Tác giả Phạm Đức Nhì
BÀN VỀ CHỮ “BUÔNG” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
TRONG
“ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI”
Vài
Lời Phi Lộ
Từ bài viết Hiểu Đúng Nghĩa Câu Hát Của Trịnh Công Sơn Như
Thế Nào? của giáo sư Hoàng Đằng đã dẫn đến một cuộc trao đổi văn học nho nhỏ
khá lý thú. Mỗi người một cách hiểu, một cách dẫn giải khác nhau. Mỗi người một
“tấm lòng”, nhất định không chịu “Để Gió Cuốn Đi”. Và thế là chỉ cần một câu
nói vô tình của người này “đụng chạm” đến “tấm lòng” của người khác, cuộc trao
đổi văn học nho nhỏ đã biến thành một cuộc tranh luận nảy lửa. Có người mải mê
ham vui đã ít nhiều bị “văng miểng”.
Độc giả có thể đọc bài viết của giáo sư Hoàng Đằng theo link
dưới đây:
https://vannghequangtri.blogspot.com/2018/11/hieu-ung-nghia-cau-hat-cua-trinh-cong.html
Cô giáo Vân Anh ở Đà Nẵng, bạn Facebook, đứng ngoài theo dõi
cuộc tranh luận, nhắn tin cho tôi (đại ý): “Nếu
có dịp viết về Trịnh Công Sơn, anh viết mở rộng một tý để em được học hỏi
thêm.” Tôi nghĩ rằng, muốn hiểu một chữ, để chắc ăn, nên hiểu nó trong
khung cảnh một câu, có khi cả đoạn. Hiểu một câu hát, muốn khỏi bị lầm, phải hiểu
câu hát ấy trong khung cảnh của cả bản nhạc. Đọc kỹ lại các ý kiến tranh cãi thấy
mọi người chỉ nhắm vào, xoáy vào một câu hát nên đôi khi, theo tôi, hơi bị “lệch”
với ẩn ý của tác giả. Nhân có lời yêu cầu của cô giáo, tôi nảy ra ý định bàn rộng
ra một tý để mọi người thấy được bức tranh toàn cảnh của bản nhạc.
Vì thế, xin phép những độc giả khác cho tôi được tặng bài viết
này cho cô giáo Vân Anh.
Với tôi, đây là đề tài quen thuộc, lại nhân dịp lễ nên rảnh
rỗi hơn khi viết những bài khác. Vì thế, cũng có chút tự tin khi đem bài viết
trình làng. Nhưng dù tự tin đến mức nào đi nữa, đây cũng chỉ là quan điểm của
riêng cá nhân mình. Rất sẵn sàng và vui vẻ đón nhận ý kiến phê bình từ những
góc nhìn khác.