BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ Hữu Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vũ Hữu Định. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024

CÒN MỘT CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ? - Trịnh Anh Khôi



Người trong ảnh được cho là “em Pleiku má đỏ môi hồng”, Nàng Thơ trong bài Còn Một Chút Gì Để Nhớ của thi sĩ Vũ Hữu Định. Người yêu thơ và yêu nhạc có thể đã không biết tác phẩm này rộng rãi đến vậy, nếu nhạc sĩ Phạm Duy không phổ nhạc nó vào năm 1970.
 
Vũ Hữu Định tên thật Lê Quang Trung, sinh năm 1942, tuổi Nhâm Ngọ tại Thừa Thiên – Huế trong một gia đình nghèo. Anh từng sống tại Tây Nguyên và Sài Gòn, trước khi lập gia đình rồi định cư ở Đà Nẵng. Anh làm thơ đăng báo từ khoảng những năm 1960 với bút danh Hàn Phong Lệ hay Hàn Giang Tử, về sau đổi thành Vũ Hữu Định.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2022

VÒNG NGUYỆT QUẾ CHO PHỐ NÚI CAO - Trương Đình Tuấn

Tưởng niệm 40 năm ngày từ trần của thi sĩ Vũ Hữu Định (3/4/21981 -3/4/2021)

Nhà thơ Vũ Hữu Định: “May mà có em đời còn dễ thương”
 


Thi sĩ Vũ Hữu Định làm bài thơ “Còn Chút Gì Để Nhớ” vào năm 1970 khi bị đày lên Pleiku để làm Lao công đào binh. Bài thơ sau đó được nhạc sĩ Phạm Duy – “ông vua” phổ nhạc của Việt Nam đã lấy nguyên bài thơ làm ca từ không bỏ hoặc thêm bớt một từ nào cả. Bản nhạc nhanh chóng được công chúng đón nhận:
 
phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương
 
phố núi cao phố núi trời gần
phố xá không xa nên phố tình thân
đi dăm phút đã về chốn cũ
một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng
 
em Pleiku má đỏ môi hồng
ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông
nên mắt em ướt và tóc em ướt
da em mềm như mây chiều trong
 
xin cảm ơn thành phố có em
xin cảm ơn một mái tóc mềm
mai xa lắc bên đồn biên giới
còn một chút gì để nhớ để quên.