BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Ngọc Chính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Ngọc Chính. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2022

A BÊ XÊ HAY A BỜ CỜ - Nguyễn Ngọc Chính

Những YouTuber VN khi quay những khu tên đường mới theo ABC hoặc các chung cư ở Saigon đến lô K, L, M... thì đọc lô Kờ, lô Lờ, lô Mờ ... mà đến lô S, R thì tránh không đọc lô Sờ, lô Rờ mà đọc lô Ết-Sờ, lô E-Rờ...

Tác giả Nguyễn Ngọc Chính

Trước tiên, xin xάc định, hành trὶnh ngôn ngữ tiếng Việt cό cột mốc thời gian Xưa và Nay được cᾰn cứ vào thời điểm Trước và Sau 1975 giữa bối cἀnh cuộc chiến hai miền Nam-Bắc. Qua loᾳt bài về hành trὶnh ngôn ngữ, tάc giἀ cό tham vọng phἀn ἀnh những giai đoᾳn lịch sử Việt Nam qua những thay đổi về ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày.
 

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

PHẠM DUY VÀ MƯỜI BÀI TỤC CA - Nguyễn Ngọc Chính

Lưu ý: Với những người “không quen” hoặc “không thích nghe” những câu nói tục hay tiếng chửi thề thường diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, lời khuyên chân thành của tôi là không nên đọc bài viết và cũng không nên nghe những bản tục ca này. Lý do: Lời 10 bài tục ca của Phạm Duy rất… “phản cảm” và có thể gây sự khó chịu hoặc bực mình…

             
                              Tác giả Nguyễn Ngọc Chính


            PHẠM DUY VÀ MƯỜI BÀI TỤC CA
                                                    Nguyễn Ngọc Chính


        
                         Phạm Duy thời trai trẻ ở chiến khu Bình Trị Thiên

Khi còn sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy đã có đôi lời tâm sự về 10 bài tục ca của ông đọc trên băng cassette được phổ biến hạn chế và đến nay gần như “thất truyền”:

“Hai vị viết sách, viết báo về tôi là Tạ Tỵ và Georges Gauthier đều cho rằng cái vui, cái tếu không phải là chất liệu Phạm Duy, cho nên tục ca không thành công. Chưa kể có người chê tôi đi tới chỗ nhảm nhí trong nghệ thuật. Tôi cũng hiểu được vì sao có những người chống đối tục ca dù họ không biết cặn kẽ nội dung của nó. Tôi không hề tung tục ca ra quần chúng. Tôi chỉ tặng vài người bạn thân một băng cassette ghi lại buổi hát chơi ở Vũng Tầu và còn dặn dò đừng phổ biến!”

                    Đám cưới năm 1948: Phạm Duy trong bộ quân phục bên Thái Hằng

Có lẽ không nhà phê bình nào có đủ thẩm quyền hơn chính tác giả khi nhận xét về những điểm yếu trong cuộc đời sáng tác của mình. Trong trường hợp Phạm Duy, ông đã thẳng thắn nhìn nhận đã có nhiều người “chê” tục ca vì nó đi tới chỗ “nhảm nhí trong nghệ thuật” nhưng ông cũng vạch ra lý do: “họ không biết cặn kẽ nội dung của nó”. 

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

NHỚ NHÀ CHÂM ĐIẾU THUỐC - Nguyễn Ngọc Chính


          
                            Tác giả Nguyễn Ngọc Chính


     NHỚ NHÀ CHÂM ĐIẾU THUỐC
                                                                           Nguyễn Ngọc Chính

Rất ít người biết đến việc thi sĩ Hồ Dzếnh (1916–1991) sáng tác bài thơ năm chữ mang tên “Màu cây trong khói” trên báo Người Mới từ năm 1940. Bài thơ này chỉ được nhiều người biết đến qua nhạc phẩm “Chiều” do nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ thành bài hát năm 1960. Thơ và nhạc quyện lấy nhau trong một khung cảnh nhớ nhà thật lãng mạn:

“… Ngỡ lòng mình là rừng
Ngỡ hồn mình là mây
Nhớ nhà châm điếu thuốc
Khói huyền bay lên cây...”

Tôi đã “châm điếu thuốc” không biết bao nhiêu lần trong đời nhưng chưa một lần nào vì… nhớ nhà như Hồ Dzếnh. Thành tích châm thuốc này cũng không có gì đáng tự hào vì thời buổi này chiến dịch “No Smoking” đã xuất hiện rầm rộ trên khắp thế giới.

       
               Bản nhạc “Chiều” -  Thơ Hồ Dzếnh, nhạc Dương Thiệu Tước

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

NGƯỜI CHÀM TRONG MẮT TÔI - Nguyễn Ngọc Chính

Nguồn:
https://www.nguoicham.com/blog/1920/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%C3%A0m-trong-m%E1%BA%AFt-t%C3%B4i/


      
                           Tác giả Nguyễn Ngọc Chính


          NGƯỜI CHÀM TRONG MẮT TÔI
                                              Nguyễn Ngọc Chính
      
  Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ
  Quay về xem non nước giống dân Chàm
                                         (Chế Lan Viên)

Ngoài tên gọi “Chàm” ta còn dùng các danh xưng như “Chăm”, “Hời”, “Chiêm Thành”… để chỉ một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt.