(Trích trong cuốn “Phê bình những bài phê bình cuốn ‘Đối thoại với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II Tập 2’ ” – Trả lời ông Đỗ Mạnh Tri Giao Điểm Xuất Bản 1997)
Tôi vừa đọc xong cuốn "Ngón Tay và Mặt Trăng: Nói Với 18 Tác Giả Giao Điểm" của
ông Đỗ Mạnh Tri, do nhóm thân hữu của ông tái bản tại Cali, mùa hè 1997. Là một
trong 18 tác giả Giao Điểm, tôi đã lắng tai nghe một cách trân trọng, và phân
vân tự hỏi: có nên góp ý kiến với ông Đỗ Mạnh Tri và có cần thiết hay không? Thực
ra thì không cần thiết, vì cuốn "Đối
Thoại Với Giáo Hoàng Gioan PhaoLồ II: Nhân Đọc Cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa
Hy Vọng", (từ đây về sau được viết gọn là "Đối Thoại.."), Giao Điểm xuất bản từ cuối 1995, đến nay
đã được gần 2 năm. Hồi ứng của độc giả cho biết đa số đón nhận cuốn sách này với
nhiều thiện cảm và đã ủng hộ Giao Điểm về vật chất cũng như về tinh thần. Để
đáp ứng sự đòi hỏi của độc giả, Giao Điểm đã phải tái bản cuốn sách này ngay
sau khi phát hành ấn bản đầu tiên. Sự kiện đa số độc giả có cảm tình với cuốn "Đối Thoại.." cũng dễ hiểu, vì
cuốn "Đối Thoại..." không
phải là tiếng nói của bất cứ một tổ chức tôn giáo hay lực lượng dân tộc nào,
nhưng cuốn "Đối Thoại.." đã
phần nào nói lên tâm tư của những người Việt yêu nước, phản ánh một tinh thần bất
khuất truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là tiếng nói trí thức phát huy
tinh thần dân tộc, tinh thần vô úy, của một số người cảm thấy mình có trách nhiệm
phải trả lại những sự thực cho lịch sử, những sự thực đã bị xuyên tạc và bóp
mép bởi những chính quyền thực dân đô hộ, hay chính quyền tôn giáo trị dựa vào
thế lực tư bản và ngụy trang dưới chiêu bài chống Cộng như chính quyền Ngô Đình
Diệm... Tiếng nói này cất lên với tinh thần tôn trọng sự thực, bất kể những sự
thực này liên hệ đến vấn đề tế nhị tôn giáo của một thế lực toàn cầu, vừa mạnh
về chính trị, vừa giàu có về tiền bạc, như Giáo hội Công Giáo. Tiếng nói này cất
lên không ngoài mục đích giải hoặc và khai sáng tâm tư của một số người mà vì
hoàn cảnh éo le của lịch sử cũng như vì thiếu một sự hiểu biết chính xác về tôn
giáo của mình nên đã bị lừa dối, mê hoặc để đi vào con đường xa lìa dân tộc như
lịch sử đã chứng minh, và sống như người ngoại quốc trên chính đất nước của
mình. (Nguyễn Văn Trung: "Nhận Định 1, Nam Sơn, Saigon").