BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TÍN NGƯỠNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TÍN NGƯỠNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM GIÁP THÌN 2024 – Đặng Xuân Xuyến

 

Trước thềm năm mới 2024, Đặng Xuân Xuyến lược soạn bài CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM GIÁP THÌN - 2024 quý tặng bạn đọc. Kính chúc quý vị cùng gia quyến bước vào năm GIÁP THÌN may mắn, thành công và hạnh phúc!
 
01. NGÀY MỒNG MỘT
- tức Thứ 7 ngày 10/02/2024:
 
Ngày Giáp Thìn                             Giờ Giáp Tý
Hành: Hỏa               Sao: Đê            Trực: Mãn
 
Là ngày Kim Quỹ, Hoàng Đạo, tốt cho trăm việc lớn nhỏ nhất là các việc liên quan tới hỉ sự như dạm ngõ, cưới hỏi hoặc các việc khởi tạo như xây nhà, nhậm chức,... Lại là ngày của sao Đê chủ sự hỷ tín, vui vẻ, đỗ đạt nên rất tốt cho các việc cưới hỏi, giao lưu nhưng tối kỵ với mấy việc như mai táng, xây cất mộ phần. Thêm nữa là ngày thuộc Trực Mãn chủ sự sung túc, đầy đủ rất có lợi cho việc khai trương, thương thảo hợp đồng nhưng vì ngày Trực Mãn lại hội tụ các saoThổ Ôn, Quả Tú không lợi cho các việc hôn nhân, xây dựng. Vì thế, ngày Mồng Một này rất cần cẩn trọng khi tính toán các việc liên quan tới hôn nhân, xây dựng và đặc biệt tối kỵ việc mai táng, xây cất mộ phần.
 
Không tốt với các tuổi:
Giáp Tuất         Mậu Tuất                Canh Tuất
 
Giờ Hoàng Đạo:
Dần (03g - 05g)
Thìn (07g - 09g)
Tỵ (09g - 11g)
Thân (15g - 17g)
Dậu (17g - 19g)
Hợi (21g - 23g)
 
Hướng xuất hành:
Hỷ Thần: Đông Bắc
Tài Thần: Đông Nam
Hạc Thần: (không kiêng kỵ)

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2023

TẢN MẠN MẤY CHUYỆN VỀ TÍN NGƯỠNG –Đặng Xuân Xuyến



Trong giới "ông đồng bà cốt", còn gọi là "con nhà Tứ Phủ"... có một quy tắc bất thành văn với những thầy bói, thầy cúng, thầy địa lý... là không được xem hoặc cúng tế miễn phí, nếu phạm phải điều cấm kỵ gọi là "phá khẩu" này thì "ông đồng bà cốt" đó phải đóng cửa "Tịnh khẩu" (không nói) ở trong nhà 3 ngày để tránh bị Thánh phạt. Và khi thực hành các nghề bói toán "con nhà Tứ Phủ" chỉ được lấy mức tiền thù lao đủ để sống qua ngày, không được lợi dụng "việc nhà thánh" mà trục lợi làm giàu.
 

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM QUÝ MÃO 2023 - Đặng Xuân Xuyến



Trước thềm năm mới 2023, Đặng Xuân Xuyến lược soạn bài CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM QUÝ MÃO - 2023 quý tặng bạn đọc. Kính chúc quý vị cùng gia quyến bước vào năm QUÝ MÃO may mắn, thành công và hạnh phúc!
 

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023

CÁCH TÍNH PHƯƠNG VỊ XUẤT HÀNH: HỶ THẦN, TÀI THẦN, HẠC THẦN – Đặng Xuân Xuyến

(Trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN ; Thanh Hóa; 2010.)
 

Theo tín ngưỡng dân gian, có 3 loại hướng phổ biến thông dụng khi xuất hành: Hỷ thần (hướng tốt), Tài thần (hướng tốt) và Hạc thần (hướng xấu) được người xưa cân nhắc để chọn hướng xuất hành. Ba loại thần sát chỉ phương hướng thay đổi theo ngày can chi.
 
Cụ thể:
 
A. HỶ THẦN:
 
Vận hành qua 5 hướng ngược chiều kim đồng hồ, theo thứ tự:
- Ngày Giáp và ngày Kỷ: Hướng Đông bắc
- Ngày Ất và ngày Canh: Hướng Tây Bắc
- Ngày Bính và ngày Tân: Hướng Tây Nam
- Ngày Đinh và ngày Nhâm: Hướng chính Nam
- Ngày Mậu và  ngày Quý: Hướng Đông Nam
 
B. TÀI THẦN:
 
Vận hành theo ngày hàng Can theo 7 hướng (trừ Đông bắc)
- Ngày Giáp và ngày Ất: Hướng Đông Nam
- Ngày Bính và ngày Đinh: Hướng Đông
- Ngày Mậu: Hướng Bắc
- Ngày Kỷ: Hướng Nam
- Ngày Canh và ngày Tân: Hướng Tây Nam
- Ngày Nhâm: Hướng Tây
- Ngày Quý: Hướng Tây Bắc.
 
C. HẠC THẦN:
 
Theo tín ngưỡng dân gian thì Hạc Thần là vị thần hung ác, rất cần tránh gặp phải vị thần này khi xuất hành.
Trong 60 ngày can chi thì có 16 ngày vị hung thần này bận việc trên trời nên không quản việc dưới trần gian, đó là các ngày: Quý Tỵ, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi và Mậu Thân.
 
Những ngày còn lại (44), thì Hạc Thần đi tuần du khắp 8 hướng, theo trình tự các ngày (can chi) như sau:
- Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu, Giáp Dần: Hướng đông bắc.
- Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi: Hướng Đông
- Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi, Giáp Tý, Ất Sửu: Hướng đông nam
- Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ: Hướng nam.
- Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý: Hướng tây nam
- Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ: Hướng tây
- Nhâm Ngọ, Quý Mùi, Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi: Hướng tây bắc
- Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn: Hướng bắc
 
Trong 44 ngày liệt kê trên, khi xuất hành cần tránh trùng phương hướng với vị hung thần này sẽ đi tuần du.
 
                                                                          Đặng Xuân Xuyến

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022

NGÀY HẮC ĐẠO: CÁCH TÍNH VÀ Ý NGHĨA – Đặng Xuân Xuyến

(Trích từ: 1001 KIÊNG KỴ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN của Đặng Xuân Xuyến; Nhà xuất bản Thanh Hóa ; 2010.)
 


Ngày Hắc đạo là những ngày xấu, trăm việc nên kỵ. Cụ thể là những ngày: Bạch Hổ, Chu Tước, Câu Trần, Thiên Lao, Thiên Hình và Nguyên Vu.
 
Cách tính và ý nghĩa của các ngày Hắc đạo như sau:
 
1. NGÀY BẠCH HỔ
 
Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Bạch Hổ là ngày xấu thường gắn liền với tính chất sát phạt, ôn dịch, giết chóc, tai họa nên với những người có phúc đức kém hoặc hay làm điều xấu sẽ dễ gặp những chuyện rủi ro, tai họa.
 
Ngày Bạch Hổ hắc đạo là ngày hung nên làm việc gì cũng xấu, nhất là việc mai táng thì tối kỵ, nếu mai táng vào ngày này thì con cháu ở chốn dương gian sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối, hiểm họa.
 
Cách tính ngày Bạch Hổ hắc đạo
 
Ngày Bạch Hổ hắc đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:
- Tháng 1 và tháng 7: ngày Ngọ
- Tháng 2 và tháng 8: ngày Thân
- Tháng 3 và tháng 9: ngày Tuất
- Tháng 4 và tháng 10: ngày Tý
- Tháng 5 và tháng 11: ngày Dần
- Tháng 6 và tháng 12 là ngày Thìn
 

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

NGÀY HOÀNG ĐẠO: CÁCH TÍNH VÀ Ý NGHĨA – Đặng Xuân Xuyến



Ngày Hoàng đạo là những ngày tốt, trăm việc nên làm. Đó là những ngày: Kim Đường, Kim Quỹ, Ngọc Đường, Minh Đường, Tư Mệnh và Thanh Long, tuy nhiên mỗi ngày hoàng đạo lại có thế mạnh hơn hẳn về khả năng phù trợ cho những việc cụ thể.
 
Cách tính và ý nghĩa của các ngày Hoàng đạo như sau:
 
1. NGÀY KIM ĐƯỜNG
 
Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày Kim Đường Hoàng Đạo luôn rơi vào những ngày thuộc chi Âm, là một ngày tốt, có nhiều phúc thần nên làm việc gì cũng dễ thành công, gặp nhiều may mắn, gây dựng nên cơ đồ, vinh hiển, giàu sang phú quý, rất tốt cho các việc: khởi công, động thổ, khai trương, cưới hỏi, nhậm chức...
 
Cách tính ngày Kim Đường Hoàng Đạo
Ngày Kim Đường hoàng đạo được quy định cụ thể theo địa chi ngày của từng tháng. Cụ thể là những ngày sau:
 
Trong tháng 1: ngày Tỵ
Trong tháng 2: ngày Mùi
Trong tháng 3: ngày Dậu
Trong tháng 4: ngày Hợi
Trong tháng 5: ngày Sửu
Trong tháng 6: ngày Mão
Trong tháng 7: ngày Tỵ
Trong tháng 8: ngày Mùi
Trong tháng 9: ngày Dậu
Trong tháng 10: ngày Hợi
Trong tháng 11: ngày Sửu
Trong tháng 12: ngày Mão
 

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2022

VÀI MẠN ĐÀM VỀ CÂU 49 CHƯA QUA 53 ĐÃ TỚI – Đặng Xuân Xuyến



Sau 2 bài viết “Vơ vẩn về chuyện Ngựa muốn hóa Rồng” và “Vài lan man về Hạn kỳ 48-54 tuổi của ông Chu Ngọc Anh”, tôi nhận được một số chất vấn căn cứ vào những tài liệu nào để tôi đưa ra luận điểm: - Cổ nhân chủ tâm nhắc nhở: giai đoạn từ 48 đến 54 tuổi hãy chủ ý buông bỏ Tham - Sân - Si, sống thiện tâm, tạo nhiều phúc lành giúp đỡ chúng sinh để tự tiêu trừ Họa Nghiệp sẽ quật vào các năm 57, 58, 59 tuổi nếu đương số Phúc báo được hưởng quá mỏng?
 

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

CHÙA PHÚC KHÁNH - NGÔI CHÙA LINH THIẾNG ĐẤT HÀ THÀNH - Đặng Xuân Xuyến



Chùa Phúc Khánh thường được gọi là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
 
Tương truyền chùa Phúc Khánh được xây dựng vào cuối thời Trần, trên nền đất làng Sở (ban đầu chỉ là một ngôi chùa nhỏ để dân làng thờ Phật, sau nhiều lần trùng tu, mở rộng, chùa mới có khuôn viên như ngày nay). Sang đến thời Lê sơ, nhất là vào thời Hậu Lê, chùa Sở trở thành một trường học, đào tạo tăng ni, phật tử cho cả nước. Sau đó, vào năm 1776, chùa Phúc Khánh bỗng nhiên gặp cơn binh hỏa, phật đài, tịnh xá, nền móng bị đổ nát. Có vị tăng đồ của chùa Trấn Quốc đi qua, được dân làng Sở ái mộ mời ở lại để trụ trì. Dân làng Sở đã bỏ công sức, cúng tiền, khuyến cáo thập phương hợp sức xây lại chùa. Nhưng cũng có tài liệu cho rằng chùa nằm trong khu vực diễn ra trận đánh Đống Đa năm 1789 nên bị đổ nát, sau được nhà sư Chiếu Liên xây dựng lại với sự hỗ trợ của Đô đốc Trần Văn Lễ (thời Tây Sơn).
 

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2022

CHÙA HÀ, LINH THIÊNG VỀ CẦU TÌNH DUYÊN – Đặng Xuân Xuyến


Chùa Hà (Thánh Đức tự)

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước kia thuộc làng Dịch Vọng (tên nôm là làng Vòng), huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
 
Có hai truyền thuyết về chùa Hà.

Truyền thuyết thứ nhất:
 
Vào thời Lý, khi vua Lý Thánh Tông trị vì, lúc đã 42 tuổi mà vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này (chùa Hà) còn có tên là Thánh Đức tự.
 
Truyền thuyết thứ hai:

Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần như Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã phế bỏ Lê Nghi Dân để phò tá ông lên ngôi vua vào năm 1460.
 

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

NGÀY MỒNG MƯỜI THÁNG GIÊNG ÂM LỊCH NGƯỜI MIỀN NAM CÚNG ÔNG ĐỊA (CÚNG ĐẤT) HAY CÚNG THẦN TÀI ??? - Nguyễn Gia Việt



Người Miền Nam cúng mùng 10 là cúng đất đai và tri ơn người mở đất chứ không phải vía thần tài.
Hôm nay mùng 10 Tết, cái mùng cuối cùng của Tết.
Thấy mọi người nghe lời truyền thông cứ nói mùng 10 dân Nam Kỳ cúng Thần Tài, dân ào ào mua vàng lấy hên, tiệm vàng không còn vàng để bán, nghe riết thành quen.
Với người Nam Kỳ Lục Tỉnh ngày mùng 10 rất quan trọng, nó không phải vì Thần Tài.
Lịch sử Nam Kỳ quá trẻ, quá gần, không có nhiều quá khứ, nhưng quá khứ huy hoàng.
Bản chất dân Nam Kỳ đôn hậu mộc mạc.
Hồi xưa dân Nam Kỳ thích ở ruộng vườn nên để thương trường cho người Tàu thao túng.

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

CÚNG SAO GIẢI HẠN - Tiểu Lục Thần Phong



Lớp lớp người đội sớ ngồi chật sân tràn ra cả ngoài đường, xe cộ chạy không được bóp coì inh ỏi, tiếng quát tháo, la hét chat chúa:
- Tiên sư nó! Cúng sao mẹ gì mà cản trở giao thông thế này!
Tiếng loa xướng danh oang oang, khói nhang mù mịt… một cảnh tượng đầy âm thanh sắc tướng vô cùng quái lạ. Một đoàn khách du lịch phương Tây trố mắt nhìn và hỏi anh thông dịch chuyện gì vậy. Anh ta giải thích:
- Hằng năm sau tết âm lịch, người ta tổ chức dâng sớ cúng sao để giải hạn. Họ tin các ngôi sao xấu như: La Hầu, Kế Đô…sẽ chiếu mạng họ, làm cho họ đau yếu, xui xẻo… nếu không chịu cúng để hoá giải cái hạn của năm tuổi.”

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM NHÂM DẦN 2022 – Đặng Xuân Xuyến



Trước thềm năm mới 2022, Đặng Xuân Xuyến lược soạn bài CHI TIẾT XẤU ĐẸP 10 NGÀY ĐẦU NĂM NHÂM DẦN - 2022 như món quà nho nhỏ quý tặng bạn đọc. Kính chúc quý vị cùng gia quyến đón xuân mới đầm ấm, vui vẻ và bước vào năm NHÂM DẦN thật may mắn, thành công và hạnh phúc!
 
01. NGÀY MỒNG MỘT - tức thứ 3 ngày 01/02/2022:

Ngày Ất Dậu                              Giờ Bính Tý
Hành: Thủy         Sao: Chủy        Trực: Thành
 
Là ngày Nguyên Vu, Hắc Đạo, không tốt cho các việc: khởi công xây dựng, động thổ, ăn hỏi, cưới xin, khai trương, cầu tài, ký kết hợp đồng, nhập học, xin việc, nhậm chức... Là ngày của sao Chủy thuộc Trực Thành nên đại kỵ với các việc như: khởi công, chôn cất, kiện tụng... Nếu việc không thể dừng thì có thể tiến hành với các việc như: xuất hành, kết thân, thăm quan, cầu cúng, chữa bệnh, nhập học, nhập trạch.
 
Không tốt với các tuổi:
Kỷ Mão      Đinh Mão          Ất Mão
 
Giờ Hoàng Đạo:
Tý (23g - 01g)
Dần (03g - 05g)
Mão (05g - 07g)
Ngọ (11g - 13g)
Mùi (13g - 15g)
Dậu (15g - 17g)
 
Hướng xuất hành:
Hỷ Thần: Tây Bắc
Tài Thần: Đông Nam
Hạc Thần: Tây Bắc
 

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

BÀN THÊM VỀ CÂU 'TAM NAM BẤT PHÚ' – Đặng Xuân Xuyến



Năm 2012, khi viết "Mạn Đàm Về Câu ‘Tam Nam Bất Phú’ ", tôi có đưa ra vài ý kiến:
 
"Qua kiểm chứng những gia đình có 3 anh em trai (chỉ 3 anh em trai rất hiếm gặp, mà cơ bản có thêm chị em gái) tôi thấy thường xảy ra (ít nhất là 2/3) các tình huống
 
- Bất hòa trong gia đình, kể cả sau này khi 3 anh em trai đã yên bề gia thất.
- Tai họa xảy ra cho 1 trong 3 người con trai: Nặng thì có người chết sớm (thường là chết trẻ, chưa có con cái), nhẹ thì bị tàn tật như thối tai, què chân hoặc những chứng bệnh nan y khó chữa...
- Đường hôn nhân của 1 trong 3 anh em trai gặp phải trắc trở, thiếu may mắn, không được trọn vẹn.
 
Có lẽ, đây mới là điều mà cổ nhân đúc kết: Nhà có 3 anh em trai thì khó có được sự phú quý, phúc thọ.
 

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

NGƯỜI SÁT ÂM LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO – Đặng Xuân Xuyến



Theo tín ngưỡng dân gian thì người Sát Âm là người có thể nhìn thấy người âm, thậm chí nghe được người âm nói chuyện nhưng không giao tiếp (trò chuyện) được với người âm. Điểm đặc biệt ở người Sát Âm là dễ bị các âm linh mượn xác để nhập vong. Còn những người hoặc "có cốt tiên" (là những “tiên cô tiên cậu”, những "nguyên thần"... ở cõi Trời vì lý do nào đó mà đầu thai chuyển kiếp xuống cõi Trần), hoặc là "người của Tứ Phủ", có số "Mở Phủ Trình đồng" thì có thể giao tiếp với người âm, thậm chí còn tương tác tình cảm (ái, ố, hỉ, nộ) với người âm như hai người ở cùng một cõi.
 

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

CÚNG GIANG SƠN Ở TANG LỄ - Hoàng Đằng


    
                            Tác giả Hoàng Đằng
 

        CÚNG GIANG SƠN Ở TANG LỄ
                                             Hoàng Đằng

        (Viết về phong tục tập quán của làng tôi)
 

Dân làng Điếu Ngao tôi, ngoài một phần có quy y theo Phật Giáo, đa số thực hành tín ngưỡng dân gian truyền thống.
Khi một người qua đời, trong việc tống táng, có nhiều nghi lễ; quan trọng nhất là LỄ CÚNG GIANG SƠN. Lễ này những cư dân Phật Giáo, ngoài những lễ theo nghi thức của Phật Giáo, cũng cử hành.
 

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

CHI TIẾT XẤU ĐẸP CỦA 10 NGÀY ĐẦU NĂM TÂN SỬU – 2021 – Đặng Xuân Xuyến




Trước thềm năm mới 2021, Đặng Xuân Xuyến lược soạn bài CHI TIẾT XẤU ĐẸP CỦA 10 NGÀY ĐẦU NĂM TÂN SỬU - 2021 quý tặng bạn đọc như một món quà nho nhỏ mừng Xuân Tân Sửu - 2021!
 
Kính chúc quý bạn đọc cùng gia quyến đón xuân mới đầm ấm, vui vẻ và bước vào năm TÂN SỬU thật may mắn, thành công và hạnh phúc!
 
01. NGÀY MỒNG MỘT
- tức thứ 6 ngày 12/02/2021:
 
Ngày Tân Mão                           Giờ Mậu Tý
Hành: Mộc         Sao: Cang        Trực: Trừ
 
Là ngày Chu Tước, ngày Hắc Đạo, kỵ các việc như: sinh nở, cưới hỏi, khởi dựng, nhậm chức, chôn cất, kiện tụng... Nên làm những việc như: thăm quan, cầu cúng, san nền, chữa bệnh... 
 
Không tốt với các tuổi:
Ất Dậu     Tân Dậu          Kỷ Dậu
 
Giờ Hoàng Đạo:
 
Tý (23g - 01g)
Dần (03g - 05g)
Mão (05g - 07g)
Ngọ (11g - 13g)
Mùi (13g - 15g)
Dậu (15g - 17g)
 
Hướng xuất hành:
 
Hỷ Thần: Tây Nam
Tài Thần: Tây Nam
Hạc Thần: Chính Bắc
 

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

TRUYỀN THUYẾT NGÔI CHÙA LÀNG ĐÁ – Đặng Xuân Xuyến


Hình ảnh ngoại cảnh chùa Làng Đá


Cách thị trấn Ân Thi (Hưng Yên) chừng 1km về phía thị trấn Kẻ Sặt (Hải Dương), thuộc thôn Đỗ Hạ, xã Quang Vinh, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có một ngôi chùa được gọi là chùa Đá.
 

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

CHỌN TUỔI XÔNG NHÀ, VÀI LƯU Ý CẦN BIẾT – Đặng Xuân Xuyến




Tục chọn tuổi người xông đất đầu năm (sau giao thừa) đã có từ xa xưa, với niềm tin người đầu tiên xông nhà sẽ mang đến những may mắn, phúc lộc cho gia chủ, để mọi chuyện trong năm mới được hanh thông, vừa ý. Vì thế, cứ mỗi độ xuân về, chuẩn bị đón chào năm mới, người Việt ta thường rất cẩn trọng trong việc chọn tuổi người xông đất, để kỳ vọng một năm mới gia đình được đắc lộc, sai tài...
 

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2021

CHÙA TRẤN QUỐC, NGÔI CHÙA CỔ NHẤT HÀ NỘI – Đặng Xuân Xuyến

(Trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT,
Đặng Xuân Xuyến; Văn Hóa Thông Tin ; 2006)
 

Chùa Trấn Quốc (Ảnh: Sưu tầm)
 

Chùa Trấn Quốc có lịch sử lâu đời nhất của Hà Nội, cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (544 - 548), thuộc phường Yên Hoa (nay là Yên Phụ) với tên là chùa Khai Quốc (mở nước).
 

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

PHÚC ĐỨC CÓ PHẢI LÀ BIẾN THỂ CỦA THUYẾT LUÂN HỒI - NHÂN QUẢ? - Đặng Xuân Xuyến

 


Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật Giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận, dung hòa và uyển chuyển phát triển qua thời gian, trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong đời sống dân tộc.