BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Nhuận Minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Nhuận Minh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

XÓT XA SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG BÀI THƠ “THÍM HAI VUI” CỦA TRẦN NHUẬN MINH - Nguyễn Anh Nông


   
                        Nhà thơ Trần Nhuận Minh
 

THÍM HAI VUI
 
Những năm chú ra trận
Thím buồn vui một mình
Thím bảo những năm ấy
Là những năm hoà bình.
 
Có tin đồn chú mất
Thím thầm cắn chặt môi
Nuôi hai con ăn học
Cấy cày đến quắt người.
 
Bỗng đột nhiên chú về
Tung huân chương đầy chiếu
Thím cười mà như mếu
Nước mắt chẳng buồn lau.
 
Thế rồi... biết vì đâu
Yên lành không chịu được
Vợ con, chú đánh trước
Xóm giềng chú đánh sau.
 
Chớ dại mà can chú
Chú nhất cả huyện rồi
Giặc nào chú cũng thắng
Có thua, thua ông trời!
 
Chỉ thương thím Hai Vui
Mặt mũi luôn thâm tím
Đến bây giờ chiến tranh
Mới đến thật với thím.
 
Chú đòi phải li dị
Mỗi con về một nơi
Thím hát như kẻ dại
Miệng mếu lại thành cười.
 
Nghe đâu thím lên tỉnh
Rửa bát cho người ta
Thấy ai quen cũng lánh
Những mặt phấn quần hoa...
 
            Trần Nhuận Minh    
            Bồ Hòn, 10-1988 

 
Nhà thơ Nguyễn Anh Nông


XÓT XA SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG BÀI THƠ “THÍM HAI VUI” CỦA TRẦN NHUẬN MINH 
                                                                             Nguyễn Anh Nông
    
Đọc xong bài thơ này của Trần Nhuận Minh ta thấy sao mà xót xa buồn, xót xa thương cho số phận người đàn bà- người vợ có cái tên là Thím Hai Vui - nỗi buồn của thời hậu chiến?
Ba bốn nỗi buồn cùng lúc thấm vào tâm can ta, nó làm trái tim ta nhức nhối, lương tri ta cắn dứt? Ngỡ như chính mình cũng can dự vào nỗi bất hạnh kia của vợ chồng người lính? Vì sao đến nông nỗi này?
 

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

VỀ THƠ BÙI GIÁNG, NÓI THẾ NÀO CHO PHẢI ? - Trần Nhuận Minh


        
                Nhà thơ Trần Nhuận Minh


Tiểu sử Nhà thơ Trần Nhuận Minh:
Nhà thơ Trần Nhuận Minh quê ở làng Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Bút danh: Trần Nhuận Minh, Trần Bình Minh
Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1982, uỷ viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam.
Hiện ông đang sống và viết tại Hạ Long, Quảng Ninh.
Nhà thơ Trần Nhuận Minh là anh ruột nhà thơ Trần Đăng Khoa (người nổi tiếng là thần đồng thơ văn ở miền Bắc những năm 1966-1971, từ khi mới tám tuổi)


       VỀ THƠ BÙI GIÁNG, NÓI THẾ NÀO CHO PHẢI ?
                                                                   Trần Nhuận Minh
                                                                                 
      Tôi đọc thơ Bùi Giáng cũng được khoảng 2 -300 bài và tương đối hệ thống trong mươi năm trở lại đây.
      Tôi cũng đọc rải rác hầu hết các bài viết về Bùi Giáng. Nói chung là hơi giông giống nhau của nhiều tác giả. Có người so Bùi Giáng với Nguyễn Du. Có người cho rằng, phải đến Bùi Giáng, thì thơ Việt Nam mới có biển có trời. Sự sáng tạo trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng là rất rõ, nhưng ca ngợi đến mức ấy, tôi cho là quá lời. Và như thế, dù không muốn, cũng là cách làm hại ông.

       
                             Nhà thơ Bùi Giáng

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

CHÙM THƠ TRẦN NHUẬN MINH


      
      Nhà thơ Trần Nhuận Minh

Sinh: Ngày 20/ 8 năm Giáp Thân (1944). Quê quán: Điền Trì,Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương (bắc Việt Nam). Hiện sống và viết tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (bắc Việt Nam).
Công tác và sáng tác tại Khu mỏ Hồng Quảng từ năm 1962, tham gia sáng lập Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh năm 1969, từng được cử làm  Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, Tổng biên tập báo Hạ Long.
Giải thưởng Nhà Nước về Văn học Nghệ thuật đợt II, năm 2007.
Đã được xuất bản 44 tập sách, trong đó có 38 tập chính, gồm: 22 tập Thơ, 3 tập Truyện vừa, 1 tập Văn, 1 tập Hợp tuyển Thơ Văn, 2 tập Tiểu luận và 9 tập Biên khảo:
THƠ: Đấy là tình yêu (1971), Âm điệu một vùng đất (1980, in lần thứ 2, năm 2016), Thành phố bên này sông (1982), Nhà thơ áp tải (1989), Hoa cỏ (1992), Nhà thơ và hoa cỏ (1993, in lần thứ 22, năm 2015), Giọt phù sa vạn dặm (2000), Bản Xônat hoang dã(2003, in lần thứ 13, năm 2015), Trần Nhuận Minh - Thơ với tuổi thơ(2003), Gửi lại dọc đường (2005, in lần thứ 6, năm 2011), Trần Nhuận Minh, tuyển tập thơ (2005, in lần thứ 2, năm 2007), 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh (2007, in lần thứ 5, năm 2013), Miền dân gian mây trắng (2008, in lần thứ 5, năm 2014), Bốn mùa - Fourseasons (2008), Bốn mùa (2009, in lần thứ 2, năm 2011), Miền dân gian mây trắng - The white cloud popular area (2011), Cánh rừng đã bay về trời (2012), Thành phố Dịu Dàng (2015, in lần thứ 2, năm 2017), Liệu có kiếp sau
 ( 2017), Qua sóng Trường Giang ( 2017); và Trong hy vọng khôn cùng, Maxcơva (1992), do Iuri Konhetxki tuyển chọn và  giới thiệu, Trần Nhuận Minh - Thi ca tinh tuyển tập do Phùng Trọng Bình, Dương Hạ Nguyệt, Tấn Dương dịch, Phùng Trọng Bình và Dương Hạ Nguyệt giới thiệu,  Nhà xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Bắc Kinh (2014).
TRUYỆN VỪA: Trước mùa mưa bão (1980, in lần thứ 7, năm 2016), Hòn đảo phía chân trời (2000, in lần thứ 6, năm 2015), Truyện chọn lọc cho thiếu nhi (2002).
VĂN: Đối thoại văn chương (2012 - chung với nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng).
HỢP TUYỂN: Đá Cháy (2016)
TIỂU LUẬN: Thời gian lên tiếng (2013), Đi tìm Sự Thật ( 2017)
BIÊN KHẢO: 15 tác phẩm. Chỉ tính 9 tác phẩm chính: Tuyển tập thơ Hạ Long (1977, in lần thứ 3 năm 2000), Tuyển tập thơ Bạch Đằng Giang (1988), Tuyển tập Nửa thế kỉ thơ Quân Khu Ba (1995) và Tuyển chọn, giới thiệu thơ của 6 thi hào trong 6 tập Khuất Nguyên, Xergây Exênhin, Raxun Gamzatốp, Yanit Rítxốt, Nicôla Ghiden, Oan Uytman trong bộ sách Thi ca thế giới chọn lọc(2004).
SÁCH THAM KHẢO: Trần Nhuận Minh và ba lần định vị cho thơcủa PHONG LÊ và nhiều tác giả (Nhà xuất bản Văn học, 2009);Trần Nhuận Minh và một hướng tìm diện mạo mới cho thơ của Đỗ Ngọc Yên và nhiều tác giả (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2015).


Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

ĐỐI THOẠI VĂN CHƯƠNG - Trần Nhuận Minh , Nguyễn Đức Tùng

Bìa cuốn Đối thoại văn chương do NXB Tri thức ấn hành.



Văn chương thôi “gây chiến” để "đối thoại" 


“Lâu nay, những gì chúng ta viết trên blog và báo chí hầu hết là hạ bệ nhau chứ chưa phải đối thoại văn chương đúng nghĩa” – nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu trong buổi ra mắt cuốn Đối thoại văn chương của hai tác giả Trần Nhuận Minh – Nguyễn Đức Tùng tại Hà Nội.

Cả hai người: Trần Nhuận Minh, một nhà thơ Việt Nam nổi danh (cũng là anh trai nhà thơ Trần Đăng Khoa) và Nguyễn Đức Tùng, một bác sĩ gốc Việt ở Canada, đều có chung những trăn trở về văn chương. Cuốn sách Đối thoại văn chương là một cuộc đối thoại đúng nghĩa, trải dài suốt 9 tháng, từ tháng 1 đến tháng 9/2011. Nguyễn Đức Tùng hỏi và Trần Nhuận Minh trả lời, chủ đề: văn chương ViệtNam.

Viết một cuốn để ghi lại những gì mình nghĩ, 2 tác giả đã chọn làm chung công việc này và chọn một hình thức không phải là độc nhất vô nhị nhưng vẫn mới hơn so với nhiều cuốn sách bình văn thơ chủ yếu độc thoại trong nước lâu nay.

 
Hai tác giả Trần Nhuận Minh (trái) và Nguyễn Đức Tùng.