BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Bính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Bính. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024

NGUYỄN BÍNH CƯỚI 4 ĐỜI VỢ NHƯNG KHI CHẾT THÌ TỨ CỐ VÔ THÂN – Theo “Đang Đọc Gì Đấy?”



Trong cuộc đời truân chuyên lang bạt từ bắc chí nam của mình, Nguyễn Bính đã có 4 người vợ và 4 người con. Nhưng khi ông qua đời vào ngày cuối năm thì không có người thân nào bên cạnh.
Người vợ đầu là bà Nguyễn Hồng Châu, là mối tình sét đánh của Nguyễn Bính trên đường ông đi công tác ở miền Tây. Ngay từ lần gặp đầu tiên, Nguyễn Bính đã sững sờ, choáng váng trước vẻ đẹp của bà và đem lòng yêu. Họ có với nhau một người con gái đặt tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

DỊCH THƠ NÊN ĐƯỢC NHƯ NGUYỄN BÍNH – Vũ Bình Lục

                               (Tặng Nguyễn Bính Hồng Cầu)

Nhà thơ Nguyễn Bính
 
DỊCH GIẢ VÀ THI SĨ

1.
Trần Mỹ Dung (Trung Quốc) có một bài thơ tình, tứ tuyệt, thật hay:
 
Nhất áp xuân giao vạn lý tình,
Đoạn trường phương thảo, đoạn trường oanh.
Nguyện tương song lệ, đề vi vũ,
Minh nguyệt lưu quân vị xuất thành.
 
Thi sỹ Nguyễn Bính đã dịch bài thơ này của Trần Mỹ Dung, thành một bài thơ bốn câu, thể Lục bát:
 
Chén xuân chan chứa bao tình,
Cỏ xuân xơ xác, con oanh thẫn thờ.
Sớm mai chàng đã đi chưa,
Xin đem nước mắt làm mưa giữ chàng!
 
Nhà thơ Ngô Văn Phú có một bản dịch khác:
 
Một chén rượu xuân tình vạn dặm,
Cỏ thơm đứt ruột, não nùng oanh.
Xin đem nước mắt làm mưa nhỏ,
Mai sớm, chàng ơi, ở lại thành!
 
Thơ Trung Quốc, nhất là thơ Đường và một ít thơ Tống, được các dịch giả, chủ yếu là những người làm thơ dịch sang tiếng Việt, cũng thấy khá nhiều.
 
Có bài nguyên tác hay, và cũng có nhiều bản dịch khác nhau, mức độ thành công cũng khác nhau. Có một số bản dịch hay hơn cả nguyên tác. Điển hình là bản chuyển ngữ sang chữ Nôm CHINH PHỤ NGÂM KHÚC của Đoàn Thị Điểm, từ nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn.
Ví như câu:
 
“Thiên địa phong trần,
Hồng nhan đa truân”

Thơ chữ Hán của Đặng Trần Côn mà Đoàn Thị Điểm chuyển ngữ ra:
 
 “Thủa trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”
 
Thì quả là hai câu thơ tuyệt bút, sáng tạo mà không xa nguyên tác và hơn thế, còn bồi đắp cho nguyên tác ở cả ngữ âm và ngữ nghĩa. Thành thử, câu thơ dịch ở mãi trong lòng người nhiều thế hệ; còn câu thơ nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn thì ít người biết đến.
 
 Có hai cách dịch thông thường: Dịch sát nghĩa và phỏng dịch. Dịch sát nghĩa và cả đảm bảo giữ nguyên thể thơ của nguyên tác, mà hay, thì quá đẹp. Tuy nhiên, những bài thơ dịch thành công loại này, hiếm lắm!
 Cách dịch thứ hai, phỏng dịch, tuy không đảm bảo sát nghĩa từng câu từng chữ của nguyên tác, nhưng đảm bảo được ý tình của nguyên tác, lại có phần sáng tạo linh hoạt của người dịch, nhất là thể thơ sáu tám giàu nhạc điệu của tiếng ta, thấy có nhiều bản dịch hay. Thi sỹ Tản Đà, Ngô Tất Tố hoặc Nguyễn Bính, là những người dịch thơ có thành tựu.
 
 Người làm thơ xưa nay, cũng có hai loại: THI SĨ & THỢ THƠ. Thi sĩ là tài hoa bay bổng, biết để tâm hồn vượt ra ngoài khuôn phép của câu chữ, cao hơn là khuôn phép của tạo hoá. Còn như Thợ thơ, chính là người làm thơ chỉ biết chuyên chú vào gọt đẽo câu chữ, làm dáng với câu chữ mà để tuột mất cái hồn thơ.
Giả Đảo, một nhà thơ nổi tiếng đời Đường, cũng có lần bị chê là Thợ thơ là vậy!
 

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023

ĐÃ CÓ TOÀN TẬP, VẪN CÒN NHỮNG BÀI THƠ LƯU LẠC CÓ NGUY CƠ MẤT HẲN! – Lại Nguyên Ân

Bài viết từ 3 năm trước, chả báo nào dám đăng. Chỉ có bài thơ NGUYỄN BÍNH còn ít người biết thôi. Thì đưa lên đây vậy.


 Ngồi nhà những ngày phong tỏa vì đại dịch, lật giở đôi trang sách cũ, có lúc chợt nhận ra được đôi chỗ khuyết thiếu mà từ ngày nào đã không thấy!
 
 Dừng lại ở thơ của Nguyễn Bính (1918-1966), tôi nhớ đã từng có ý định soạn một tập gồm những bài thơ có vẻ như chưa từng được đưa vào tập sách nào, nhất là những bài từng đăng các báo Hà Nội ngay những tháng ngày mới tiếp quản, đầu năm 1955.
 
Nhưng rồi lại nghĩ đến những tập thơ mà Nguyễn Bính đưa in từ đó về sau như “Đồng Tháp Mười” (1955), “Trả ta về” (1955), “Đêm sao sáng” (1962), biết đâu chính tác giả đã đưa những bài thơ lẻ này vô đó rồi? Muốn làm rõ, ắt phải đối chiếu! Mà để tìm lại đủ các tập thơ ấy tại các thư viện, đâu phải chuyện dễ?
 

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

ÔNG ĐOÀN HỒNG CHÂU PHÁT HIỆN BÀI THƠ “TRƯỜNG HUYỆN” CỦA NGUYỄN BÍNH CÓ ĐẾN 7 KHỔ THƠ 28 CÂU - Triệu Xuân


Nhà thơ Nguyễn Bính

 
Bài “Trường huyện” của Nguyễn Bính có 7 khổ thơ, 28 câu, chứ không chỉ có 3 khổ thơ, 12 câu như các sách in hiện hành!
Thơ Nguyễn Bính hiện hành, bài “Trường huyện” chỉ có 3 khổ thơ, 12 câu:
 
TRƯỜNG HUYỆN
 
Học trò trường huyện ngày năm ấy
Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ
Những buổi học về không có nón
Đội đầu chung một lá sen tơ.
 
Lá sen vương vấn hương sen ngát
Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ
Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc
Theo về tận cửa mới tan mơ.
 
Em đi phố huyện tiêu điều lắm
Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi
Mà đến hôm nay anh mới biết
Tình ta như chuyện bướm xưa thôi.
 
                                 Nguyễn Bính
 
Nguồn:
Nguyễn Bính Toàn tập. Nguyễn Bính Hồng Cầu sưu tầm, biên soạn. Fahasa đầu tư in ấn. NXB Hội Nhà văn, 08-2017.



Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

CÁI SIÊU VÀ CÁI VỤNG CỦA NGUYỄN BÍNH TRONG MỘT BÀI THƠ – Phạm Đức Nhì

 
Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì


Lời Nói Đầu
 
Đọc bài viết VÀI ĐIỀU VỀ CAO XUÂN HUY VÀ LÂM CHƯƠNG của Nguyên Lạc (từ trang web PHUDOANLAGI có link trên Facebook) muốn bình luận một câu nhưng lại ngại tranh cãi dây dưa nên tôi đành phải viết hẳn một bài làm nền rồi mới đưa ra một nhận xét ngắn. Độc giả không chơi FB có thể đọc bài viết của Nguyên Lạc theo links sau:
 
https://phudoanlagi.blogspot.com/2020/12/vai-ieu-ve-cao-xuan-huy-va-lam-chuong.html
 
 http://t-van.net/?p=47155
 
Bài thơ tôi muốn nói đến là Giấc Mơ Anh Lái Đò – tâm sự của tác giả về mối tình đơn phương, vô vọng. Cái “siêu” và cái vụng đều ở phần thi pháp – nói rõ ra là thủ pháp nghệ thuật “Gợi, Không Kể” (Show, Don’t Tell) trong bài thơ.
 

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

LẼ VÔ THƯỜNG TRONG THƠ TRANG TỬ, NGUYỄN BÍNH, XUÂN DIỆU… - La Thụy


  
                 “Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
              Khúc Cổ bồn ca gõ hát chơi”


  LẼ VÔ THƯỜNG
  TRONG THƠ TRANG TỬ, NGUYỄN BÍNH, XUÂN DIỆU…

Tình cờ lướt web, đọc bài Đạo Chích (chương 29, Trang Tử Nam Hoa Kinh), tôi cứ tủm tỉm cười. Trang Tử khá “độc” khi đem “vạn thế sư biểu” Khổng Tử của Nho giáo ra đùa cợt. Hình ảnh uy nghi, khẳng khái “uy vũ bất năng khuất” đâu chẳng thấy mà chỉ còn là hình ảnh lão già tầm thường run như cầy sấy trước hành động hung cuồng bạo ngược của Đạo Chích – kẻ bị cho là “đào tường khoét vách, lùa ngựa bò, bắt cóc vợ và con gái người ta, tham lợi tới quên cả thân thích, không đoái hoài tới cha mẹ anh em, không cúng giỗ tổ tiên”. Đạo Chích vừa mới cất vài lời “cường ngôn” phản bác màKhổng Tử vái hai vái rồi vội vàng chạy ra cửa, lên xe ba lần mới nắm được dây cương vì hoảng hốt, mắt không thấy rõ, mặt tái như tro tàn, ngồi dựa vào cái đòn ở trước xe, đầu cuối xuống, thở không ra hơi”. Trang Tử khéo giễu quá đi thôi! Đạo giáo cùng Nho giáo Tàu cũng “chỏi” nhau ra trò đó chứ!

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH VÀ “TỈNH GIẤC CHIÊM BAO” – Nguyễn Ước

Nguồn:
http://www.hocxa.com/VanHoc/VnsCs/NB_NguyenUoc_NhaThoNguyenBinhvaTinhGiacChiemBao.php

               
           


 NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH VÀ “TỈNH GIẤC CHIÊM BAO” 
                                                                                     Nguyễn Ước

 I. Cuộc Đời Của Nguyễn Bính

Nguyễn Bính là bút danh của Nguyễn Trọng Bính. Ông sinh năm 1918 (khoảng cuối mùa xuân đầu mùa hạ năm Mậu Ngọ) tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đông Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Gia đình ông thuộc loại nhà nho thanh bần, sinh sống tại vùng đất nổi tiếng đồng chua nước mặn. Thân phụ là cụ Nguyễn Đạo Bình (thường gọi Ông Cả Biền) làm nghề dạy học, tính tình điềm đạm, hiền lành, trọng chữ nghĩa hơn của cải vật chất. Thân mẫu là cụ bà Bùi Thị Miện, đức hạnh và xinh đẹp, thuộc một gia đình khá giả và có lòng yêu nước, ở thôn Vân, xã Đông Đội (nay là xã Minh Tân), cùng huyện. Bà sinh cho chồng được ba người con trai là Trúc Đường Nguyễn Mạnh Phát, Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Trọng Bính. Sau khi sinh Nguyễn Bính được đôi ba tháng, bà ra cầu ao rửa chân thì bị rắn độc cắn, mất lúc 24 tuổi. Mấy năm sau, vì cảnh nhà cô quạnh, thân phụ của Nguyễn Bính tái giá với bà Phạm Thị Duyên, rồi sinh thêm được hai con trai và hai con gái.