BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Duy Đoàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Duy Đoàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022
BÁI BIỆT BẠN LÊ DUY ĐOÀN – Đào Văn Nhẫn
Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019
VÀI DÒNG VỀ TẬP SÁCH “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC – Lê Duy Đoàn
Sáng nay 29/4, gặp uống cà phê ở Thuỷ Trúc với một bạn
rất tài năng và rất thú vị: anh Đoàn Đức, cựu học sinh TH Nguyễn Hoàng, Quảng
Trị. Anh tặng tôi 4 quyển sách HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO (tái bản thêm trang 336 trang). Đọc nhận xét của Lê Duy Đoàn ở BÌA
4 của sách là lời trung thực về cuốn sách. Một cuốn sách giá trị và đáng tìm đọc!
Giá trị nhân văn là tình nghĩa của học trò thập niên 1960 với thầy cô giáo được
khắc ghi trong dạ một người học trò có tâm và có tình.
Anh Đức tặng thêm nước mắm nhỉ và mắm nêm tự làm cho
thêm phần ý vị!
Quý hoá thay! Cám ơn bạn Đức !
Lê Duy Đoàn
Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015
TÌNH MUỘN - Truyện ngắn của Lê Duy Đoàn
Tác giả Lê Duy Đoàn
TÌNH MUỘN
(Lê Duy Đoàn chấp bút)
Chuyện hai người ấy nếu kể ra thì chẳng ai tin được. Ngay chính hai người cũng bàng hoàng bỡ ngỡ với chuyện tình của họ. Tình đến với họ như là điện xẹt, như là sét đánh ngang mày, thơ ngây mà nóng bỏng như trẻ thơ đùa với lửa . Ôi, chẳng có ngôn ngữ nào tả được “cú” này. Coup de foudre.
Trời cuối thu dìu dịu, thả bộ về nhà sau một bữa tiệc gia đình thân mật ở nhà hàng gần nhà, Thúy Vy miên man suy nghĩ về người đàn ông mới gặp lần đầu trong bửa tiệc, rồi mĩm cười một mình vì răng mà lại nghĩ tới người ta nhiều như rứa. Đã nhiều năm qua từ ngày chồng nàng qua đời đột ngột vì một cơn đau tim bột phát không kịp đưa đền bịnh viện nàng chẳng hề mảy may nghĩ tưởng đến ai. Nàng sống khép kín hàng năm trời trầm lắng trong niềm đau mất mát và dửng dưng với bất kỳ người khác phái nào tỏ ra quan tâm đến nàng. Dặn lòng như thế nhưng nào dễ quên. Người chi mà lạ, người ta đang hát bài “Mùa thu không trở lại” của Phạm Trọng Cầu trên sân khấu, tự dưng không cầm cái micro sans fil lù lù xuất hiện đến bên cạnh Thúy Vy nhập vô hát bè đoạn coda ngọt xớt giống như hai người đã tập dượt với nhau ăn ý từ lâu rồi. Người nghe vỗ tay ào ào làm Vy thấy lúng túng mất tự nhiên vì quá bất ngờ nhưng cũng cố trấn tỉnh để hát cho xong bài hát. Vậy mà anh ta cũng tự nhiên khoác nhẹ vai nàng cúi chào điệu nghệ làm như hai người là một cặp đôi hát bè cùng nhau. Tiếng vỗ tay lại rộ lên lần nữa làm Vy ngượng chín người. Vội vàng trờ về bàn ngồi, nàng cứ phân vân không biết ai mà chơi trội rứa hè? Sự xuất hiện đầy ấn tượng như thế làm nàng xúc động và nghĩ ngợi lung lắm.
Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015
CHIẾC GIÀY PHA LÊ CHÂN TRÁI - Lê Duy Đoàn
CHIẾC GIÀY PHA LÊ CHÂN TRÁI
Lê Duy Đoàn
Bên kia sông, nỗi nhớ nhung,
Ngày xưa hoa mộng tưởng chừng mới qua,
Em đi trong "cõi người ta",
Khi mô về lại quê nhà hỡi Em ?
Trần gởi tặng Vân mấy câu lục bát khi tìm ra địa chỉ email của nàng. Bài lục bát mở đầu ba chữ “bên kia sông” là tên một bài hát của Nguyễn Đức Quang nàng hay hát nho nhỏ Trẩn nghe. Nàng hát bài này thay đổi lời một chút “ hát cho vừa mình anh nghe thôi” để kết thúc bài với ánh mắt tình tứ. Đó là âm vang và hình ảnh thân thiết của hai người trong một thời lửa đạn. Bên kia sông là nhớ nhung.
Vân trả lời ngay:
“Làm răng anh tìm ra em hay rứa? Bao nhiêu năm rồi anh hí? Nhớ ngày xưa quá anh ơi, đúng là những ngày tươi đẹp ít ỏi trong suốt cuộc đời của em. Mấy mươi năm rồi, trải qua bao nhiêu dâu bể sóng gió cuộc đời, những ngày xưa ấy dù chỉ còn là kỷ niệm nhưng đó là thời gian em trân quý nhất. Cõi người ta anh nói đó đúng là “của người ta” chứ không phải của mình. Em lưu lạc quê người và lạc lõng ngay chính trong căn nhà của mình anh à. Lòng em khi mô cũng như còn rớt lại trên mảnh đất quê nhà, nơi chúng ta có những ngày đẹp đẽ bên nhau.Chưa về hưu nên em ít về. Về một lần nhiêu khê phức tạp lắm anh ơi. Khi nào về em chắc chắn em sẽ đến thăm gia đình anh. Anh mấy con mấy cháu rồi
Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014
GIỌNG HUẾ: GẦN CẢM, XA THƯƠNG - Lê Duy Đoàn
Tác giả Lê Duy Đoàn
GIỌNG HUẾ - GẦN CẢM, XA THƯƠNG
Lê Duy Đoàn
I. Những chuyện bên lề:
1. Cô gái Huế hỏi: Bài " Giọng Quảng - Gần thương xa nhớ" của anh, em đã đọc nhiều lần ,nhưng lần nầy đọc lại vẫn bị cuốn hút vào câu chuyện ! Giọng Quảng thì gần thương xa nhớ, còn giọng Huế thì ra răng anh hè? Anh lậm tình cô gái Quảng rứa chơ có lậm tình với O gái Huế mô không? Có phải như người ta thường nói "Huế đi để mà nhớ , chứ không phải ở để mà ..." !
Chàng trai Huế trả lời: “Giọng Huế thì gần cảm, xa thương” em à. Ở gần nghe giọng Huế thầy thấm, có thấm mới cảm thương …nàng. Trai gái Huế thì " xa càng nhớ, ở càng thương" giống như anh với em ri nì!
Cô gái Huế nói: “ Anh nói rứa cho vừa lòng em thôi, chứ giọng Bắc sắc sảo, trau chuốt, chuẩn mực giọng nói như rót mật vào tai, giọng Nam ngọt như mía lùi như tai được rót mật răng anh không nói cảm nói thương mà cảm và thương chi “giọng Huế trọ trẹ của miềng” hở anh?
Chàng trai hơi lúng túng một chút trước câu hỏi ngược bất ngờ của cô gái, rồi cũng tìm được câu trả lời: “ Người dân ở xứ nào cũng yêu mến giọng quê của mình. Dù là người Bắc, người Nam hay người miền Trung cứ nghe giọng nói quê mình là thấy động lòng. Người Quảng động lòng giọng Quảng, người Huế động lòng giọng Huế.. Giọng quê qua miệng nói, qua tai nghe rồi đi qua tim. Giọng quê theo máu đi đến toàn thân,len lỏi qua từng tế bào rồi đi đến trú ngụ trong tâm hồn của mỗi con người.
Giọng quê miền nào cũng được người dân miền đó xem là vốn quý. Vốn quý đó được truyền thừa, bảo lưu và có tính chất bảo thủ. Như thế, giọng nói riêng của từng vùng miền không bị đồng hóa, mai một, hòa lẫn, hòa tan vào một giọng nói miền khác.
Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014
GIỌNG QUẢNG - GẦN THƯƠNG XA NHỚ / Lê Duy Đoàn
Tác giả Lê Duy Đoàn
GIỌNG QUẢNG - GẦN THƯƠNG XA NHỚ
Lê Duy Đoàn
Năm 1984. Quận 3, Sài gòn. Một buổi chiều mùa hè.
Mây thấp. Mưa giông đột ngột xô tới dội nước ào ạt. Gió thốc thổi bụi nước bay ngang tạt vào nhà tôi dù nhà có mái hiên rộng. Một nhóm năm sáu người đàn ông trung niên vội vã chạy vào đứng chen chúc nhau tránh mưa dưới hiên nhà. Cánh cửa sắt xếp khép hờ. Thấy họ bị mưa tạt, tôi ân cần mở rộng cửa nhà: “Vô đây, vô đây. Đừng ngại. Mấy anh đứng hẳn vô trong nhà để tránh mưa, không khéo ướt hết chừ”. “A, người Huế. Cám ơn. Tui cũng người Huế đây nì. Răng vô đây lâu chưa mà không đổi giọng hay rứa hè. Nghe giọng Huế đặc sệt, bức sướng”. Tôi hỏi ngược lại: “ Rứa răng anh ở đây lâu rồi mà không pha giọng?”
Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014
LÊ DUY ĐOÀN - TRÊN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG KÝ ỨC
Hoạ
sĩ Lê Duy Đoàn vừa gửi email đến chúng tôi, về một chùm bài của thân hữu viết
về anh. Xin mời đọc:
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo…
…. Thơ
của Apollinaire, nhạc của Phạm Duy, và một thời khó quên mà tôi cũng đã từng
sống: Một bài hát, vang lên vào một ngày, một giờ nào đó, khi đã đi
vào tâm thức của người nghe, về sau sẽ mãi mãi gợi lại tất cả mặt đất, bầu trời
và cảm xúc sâu thẳm trong lòng người vào ngày hôm ấy.
Những
năm đầu của thập kỷ 70, khi bài hát này ra đời và phổ biến trong giới trẻ, ông
anh Lê Duy Đoàn của tôi đang còn là một sinh viên Huế. Anh vào trường Sư phạm
trước, tôi vào sau anh mấy năm. Lúc ấy cuộc chiến giữa hai miền đã
khốc liệt lắm rồi, nhưng ngoài những trăn trở âu lo, trên ghế nhà trường sinh
viên cũng còn chút không gian yên tĩnh để giữ cho mình một nhành thạch thảo ép
trong trang vở. Mỗi người có một thứ “hoa thạch thảo” không giống nhau…Có lẽ vì
vậy mà sau hơn năm mươi năm , anh Đoàn phải cất công đi tìm hoa thạch thảo thứ
thiệt, cũng vì đó mà có cái tên của tập văn này.
Anh Đoàn
rời trường Sư Phạm, đi dạy xa từ năm 1970. Đến 1983 thì anh dời hẳn
vào lập nghiệp ở Sài Gòn. Ai xa quê cũng nhớ, mà với người Huế thì lòng hoài
nhớ quê hương càng da diết vô cùng. Cho nên những bài báo hay truyện, ký trong
tập phần lớn được viết từ nỗi nhớ. Bởi viết theo cái thương cái nhớ, nên nội
dung rất phong phú và khá tản mạn, tản mạn như chính cuộc đời nhiều hình tướng
này vậy. Anh viết về câu chuyện của người cựu binh Đại Hàn hối lỗi để dẫn
dắt người đọc một chuyến “ hành phương nam” và kết lại bằng một hình ảnh nhân
văn trong bài Chục mười tám; viết về ngôi chùa nhiều kỷ
lục nhất châu Á đang được xây dựng ở Ninh Bình…Nhưng được anh dành cho nhiều
trang, nhiều dòng nhất vẫn là ký ức một thời ở Huế.
Có lẽ
không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã đặt hai bài lên đầu tập: thú chơi xăm hường
và đọi bún bò ở Huế. Hai thứ đó, một là món ăn vật chất, một là món ăn tinh
thần, đã thấm sâu vào tâm tư nhiều thế hệ từ ngày xưa cho đến bây giờ. Như tôi,
khi đọc đến những dòng anh Đoàn viết thì cứ tưởng như đang cảm thấy mùi thơm
phức của tô bún bò nóng hổi những ngày đầu đông, đang nghe tiếng sáu con xúc
xắc xăm hường kêu leng keng trong lòng chiếc bát sứ, hòa trong tiếng cười reo
cướp trạng – cái âm hưởng khó quên của không khí đoàn tụ trong ngày Tết quê
nhà.
Rồi câu
chuyện cu Đoàn hai tuổi được mẹ bồng qua đò Kẻ Vạn; Chuyện cậu học trò thơ ngây
của trường Tiểu học Vạn Xuân, chuyện phiên hội chợ Huế xưa, trò chơi chuột bạch
và món quà trúng thưởng…Lại đến cái thời nam sinh Quốc học, với ký ức về những
khuôn mặt vang bóng một thời: Thầy Văn Đình Hy, cô Đặng Tống Tịnh Nhơn, anh Cao
Hữu Điền, chị Diệm My…Đọc những kỷ niệm của anh mà những người Huế khác, như
tôi chẳng hạn, cũng tưởng như mình được ké vào đó một chút, sẻ chia cùng anh
những cảnh, những người …
Và sâu
sắc nhất , đằm thắm nhất trong toàn mảng ký ức đó hẳn là chuyện những người con
gái, đã đi qua đời tác giả. Có thật hay không, bằng xương bằng thịt hay đã được
khoác một lớp màn hư ảo của tưởng tượng, tác giả đã dành cho họ cái từ
ngữ lắt léo trong ca dao: Người dưng
Đây người dưng, đó cũng
người dưng,
Mà sao trong dạ rưng rưng nhớ
hoài.
Người
dưng khác họ không
phải chỉ là câu chuyện của mối tình đầu, mà còn là bức tranh về một thời chiến
tranh tao loạn, tuy đã lùi về quá khứ gần nửa thế kỷ rồi nhưng vẫn còn ám ảnh
không nguôi với hình ảnh xác người phơi ven lộ, trại tạm cư nhao nhác, những
chuyến tị nạn xa Huế đã tạo điều kiện cho nam nữ gặp nhau, quen hơi bén tiếng
rồi lại chia xa. Thơ vận vào người là câu chuyện bí ẩn
về linh hồn, xảy ra giữa không khí buổi giao thời với những người Huế xa quê
lập nghiệp, sống chết thịnh suy ở mảnh đất phương Nam. Sư phạm- Một
con đường là hồi ức tươi đẹp về quãng đời học làm thầy giáo, với
rất nhiều tình cảm dành cho Thầy Cô, bạn hữu và niềm tự hào đã được học Đạo
làm Thầy, để sau này qua những thăng trầm phù thế vẫn không hổ thẹn với hai
chữ thầy giáo, danh xưng cao quý mà cuộc đời trao tặng.
Tìm một
nhành hoa thạch thảo, phải chăng là đi tìm cái đẹp mong manh giữa cuộc đời bề
bộn này. Trong dâu bể đổi thay, nổi chìm thế sự, vẫn luôn còn lại bao điều trân
quý không thể nào quên. Hoa thạch thảo không đến nỗi quá chập chờn khó kiếm như
cái lá diêu bông của Hoàng Cầm, bởi cuối cùng thì anh Đoàn cũng đã xác định
được một loài thạch thảo chính hiệu, có tên khoa học là Calluna Vulgaris. Nhưng
có hề chi đâu nếu những người trẻ tuổi năm xưa cứ giữ cho mình một hình ảnh
thạch thảo riêng trong tâm tưởng, bởi như tác giả đã viết, chính cái hình ảnh
ấy mới là cái đã “động đến tầng vi tế rung động của con tim”. Và tôi
nghĩ, chẳng phải tìm đâu xa, trong từng trang từng chữ của tập văn này luôn
thấp thoáng bóng hình loài hoa đẹp ấy – Một nhành hoa thạch thảo luôn có mặt
trong nỗi hoài nhớ trong veo về những ngày tháng thiên đường. Một thiên đường
không bao giờ mất.
Tháng 4 – 2014
Trần Thùy Mai
Đoạn
đường đến với…
Tôi nhớ
không lầm thì tôi đã biết Lê Duy Đoàn ngay từ thời còn rất nhỏ, khi mới 8,9
tuổi , Đoàn ở Phú Thạnh, gần cửa Hữu, (có tên chữ là Tây Nam
môn nằm
ở phía Tây Nam của Kinh Thành Huế, được xây dựng vào năm
1809, dưới thời vua Gia Long, vọng lâu được xây dựng năm 1829 thời Minh
Mạng. Đêm mồng 5.7.1885, vua Hàm Nghi đã xuất bôn từ cửa này ra
khỏi Kinh Thành đi Tân Sở, ban hịch Cần Vương kêu gọi nhân dân nổi dậy chống
Pháp). Đoàn học trường Tiểu học Vạn Xuận, một trường công lập. Muốn
đến trường, ngày hai buổi Đoàn chỉ cần băng qua đường, leo
lên đò Kẻ Vạn chỉ mấy phút là đến. Còn tôi ở giữa đoạn đường
từ dốc cầu Bạch Hổ và trường tiểu học Vạn Xuân. Tôi không
học cùng trường với Đoàn mà tôi học trường
Sainte Marie, một trường tư thục do các nữ tu Thiên Chúa giáo thành lập trên
đường đi lên chùa Linh Mụ, cách cầu Bạch Hổ khoảng 200 mét, nằm giữa Tiểu chủng
viện và dòng nữ tu Carmelo.
Dưới
mắt Đoàn, đám học sinh của trường tôi (Sainte Marie) không mấy được thiện cảm,
lý do Đoàn bị một đám học sinh lớn tuổi của trường tôi bắt nạt, thậm chí mở
banh cặp và ném tất cả sách vở bút mực của Đoàn xuống biền. Thỉnh thoảng tôi và
Đoàn có gặp nhau, nhưng hình như chưa có duyên số, nên chúng tôi chưa trở thành
là bạn của nhau. Bẳng đi một thời gian dài, năm tôi được nhận vào học đệ tam
thì Đoàn học lớp đệ tứ cùng trường Quốc Học. Tôi đã bôn ba qua các
trường Saint Denis ( Phường Đúc), rồi Pellerin và cuối cùng là Providence trước
khi vào Quốc Học. Trong suốt thời gian học Quốc Học ,chỉ thỉnh
thoảng gặp nhau chào hỏi trên đường đi về, nên chúng tôi vẫn
chưa thân thiết với nhau.
Sau niên khóa
1962-1963 tôi rời khỏi trường Quốc Học,từ giã Huế vào thẳng Sàigon
vừa đi học vừa làm báo như tôi đã từng mơ ước ngay từ
những ngày còn bé thơ và coi đó như là nghiệp dĩ. Còn
Đoàn học Sư phạm Vạn vật ở Viện Đại Học Huế và ra
trường đi dạy từ năm 1970. Từ năm 1969, tôi về làm việc tại Bộ Giáo dục, tôi tình cờ gặp lại Đoàn vài lần, khi Đoàn dạy ở Trường Trung
học Đại Lộc, Quảng Nam. Có lần Đoàn cho tôi biết đang có ý định xin
thuyên chuyển về Huế. Tôi đã cố gắng trong điều kiện có thể để
giúp Đoàn thực hiện được mong ước của mình. Sau đó Đoàn
được chuyển về dạy ở trường Quốc Học, Huế. Tới lúc đó, hình như vẫn tôi và Đoàn
vẫn chưa có được cái duyên hạnh ngộ.
Đến sau 30.4.1975 khi
đang dạy ở trường Đại Học Mỹ Thuật tôi có dịp ra Huế tìm
lại căn nhà cũ của gia đình tôi, một vài lần tôi cũng có gặp lại Đoàn, khi
đó Đoàn đang dạy trường Trung học Nguyễn Du, Huế. Tình cảm đối với nhau trước
kia vốn không mấy thân thiết, nhưng cũng là tình làng nghĩa xóm, nay gặp lại
trong hoàn cảnh đổi dời của lịch sử, tâm trạng đứa nào cũng
đều nặng gánh lo âu… Có thể vì vậy mà cảm thấy gần gũi với nhau hơn,
muốn cùng được chia sẻ. Tự nhiên lần đó, tôi buột miệng gợi ý Đoàn
nên đưa gia đình vào Sàigon sống biết đâu lại có thể tìm thấy cơ may nào khác
hoặc hổ trợ nhau làm một việc gì đó hữu ích. Đoàn tán đồng ý kiến của tôi, và
chuẩn bị mọi chuyện để thực hiện điều mong ước của mình. Cuối năm 1983,
Đoàn và gia đình có mặt ở Sàigon.
Đúng như tôi dự đoán, rời
khỏi Huế, Đoàn không còn là một nhà giáo sống một cuộc đời khiêm tốn mà
đã trở thành một một người với nhiều tham vọng, hoạt động trên rất
nhiều lãnh vực. Đoàn đã làm việc cho nhiều công ty ngoại quốc, đã làm nhiều
công việc khác nhau.. Có thể chưa thành công lắm, nhưng ít ra Đoàn cũng đã sống
với những gì mình muốn và yêu thích… Nhưng có lẽ điều làm cho chúng
tôi gần gũi nhau hơn , chia sẻ với nhau nhiều hơn vì chúng tôi cùng có nhiều
điều tâm đắc. Đoàn của ngày hôm nay đã có thể mô tả thế giới sinh
động chung quanh mình, hay thế giới tâm hồn mình bằng màu sắc sinh động
của hội họa và hơn nữa, Đoàn cũng có khả năng thể hiện những suy nghĩ, những
mơ ước của mình bằng ngòi bút, với sự khởi đầu là tác phẩm đầu
tay: Đi tìm nhánh hoa thạch thảo.
Tôi có thể khẳng
định Đoàn không ngừng lại đó…
Sâm Thương
LÊ DUY ĐOÀN
TRÊN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG KÝ ỨC
Ngồi chờ chuyến bay
chuyển tiếp ở phi trường O’Hare từ Chicago đến Jamaica, tôi viết ít dòng cho
bạn Lê Duy Đoàn với chút tâm sự háo hức nhưng bình an khi tưởng tượng bạn mình
đang chờ tác phẩm “con so” ra đời: “Bạn, trên đường bay bốn tiếng rưởi
sắp tới mình sẽ viết vài dòng cảm nghĩ về tác phẩm đang đợi ở nhà in của bạn…” Thế
nhưng khi ngồi trên máy bay nhìn những cụm mây xa thẳm dưới kia và vầng trăng
bán nguyệt sau khung cửa máy bay, tôi có cảm tưởng như đêm ngày trộn lẫn. Tôi
mở cái lap-top ra nhưng thay vì viết, tôi lại đọc. Đọc lại 23 bài viết trong
tác phẩm đầu tay sắp in của Lê Duy Đoàn đã lưu trong bộ nhớ với một cảm giác lạ
lẫm vì sự tươi mát, hồn nhiên nhưng cũng nhiều gút mắc gai góc có khi đầy trói
buộc mà cũng lắm lúc phóng khoáng không ngờ.
Thiều Giả Đảo có một lần
mách miệng văn chương rằng: “Đọc truyện Tam Quốc thời tuổi trẻ để thích
Khổng Minh, thời trung niên để cảm thông Lưu Bị và thời cao niên để tiếc một
Vân Trường.” Cái thú văn chương là thế. Nó đẹp và linh động vì long
lanh biến ảo như một vầng trăng: Trăng mọc, trăng tà, trăng lặn chỉ là cảm nhận
đong đưa từ góc nhìn tương quan vật thể chứ thật sự muôn đời trăng cũng chỉ là
trăng. Thế đó, tôi ngồi trên chiếc võng máy bay đong đưa tạm bợ giữa trời để
nhìn trăng và đọc văn của Lê Duy Đoàn trong trạng thái buông thư như gặp bạn
quý lai rai uống rượu nếp làng Chuồn bên quán gió Sông Hương ngồi nói chuyện
Tam Quốc.
Tác phẩm đầu tay của Lê
Duy Đoàn là một tập “phóng bút” bao gồm cả bút ký, bút luận, bút khảo, bút đàm…
của một tay thuộc nòi văn bút tài tử có nhiều trải nghiệm thực tế, kiến thức
học thuật nghiêm túc và tinh thần dí dỏm, ngẵng ngầm, rim rím mà đậm đà kiểu
Huế.
Chương gieo duyên mở
đầu Đi tìm nhành hoa Thạch Thảo là một bức minh họa chân dung
của tác giả: Một thầy giáo vạn vật nghiêm trang nói về dòng sinh thái của một
loài hoa. Kế đó là cách kiểu ngắm hoa và tạo hình bằng những màu sắc và đường
nét mang tính độc sáng của người họa sĩ. Và đậm hương văn nghệ hơn cả khi phối
cảnh loài hoa thạch thảo trong nhạc và thơ. Mà hiện thực ngoài đời thì Lê Duy
Đoàn cũng là giáo sư môn vạn vật; là họa sĩ từng có các cuộc triển lãm tranh;
là một cây bút viết tản văn và làm thơ để bây giờ xuất bản thật. Có thể nói nội
dung tác phẩm văn chương của Lê Duy Đoàn là một ống kính vạn hoa nhiều màu sắc
vì không có một “gam màu” chủ đạo rõ nét. Nhưng đó là một sự tập hợp nhiểu thể
loại văn học, nhiều nội dung và đề tài trong cái khung thời gian và xã hội khắp
đó, khắp đây. Suốt gần hai chục chương kế tiếp, Lê Duy Đoản viết và để cho ký
ức, cảm xúc, suy luận, đam mê nghệ thuật đầy sôi động “giáng cơ” lên bàn gõ chữ
như một cầu thủ chạy bao sân.
Đêm Montego Bay thơm mùi
cây cỏ miền nhiệt đới và gió ấm Đại Tây Dương, khi tôi đang hứng chí ngồi gõ
máy trong đêm để điểm xuyết những phút “xuất thần” sáng tác của Lê Duy Đoàn mà
tôi đã yên chí là nắm bắt được phần nào thì nghe tin chàng… biết sợ! Đó là việc
bỏ chương cuối với nhan đề mang hài tính “cấm đàn bà và trẻ em 18 tuổi” rất thơ
mộng và bản lĩnh có nhan đề làm tôi tỉnh ngủ là: Thơ ngẵng hoàng gia!
Ôi, danh văn Tô Vũ ngày xưa bị vua đày đi chăn dê
mà buổi sáng thường nhắm mắt vì muốn làm người tử tế. Đời sau cho rằng đấy là
hay vì… biết sợ. Chẳng hay âu đó cũng là thân phận của Duy Đoàn, của đám bạn
già như chúng tôi đang luống cà, luống cuống. Một bên nầy thì thích
làm“Lão Ngoan Đồng”kiểu kiếm hiệp Kim Dung theo Tô Vũ chăn dê mà mắt trần thao
láo. Nhưng bên kia lại không chịu buông thả một ly cái thiết bảng “khiết trinh”
của những cụ giáo già đang lên hàng ôn mệ; ông bà.
Như thế mới cảm thông sự
chọn lựa nào cũng có nỗi băn khoăn riêng của người cầm bút: Sống cho mình đã
khó; chuyển tải điều mình suy nghĩ cho người lại càng khó hơn.
Có lần, Lê Duy Đoàn hỏi ý
tôi rằng: “Mình viết cho vui với chính mình và chia sẻ trong vòng bạn
bè, không biết có nên tập hợp in thành sách và xuất bản hay không?” Tôi
đã không một chút ngần ngại và nhiệt thành cổ vũ: “Nên, rất nên in ra
thành sách vì nghệ thuật cũng như đời sống, có quyết đoán đủ để dang tay chia
sẻ, chấp nhận sự khen chê nhẹ nhàng như chơi trò cút bắt mới có cơ hội nhìn lại
thấy mình. Lại nữa, bài viết, hay bài thơ được in thành sách trên giấy trắng
mực đen mà danh từ thời thượng gọi là ‘bản cứng’ (hard copy) thường đọc thấy
‘đã chí’ hơn là ‘bản mềm’ (soft copy) nằm trong máy vi tính. Ví như một cầu thủ
có ra sân giao đấu mới thấy mình là ai hay chẳng là ai cả trên cầu trường thực
tế đầy sôi động.”
Tôi viết tiếp những dòng
nầy trên bãi biển Montego Bay, xứ Jamaica đầy cây xanh và nắng vàng miền nhiệt
đới vào buổi sáng từ giã. Viết khi vừa nghĩ đến lời nhắn mới nhất của Lê Duy
Đoàn: “Dẫu chỉ vài dòng cũng ráng viết những cảm nghĩ của
bạn về tập sách của mình đang chờ trong nhà in. Lý do đơn giản vì tụi mình biết
nhau từ thời đi học và bạn hiểu mình như hiểu rõ những đường chỉ trên bàn tay
của bạn…” Cái nghịch lý của đời này là khi dán mắt sát quá sẽ không
nhìn thấy. Phải chăng vì thế mà tôi ngại sẽ đánh mất tính khách quan khi nhận
định về một khía cạnh khác – khía cạnh tài năng nghệ thuật và sáng tạo
nghệ thuật – của bạn mình. Văn chương nghệ thuật không có một góc
khuất nào dung dưỡng sự may rủi cho ai. Trong cả hai thế giới nghệ thuật Đông
và Tây đều có trường hợp những nhà văn, thi sĩ, nhạc sĩ… chưa hề xuất bản một
tác phẩm nào mà vẫn thành danh, vẫn nổi tiếng trong lòng người và văn học sử.
Và cũng có những trường hợp ngược lại là tác phẩm chồng chất số đếm theo đơn vị
mà vẫn vô danh như vắng bóng giữa đời.
Lê Duy Đoàn và bằng hữu
chúng tôi vẫn thường bàn luận đến nếp trung dung và lối trung đạo trong hành xử
để tránh những ảo tưởng thành bại, chìm nổi không đâu. Tôi tin là những tác
phẩm văn chương và hội họa của Lê Duy Đoàn mãi mãi không chếch về lề phải hay
lề trái của sân khấu nghệ thuật nhất thời mà luôn luôn ở giữa đường bay sáng
tạo của nghệ thuật.
Tôi tin là Lê Duy Đoàn sẽ rất thành công với tác phẩm
đầu tay nầy, nếu sự thành công là một cái gì đơn giản như tác giảNgàn Cánh
Hạc, Kawabata đã viết: “Sự thành công của một tác phẩm nghệ
thuật phải được đánh giá theo cường độ nguồn hạnh phúc mang đến cho tác
giả.” Có thể nói đây chính là chiếc chìa khóa của hạnh phúc dành riêng
cho giới bút nghiên và nghệ sĩ. Sáng tạo nghệ thuật không phải là một phép lạ
để mê hoặc con người. Khi anh chưa rung động ngất ngây với niềm suy tư, dòng
văn bút của chính mình thì lấy gì để chuyển tải sức mạnh và linh hồn của nghệ
thuật cho người thưởng ngoạn. Nếu vậy, thì Lê Duy Đoàn đã thành công ngay khi
ngồi viết, bởi vì sau đó anh luôn luôn có niềm hứng khởi đem văn chương và nghệ
thuật mà mình đã sáng tác để chia sẻ với bạn bè như một món quà quý tặng khi
chính anh đã cảm nhận được nguồn hạnh phúc trong sáng tạo. Sự thành công càng
có khả năng tiến xa hơn khi chàng “giáo-văn-họa” nhà ta đem dòng tâm sự trên
những chặng đường ký ức để chia sẻ với nhân gian.
Jamaica,
Montego Bay – Mùa Phục Sinh 2014
Trần Kiêm Đoàn
ĐỌC VĂN VÀ XEM TRANH LÊ
DUY ĐOÀN
Từ năm
2006, khi trang mạng art2all.net đang còn non nớt, tôi nhận được tranh của Lê
Duy Đoàn đều đặn . Mấy chục bức tranh, phần lớn là tranh trừu tượng, với những
tựa đề cũng … “trừu tượng” không kém : Đồng Vọng, Quần Sanh, Gót Danh Lợi,
Không Gian Rỗng … làm cho tôi, người xem tranh, chóng mặt vì phải nghiêng đầu,
nghẹo cổ tìm xem Không Gian Rỗng tại sao lại không rỗng, âm thanh
“đồng vọng” đang vọng về hướng nào, “gót danh lợi” đang đếm bước vào đâu ,
“giai điệu” đang ngân lên nơi nào giữa những dây màu sắc đan vào nhau chằng
chịt ấy , thì bỗng nhiên, một ngày vào dịp đầu năm Đinh Hợi, tôi nhận bài “Xăm
hường” của bạn . Tết làm bạn nhớ nhà chăng ? Hay là thấy không khí nơi chốn xa
nhà thiếu vắng tiếng leng keng của những con xúc xắc thời vui cũ, bạn cân vực
dậy những kỹ niệm xưa, đốt cho ấm những ngày lễ Tết ? Bạn viết tỉ mỉ về những
thẻ chơi và cách chơi, như thể bạn đang dùng một chiếc cọ nho nhỏ, vẽ tỉ mỉ
từng nét khắc trên suốt 32 thẻ bài . Tôi đọc và cười một mình . Anh chàng này
hẳn nhớ nhà kinh khủng lắm đây .
Tôi yên
chí đó chỉ là nhất thời, Duy Đoàn chỉ hứng bất tử thôi, lúc buồn tình không
muốn cầm cọ và ngắm màu . Chẳng ngờ sau đó, chàng liên tục viết, từ những mẩu
vụn ký ức với gia đình, học đường, với cha mẹ, với bạn bè, thầy cô ( như phần
lớn những người bắt đầu viết văn !) , chàng bắt qua những nghiên cứu thú vị như
“Đi tìm nhành hoa thạch thảo “, “Đinh Đính Đỉnh Đình Định” dựa trên những
chuyến du khảo, “Selfie – Narcissus – Facebook – Ego “ hay “Khóc người da đen
xa nhưng không lạ “ dựa trên thời sự . Đọc bài nào của chàng cũng tìm ra được
những điều mới mẻ . Ngay cả những truyện ngắn cũng đưa ra những chi tiết thú vị
về nơi chốn và con người . Hình như càng viết, mạch ký ức càng mở rộng , những
tìm tòi cho hội họa bây giờ bổ túc cho văn chương khiến chàng tìm ra được những
ngõ ngách mới để đào sâu, trồng vào đó những hạt giống cho chữ nghĩa nẩy mầm
thành những bài viết ngộ nghĩnh, không giống ai .
Mong sao
Lê Duy Đoàn tiếp tục cách viết ấy, viết những đề tài là lạ, với văn phong chẳng
cần bóng bẩy, rất thật, cọng thêm chút hóm hỉnh khiến khi đọc, người đọc như
tôi cứ mỉm cười một mình hoài .
Đọc Lê
Duy Đoàn gần gũi như đang ngồi trước mặt bạn, vừa nghe bạn kể chuyện, vừa cười
vui . Thật khác xa lúc nhận tranh của Lê Duy Đoàn, có bức thấy là cảm liền như
“Vàng Rơi Mấy Độ “ , “Dòng nước”, có bức cảm ngược như “ Cõi Xa Xăm” mà sao
thấy gần gũi quá, hoặc “Mặt Trời Vuông” mà mình cứ thầy tròn . Dĩ nhiên đó
không phải lỗi ở tác giả. Hoàn toàn là lỗi ở người thưởng ngoạn đã có những
kinh nghiệm sống và cái nhìn về mọi vấn đề khác hẳn tác giả đấy thôi .
Chúc bạn
bằng lòng với những gì bạn sáng tạo . Có như thế mình mới có đủ lửa để đi tiếp
con đường đã chọn, phải vậy không ?
Đặng Lệ Khánh
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)