BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặng Xuân Xuyến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặng Xuân Xuyến. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2024

NGƯỜI ĐÀN ÔNG BẤT LỰC – Đặng Xuân Xuyến



(Trích từ: ĐIỂM YẾU CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG HIỆN ĐẠI
của Đặng Xuân Xuyến, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)
 
David Reuben, bác sỹ tâm lý ở California đã viết: “Hơn bất cứ sự cố gắng nào khác của con người, tình dục ở nam giới là một trò chơi của sự tự tin.”. Hay hiểu nôm na thì “chất lượng” của hoạt động tình dục là “chứng chỉ” về sức mạnh của người đàn ông. Vì thế mà không ít đấng mày râu luôn trăn trở một câu hỏi: Làm thế nào để chứng tỏ được nam tính của mình khi cuộc sống hiện đại với vòng quay hối hả, gấp gáp, với những cạnh tranh, toan tính.... đã làm không ít người đàn ông luôn trong tình trạng bị stress, dẫn đến những rối loạn trong hoạt động tình dục, mà trong số đó là sự rối loạn về sự cương dương, tức bất lực trong quan hệ vợ chồng.
 
Vậy bất lực là gì?
 
Là sự rối loạn cương dương, khiến người đàn ông khó đạt được sự cương cứng hoặc mất (một phần hoặc hoàn toàn) khả năng duy trì dương vật trong trạng thái cương cứng để có thể tiến hành hoạt động tình dục bình thường.
 

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2024

ĐỌC "TIỆC RƯỢU TRONG MƠ", THƠ CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Nguyễn Toàn Thắng


Tác giả Nguyễn Toàn Thắng (bìa trái) cùng Đặng Xuân Xuyến (bìa phải) năm 1995

Đặng Xuân Xuyến là người thích uống rượu. Bạn bè đến nhà chơi anh thường lấy rượu ra rủ rê "làm vài chén nhé" và khi đã ngồi “lai rai” với nhau thì anh uống hết mình, uống đến khi nào “say đứ đừ đừ” mới dừng cuộc rượu. Anh cũng có nhiều bài thơ viết về rượu và trong số các bài thơ viết về rượu, tôi rất thích bài "Tiệc rượu trong mơ" vì bài thơ này không chỉ hay mà còn thể hiện đúng phong cách uống rượu của Đặng Xuân Xuyến.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2024

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC QUA MẤY BÀI VIẾT TÔI ĐÃ ĐỌC – Đặng Xuân Xuyến



1.
 
Trên blog Trang Đặng Xuân Xuyến giới thiệu 2 bài viết về "chân dung": nhà Thơ, nhà Văn, nhà Triết học "số 1 châu Á",... Nguyễn Hoàng Đức. Đó là bài "Nguyễn Hoàng Đức: Kẻ mộng du giữa đời thường" của nhà văn Sương Nguyệt Minh và bài "Anh hề triết học, chàng Đông Ki Sốt văn chương" của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Có lẽ, trong nhìn nhận của Đỗ Minh Tuấn và Sương Nguyệt Minh thì Nguyễn Hoàng Đức chỉ là một "cậu bé" to xác nhưng rất "ngây thơ", rất "đáng yêu" và cũng rất “tội nghiệp” nên 2 nhà văn đều chọn cách viết hài hước để kẻ vẽ diện mạo, bồi đắp chân dung cho thật rõ nhân diện "nhà Triết học (tự xưng) số 1 châu Á" Nguyễn Hoàng Đức.
 

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2024

VÀI CẢM NHẬN VỀ TẬP THƠ “NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ” - Đặng Xuân Xuyến


Nhà thơ Phan Võ Hoàng Nam

Chiều 30 tháng 09 năm 2019, nhận được tập thơ “Nhà Không Có Đàn Bà” của nhà thơ, họa sĩ Phan Võ Hoàng Nam gửi tặng, tôi háo hức ngồi đọc. Sách dày 96 trang, khổ 13x21cm, gồm 46 bài thơ, chủ yếu được viết ở thể thơ tự do, là những hồi ức, những cảm xúc về quê hương, cha mẹ, bạn bè, người xưa cũ...
 
Quê hương, trong ký ức tuổi thơ của nhà thơ, nhạc sĩ Phan Võ Hoàng Nam thật hiền hòa, thơ mộng, với những hình ảnh bình dị, trong trẻo, đẹp đến nao lòng:
 
"Ừ, đã xa.
Thuở ôm cây chuối lội sông.
Ba bốn đứa tranh nhau trái cà na thơm lựng.
Xuồng nhỏ tròng trành, cha quăng mẻ lưới.
Chiều xóm quê!
Canh chua rau nhút thơm lừng.
 
Mùa nước về quê,
Thuyền xuôi ngược trên đồng.
Mẹ đón cá ra sông ủ thêm lu nước mắm.
Em đến trường xắn quần lội qua cầu khỉ.
Con nước rong,
Trăng giỡn giữa đồng."
                                      (Xa rồi mùa cũ)
 

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024

“QUÊ NGHÈO” - NGHÈO ĐẾN XÓT XA CÕI LÒNG – Nguyễn Bàng




QUÊ NGHÈO
 
Quê tôi nghèo lắm
Vẫn lác đác nhà tranh
Vẫn tiếng thở dài những chiều giáp hạt
Vẫn bát cơm chan mồ hôi mặn chát
Cha cả đời lam lũ
Mẹ một đời chắt chiu
Khoai sắn vẫn len vào giấc ngủ
Tuổi thơ tôi đói ngủ
Thương cánh cò bấu bíu lời ru.
 
Quê tôi nghèo lắm
Phiên chợ còn èo ợt nghèo hơn
Dăm ba nải chuối
Vài mớ rau tươi
Mẹt sắn, mẹt ngô
Í ới mời chào cao hơn mời cỗ
Lèo tèo dăm người bán
Lẻ tẻ mấy người mua
Ế bán
Chán mua
Phiên chợ quê xác xơ già cỗi.
 
Quê tôi nghèo lắm
Lũ trẻ gầy như con cá mắm
Lũ trai mặt mũi mốc meo
Gặm nhấm nỗi đau nghèo khó
Nơm nớp âu lo đời như chiếu bạc
Thương con cò con vạc
Mỏi cổ chồn chân trên đồng đất của mình.
 
Quê tôi nghèo lắm
Nước mắt rơi từ thời chị Dậu
Tiếng oan khiên từ thời Giáo Thứ
Âm ỉ bủa quanh
Bám đeo đặc quánh
Chiếc cổng làng dựng lên thật đẹp
Sừng sững bê tông cốt thép
Ngạo nghễ tượng đài
Ngạo nghễ trần ai
Chiếc cổng làng thành tai hại
Giam hãm đời người
Tù túng giấc mơ.
 
Quê tôi nghèo
Nghèo cả giấc mơ...
*.
Hưng Yên, chiều 29 tháng 12 năm 2014
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 *
 
“QUÊ NGHÈO” - NGHÈO ĐẾN XÓT XA CÕI LÒNG 
                                                                       Nguyễn Bàng
 
Hơn 60 năm trước, khi trọ học ở Hà Nội, tôi thường được ông chủ nhà cho cùng ông nghe buổi phát thanh ca nhạc của Đài phát thanh Pháp Á. Vì vậy, dần dà, tôi đã thuộc được lời và âm điệu của những bài ca mà tôi yêu thích, trong đó có bài “Quê  nghèo” của Phạm Duy mà tôi có cảm giác như cái quê nghèo trong bản nhạc ấy cũng chính là quê mình, cũng “không xa kinh kỳ sáng chói”, cũng “có lũy tre còm tả tơi”
 

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2024

CHÙA HÀ, LINH THIÊNG VỀ CẦU TÌNH DUYÊN – Đặng Xuân Xuyến



Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước kia thuộc làng Dịch Vọng (tên nôm là làng Vòng), huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
 
Có hai truyền thuyết về chùa Hà.
 
Truyền thuyết thứ nhất:
 
Vào thời Lý, khi vua Lý Thánh Tông trị vì, lúc đã 42 tuổi mà vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này (chùa Hà) còn có tên là Thánh Đức tự.
 
Truyền thuyết thứ hai:
 
Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần như Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã phế bỏ Lê Nghi Dân để phò tá ông lên ngôi vua vào năm 1460.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024

NHÀ THƠ NGUYỄN VĂN SONG VIẾT VỀ MẸ - Đặng Xuân Xuyến



Nhà thơ Nguyễn Văn Song sinh năm 1974, tại Vân Điềm, Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội. Hiện là giáo viên Trường Trung học Phổ thông Phù Cừ, Hưng Yên. Anh đã xuất bản 2 tập thơ: Đi từ phía cổng làng, Mẹ và sen. Đoạt giải B (không có giải A, đồng hạng với nhà thơ Tòng Văn Hân (Điện Biên) với tác phẩm MẸ TÔI CHỬI KẺ TRỘM) cuộc thi thơ của Báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam 2019 - 2020.
----
 
Đọc thơ Nguyễn Văn Song viết về Mẹ, người đọc thấy sự cần cù, kiên nhẫn và trung thành của anh trong việc chọn hướng đi, chọn cách viết. Hình ảnh Mẹ trong thơ Nguyễn Văn Song luôn là hình ảnh người mẹ của làng quê nghèo khó, lam lũ, tảo tần với gam màu tối, với những hình ảnh xưa cũ quen thuộc đã được nhiều nhà thơ, nhiều thế hệ nhà thơ tiếp cận khai thác.
 

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2024

CON MUỐN VỀ QUÊ NỘI, NỘI ƠI... – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   

(Tưởng nhớ Nội kính yêu)
 
Con lớn rồi. Đã tuổi trung niên
Vẫn chưa một lần về thăm Gia Viễn (1)
Ngắm cầu Khuốt sóng dồn mặt nước
Đầm Vân Long vời vợi câu hò...
 
Con chưa về thăm lại Cầu Bo (2)
Bao lần hứa? Bao lần con thất hứa!
Nội ơi Nội! Con đâu còn chọn lựa?
Nội xa rồi! Ai sẽ dẫn con theo...
 
Con muốn về nghe chuyện chùa Keo (3)
Những huyền tích về thiền sư Không Lộ
Lập triều Lý từ cơ mưu chùa cổ
Dựng giang sơn viết trang sử hào hùng.
 
Con muốn về với sức vóc trẻ trung
Thăm chuyện tuổi thơ qua lời Nội kể
Cho con hiểu nỗi đoạn trường dâu bể
Chữ Nghĩa Nhân vật lộn giữa cõi người.
 
Con muốn về với muôn nụ cười tươi
Thăm Gia Viễn, thăm cầu Bo cùng Nội
Con nào biết đường về giờ xa lối
Nội xa rồi! Ai sẽ dẫn con theo...

--------

(1) Gia Viễn (Ninh Bình): quê nội của Bà nội.
(2), (3) Cầu Bo (Thái Bình), Chùa Keo (Thái Bình): quê ngoại của Bà nội.
 
Hà Nội, 26 tháng 10 năm 2024
Đặng Xuân Xuyến

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024

CHUYỆN LẠ VỀ ĐẶT TÊN – Đặng Xuân Xuyến



                                   (Chuyện của nhà mình)
 
Mẹ đặt tên chị cả là Dung, bác (anh ruột của bố) đổi tên là Dỡ vì: "Bố nó tên là Dực thì nó tên là Dỡ". Sợ bố buồn nên mẹ không trái ý bác.
 
Rồi sinh anh trưởng, mẹ đặt tên là Tuấn, bác (anh ruột của bố) lại đổi tên vì: "Rực Rỡ thì phải Sao" (quê mình phát âm lẫn lộn mấy từ này). Vì không muốn bố buồn, mẹ lại lần nữa không cãi bác.
 
Đến đận sinh mình, Mẹ đặt tên là Xuân, bác (anh ruột của bố) dứt khoát quan điểm: "Đã Rực Rỡ Sao rồi thì phải là Vàng". Mẹ không nhất trí vì "tên đó xấu, lớn lên cháu nó dễ bị bạn bè trêu chọc, tổn thương". Bố cười với bác: "Hai cháu lớn bác đã đặt tên rồi. Thằng cu này, bác để mẹ cháu đặt tên cho cháu". Bác dỗi, không nói chuyện với bố đến mấy tháng.
 
Tưởng tên Xuân sẽ thành tên gọi chính thức của mình nhưng đến năm lên 5 tuổi, bà mợ (mợ của mẹ) thấy mẹ nhắc: "Xuân chào bà đi con!" thì mắng mẹ “dám lấy tên cụ của cậu đặt tên cho con”. Mẹ xin lỗi bà vì không biết có kỵ tên là Xuân nên "nhờ bà thay tên cho cháu". Bà chốt: "Anh nó tên là Xao thì nó tên là Xuyến". Thế là tên Xuyến theo mình đến giờ.
 
Rồi, sau khi mẹ sinh mình 2 năm, mẹ sinh thêm em gái, đặt tên là Nhung, không có ai ý kiến này kia về tên của em cả. Bố yêu em lắm, vì em đẹp nhất trong 4 đứa con. Tiếc là năm em 3 tuổi đã bỏ bố mẹ mà đi. Mẹ ngất lên ngất xuống ngày em mất. Bố đấm ngực kêu trời khi mất em. Có lẽ em mất là để đổi mạng sống cho mình vì cũng vào năm đấy, mình bị nhiễm trùng rồi "chết lâm sàng". Lúc hạ huyệt, mẹ nhất quyết không cho hạ huyệt, cứ một hai: "Con tôi còn sống! Con tôi còn sống!". Để xác thực với mẹ là "cu Xuân đã chết", mọi người "mở linh cữu" và giật mình khi thấy "cu Xuân" thoi thóp thở.
 
Chuyện lạ không chỉ ở chuyện mình sống lại vì tình yêu của Mẹ, mà lạ thêm ở chuyện đặt tên: 3 đứa lớn, khi mẹ đặt tên đều bị họ hàng phản đối, rồi buộc phải thay tên thì cứ "phởn phơ" sống, mặc giông bão cuộc đời xô đập, còn đứa út khi mẹ đặt tên, họ hàng không ai phản đối thì mới 3 tuổi đã bỏ bố mẹ mà đi.
 
Chỉ là kể lại chuyện lạ về đặt tên của nhà mình mà khóe mắt thấy cay cay.
 
                                                          Hà Nội, 29 tháng 04 năm 2020
                                                                    Đặng Xuân Xuyến

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2024

ĐỨC THÁNH CHỬ ĐỒNG TỬ VÀ LỄ HỘI ĐA HÒA – Đặng Xuân Xuyến



Cách Hà Nội chừng 25km dọc theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử. Một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử Đồng Tử nghèo khó. Một ngôi đền nữa thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nơi chàng Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân hóa về trời.
 

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2024

NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ CUNG TỬ TỨC – Đặng Xuân Xuyến


(Trích từ TỬ VI VẤN ĐÁP của Đặng Xuân Xuyến; Nhà xuất bản Thanh Hóa 2009)

Con cái là điều kiện của đời người, vì thế, những quan tâm đặc biệt của nhiều người tới cung Tử Tức là điều dễ hiểu.
 
Bài viết này soạn theo dạng hỏi đáp những quan tâm của bạn đọc về đường con cái: nhiều con hay hiếm muốn? con cái thành đạt hay hoang đàng? sinh con trai đầu lòng hay con gái đầu lòng?... Hy vọng NHỮNG THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ CUNG TỬ - TỨC sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn đọc yêu thích môn Tử Vi.

*
Thắc mắc:
Anh ơi cung Tử Tức Vô Chính diệu thì đường con cái như thế nào ạ?
Giải đáp:
Cung Tử Tức Vô Chính diệu là bất lợi đầu tiên về vấn đề con cái.
 
Tử Tức Vô Chính diệu thường sẽ rơi vào các trường hợp: không có con, ít con, hoặc chậm con, hoặc không nhờ cậy được con, hoặc con đầu lòng sinh ra sẽ khó nuôi. Trường hợp này rất cần có Tuần, Triệt án ngữ thì đương số chậm có con hoặc sinh con ban đầu khó nuôi nhưng sau này con cái rất khá giả. Nếu lại được thêm Nhật Nguyệt sáng sủa hợp chiếu thì đương số sẽ thuận lợi, may mắn về đường con cái và con cái sau này thường khá giả, quí hiển.
Trường hợp Tử Tức Vô Chính diệu mà có Hung tinh đắc địa độc thủ thì con cái khá giả nhưng khó nuôi con hoặc muộn sinh con, hoặc con cái không hợp với cha mẹ.
Nếu Tử Tức cung Vô Chính diệu mà Mệnh lại Vô Chính diệu nữa thì chắc chắn đương số cả đời vất vả về đường con cái, rất dễ rơi vào khả năng tuyệt tự, không con.
 

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024

VÀI TÂM SỰ VỀ XEM TƯỚNG TAY QUA ẢNH - Đặng Xuân Xuyến



Khuya 27/05/2024, khoảng 21 giờ 30, chuẩn bị thoát Faebook để đi ngủ thì tôi "gặp" ảnh bàn tay của Nhà giáo Dương Diên Hồng với dòng chia sẻ: "Mình cũng có bàn tay chữ nhất như thầy Minh Tuệ. Lẽ nào có số tu?"
 
https://www.facebook.com/100025581380424/posts/1516814145847950/
 
1 - VÀI THẮC MẮC VỚI CHỦ NHÂN ẢNH BÀN TAY
 
Tò mò về ảnh bàn tay của Nhà giáo Dương Diên Hồng, tôi dừng lại quan sát và giật mình khi "nhìn thấy" ở gò Kim Tinh một nguồn nước "hình như là một con sông" cũng khá lớn đang cuộn chảy phía trước ngôi nhà của chị, tôi vội comment hỏi: - Con sông gần (cạnh) nhà Chị tên là gì thế Chị?
 
Rất may 11 phút sau (21 giờ 44) tôi nhận được hồi âm từ chị: - "Là sông Tây Ninh (một nhánh của sông Vàm Cỏ) đó em.".
 
Tôi dùng chữ "rất may" bởi mỗi lần nhìn bàn tay hoặc ảnh bàn tay ai đó mà tôi như bị một ma lực hối thúc buộc phải xem thì lúc đó ở khu gò Kim Tinh như (tôi nhấn mạnh chữ như bởi những lúc đó tôi không làm chủ được cảm giác của mình) lần lượt hiện ra những hình ảnh "na ná" khu nhà đất (Dương trạch) và Phúc âm (được vong linh nào phù hộ và ngôi mộ của vong linh đó nằm ở địa thế như thế nào?) của chủ nhân bàn tay đó và cảm giác như thế thường chỉ diễn ra trong khoảng 10 đến 15 phút, sau đó sẽ không còn tâm trạng bị hối thúc phải xem bàn tay nên tôi không thể "nhìn thấy" để "đọc" được Dương trạch và Phúc âm trên bàn tay đó! Nhưng thật tiếc, vì chờ khá lâu (10 phút) mà chưa thấy chị Dương Diên Hồng hồi âm tôi đã thoát facebook nên không đọc được phản hồi lúc 21 giờ 44 từ chị: - "Là sông Tây Ninh (một nhánh của sông Vàm Cỏ) đó em.", để xem tiếp những "bí mật" ẩn giấu ở gò Kim Tinh khi tôi còn trong tâm trạng vô thức buộc phải xem ảnh bàn tay của chị.
 

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024

THÓI ĐỜI ĐIẾM TRỌ TRẦN GIAN... - Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến


  

 
DẤU HỎI
 
Rau trên luống chắc gì rau sẽ sạch
Người thôn quê đâu hẳn đã chân quê
Rượu ngàn trận chửa tin là tình bạn
Ngủ mòn giường chưa dám gọi tình nhân.
 
Hà Nội, 21 tháng 02 năm 2018
 
 
PHỐ KHUYA
 
Gió lạnh cong mình cóng mái hiên
Mưa táp song thưa buốt dáng thiền
Dật dờ phố nhỏ hai thằng nghiện
Một gã xe thồ đạp như điên.
 
Định Công, 22:38 ngày 11-01-2024
(Mồng Một/Chạp năm Quý Mão)
 
 
HOA ĐÊM
 
Áo trễ vai trần rảo bước nhanh
Nhũ hồng e ấp áo mỏng manh
Gió khuya cong cớn từng cơn lạnh
Nhợt nhạt môi hường lúc tàn canh.
 
Giáp Bát, đêm 04 tháng 10.2018
 
 
NGÕ ĐÊM
 
Sương tí tách trên từng cọng lá
Gió hững hờ lạnh lạnh xuyên đêm
Người lặng lặng bỏ đi sau vòm lá
Người cúi đầu chậm chậm lẫn vào đêm.
 
Hà Nội, 00:55 - 26/03/2023
 
 
BUỐT ĐÊM
 
Một tiếng còi tàu ghiến nát đêm
Một tiếng ho đêm rục gối mềm
Một người lụi cụi soi chăn đệm
Một ánh mắt buồn buôn buốt đêm.
 
Đêm 03 tháng 04 năm 2024
 

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

CHƠ VƠ LẠC GIỮA CUỘC NGƯỜI – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   


CHƠ VƠ LẠC GIỮA CUỘC NGƯỜI
 
Chơ vơ lạc giữa cuộc người
Tôi ngồi lặng nhặt tiếng cười chát chua
Nửa đời lăn lộn được thua
Ngậm ngùi tự bán tự mua bóng mình.
 
Thế nhân nhiều thể bạc tình
Ngộ ra thì đã thất kinh mấy đời!
 
Hà Nội, ngày 10 tháng 5-2024
Đặng Xuân Xuyến

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

QUÊ SỚM – Thơ Đặng Xuân Xuyến


   
 

QUÊ SỚM
 
Có gì nhộn nhạo sớm nay
Chim chèo bẻo sải cánh bay ngập ngừng
Phất phơ hương bưởi thơm lừng
Nắng non chộn rộn lưng chừng ngõ quê
 
Tiếng cười vắt vẻo triền đê
Liu riu gió nựng tóc thề xòa vai
Ngẩn ngơ câu lý ngân dài
Khoan thai rẽ nước thuyền ai ghé bờ
 
Mỉm cười tôi với bất ngờ
Vẳng lao xao tiếng tuổi thơ vọng về...
 
    Làng Đá, 09 tháng 04 năm 2024
              Đặng Xuân Xuyến

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

13 BÀI THƠ ĐỘC VẬN 7 CHỮ - Đặng Xuân Xuyến


  
 
 
TÔI BIẾT
 
Tôi biết người ta cố quên tôi
Ước thề chỉ để thoảng đầu môi
Gặp tôi người cứ ne né vội
Như sợ chạnh buồn phía xa xôi
 
Tôi đã dằn lòng phải thế thôi
Người ta giờ đã khác xa rồi
Chữ tình khéo bẻ thành trăm lối
Dụ khách say tình, lén chuốc vôi.
 
Tôi sẽ về thăm lại lần thôi
Để nghe gió lạnh thốc mé hồi
Để xem u uẩn chiều loang lối
Để ngó mây trời lững lững trôi.
 
Hà Nội, ngày 06 tháng 03-2024
 
 
EM RỦ RỈ RẰNG...
 
Em rủ rỉ rằng chỉ hôm nay
Gom mây nhột gió để nhốt ngày
Chả cần vịn đến lời bỏng cháy
Mà ánh trăng cuồng líu ríu say.
 
Em lại thì thầm chỉ đêm nay
Vãi trăng rắc sáng trải làm ngày
Cuộn gió làm mồi nhen lửa cháy
Cho khối kẻ khờ ngất ngư say.
 
Em lại... Ừ thì, ta đêm nay
Kê nắng làm đêm gió làm ngày
Vì em ta nguyện làm mồi cháy
Đốt cạn đêm cuồng líu qíu say!
 
Hà Nội, đêm 23 tháng 10/2023
 

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024

TÔI BIẾT – Thơ Đặng Xuân Xuyến


  
TÔI BIẾT
 
Tôi biết người ta cố quên tôi
Ước thề chỉ để thoảng đầu môi
Gặp tôi người cứ ne né vội
Như sợ chạnh buồn phía xa xôi
 
Tôi đã dằn lòng phải thế thôi
Người ta giờ đã khác xa rồi
Chữ tình khéo bẻ thành trăm lối
Dụ khách say tình, lén chuốc vôi.
 
Tôi sẽ về thăm lại lần thôi
Để nghe gió lạnh thốc mé hồi
Để xem u uẩn chiều loang lối
Để ngó mây trời lững lững trôi.
 
Hà Nội, ngày 06 tháng 03-2024
          Đặng Xuân Xuyến

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2024

GẶP TRẦN QUANG ĐẠO "TRONG MƯA XUÂN" – Đặng Xuân Xuyến


Nhà thơ Trần Quang Đạo
 
Sáng nay, lang thang ngắm "phố phường" làng facebook, tôi gặp lại chàng thi sĩ Trần Quang Đạo "đầu trần chân đất" "đi mê mải" "dưới mưa xuân rây lộc" ngắm phố phường Hà Nội bằng tâm thế tĩnh tại của người đã ngộ được Đạo của cõi Người, với những câu thơ phảng phất chất men Thiền:
 
TRONG MƯA XUÂN
 
Dưới mưa xuân rây lộc
ta đầu trần
mưa cứ rơi đều
 
Mưa chia không thiên vị
 
Ta đi
phố phường mờ ảo
hoa đào
quất
hàng quán
bay trong mưa
 
Nỗi nghèo bay lên trời
năm đói kém
 
Ta cứ đi mê mải
mắt mua hết phố hết phường
mắt mua hết đào hết quất
mua hết người đẹp trên đường…
 
Tặng những người chưa gặp
 
Mưa cứ rơi nữa đi
chốc nữa bên hàng cây dọc phố
ta nẩy những nụ xuân!
 
Hà Nội, 01 tháng 02/2024
Trần Quang Đạo
 

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2024

ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY: “RƯỢU ĐÊM NAY” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN – Trịnh Thị Nhâm


   
             Nhà thơ Trịnh Thị Nhâm

 
RƯỢU ĐÊM NAY
(Với M.Q)
 
Người ở lại bên ta ngồi châm tửu
Dìu ta say quên bớt oái oăm đời
Quên "cười ruồi - mắt đĩ - và cơn đau"
Cả nham nhở niềm tin vừa vá vội.
 
Chén rượu đấy, rót rồi, cứ uống
Nước mắt đan đốt tê dại đêm cuồng
Đắp nụ cười nghẹn đắng lằn môi
Nuốt lấy nhau gán niềm tin tráo đổi.
 
Ta vẫn biết đêm cuồng xô sóng dội
Người vì ta dạn dĩ chốn quần hồng
Xác thân phàm bầm dập những bỉ bôi
Phận lá liễu tả tơi vì gánh tội.
 
Ta sẽ dám trọn đêm nay chồng vợ
Cho mồ hôi rịn chặt với mồ hôi
Cho hơi thở mơn man dìu hơi thở
Cho bỏng đêm cuộn từng cột sóng trào.
 
         Làng Đá, đêm 28 tháng 12/2023
               ĐẶNG XUÂN XUYẾN