tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam lần thứ VIII (2020-2025) tháng 7 – 2020, tại Hà Nội



1. ĐẶC TRƯNG HOẠT ĐỘNG VÀ NHỮNG THÀNH TỰU.

Hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian là hoạt động nằm ở chiều sâu trong lĩnh vực lao động trí óc; đó là một động thái hoàn toàn khác với sáng tác văn học, nghệ thuật. Nếu sáng tác văn học, nghệ thuật, dù cũng lĩnh vực lao động trí óc, song chúng ta chứng kiến trong đời sống, có khi một bài thơ, bản nhạc, bức tranh, một tản văn… người nghệ sĩ sáng tác một cách bất ngờ, từ bắt gặp thực tế, từ ý tưởng đột xuất, cảm hứng và rồi tác phẩm đó trở thành nổi tiếng; trong khi đó nghiên cứu về văn hóa văn nghệ dân gian (folklore) nếu không có phương pháp, không tư duy logich, không có tiền đề/ và cả những tiên đề mặc định, nhất là không nắm rõ đối tượng văn hóa văn nghệ dân gian đang là đối tượng nghiên cứu thì không thể có kết quả sản phẩm. Nói cách khác, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian là nghiên cứu tổng thể hoặc một vấn đề của hiện tượng/ dòng/ nền văn hóa, từ đó lý giải quá trình hình thành, phát triển, tìm được điều quý báu, cũng như hạn chế, của đối tượng đó nhằm phục vụ cuộc sống đương đại. Những nhà nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian ở Việt Nam đang đã đi trên con đường này hơn 50 năm qua, trong đó Ninh Thuận hoạt động gần 25 năm hoạt động.