BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện ngắn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyện ngắn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2024

NƯỚC MẮT CỦA EM - CaDao



Cúc Hương là một đứa con gái lì lợm!
Tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ truy bài bắt đầu.  Ngập ngừng, Cúc Hương liếc nhìn mẹ. Rồi không chịu nổi ánh mắt như van nài, nó quay người bước nhanh vào sân trường.
Cô Nguyệt đã có mặt trên lớp. Cô đang hướng dẫn cho một số đứa làm mấy bài cảm thụ văn học. Cúc Hương lầm lì đi thẳng vào chỗ ngồi. Mới đến lớp có hai ngày, nó không ưa cô giáo mới cũng như những đứa bạn thành phố đang ngồi học trong lớp này. Nó ghét tất cả mọi điều đang diễn ra. Ghét cả những đổi thay về mặt tâm sinh lý của nó. Cúc Hương chẳng nói gì với mẹ mình.
Nó sợ những giọt nước mắt của bà lắm!
 

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2024

THƯƠNG NHỚ HOÀNG LAN - Truyện ngắn của Trần Thùy Mai

Nhà văn Trần Thùy Mai tên thật là Trần Thị Thùy Mai, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1954 tại Hội An, Quảng Nam. Quê quán: làng An Ninh Thượng, xã Hương Long, huyện Hương Trà, (nay là phường Hương Long, Thành phố Huế), tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trần Thùy Mai bắt đầu được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến khi đang học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng. Tốt nghiệp Tú tài 2 từ 1972, chị thi đậu thủ khoa môn văn Đại học Sư phạm Huế. Sau 1975, chị học tiếp Đại học Sư phạm. Năm 1977, sau khi tốt nghiệp, Trần Thùy Mai được giữ lại trường, làm công tác giảng dạy và nghiên cứu môn Văn học dân gian. Năm 1987, chị quyết định chuyển sang làm biên tập viên ở Nhà xuất bản Thuận Hóa. Với lối rẽ này, Trần Thùy Mai đã chọn nghiệp viết làm con đường đi cho riêng mình.
Trưởng thành cùng thế hệ với Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc ở Sài Gòn, những người cầm bút đầu tiên sau chiến tranh. Có thể nói, đây chính là thế hệ dò đường đi tìm những đề tài hậu chiến. Tính từ truyện ngắn đầu tay "Một chút màu xanh" in trên Tạp chí Sông Hương đến nay, nữ nhà văn người Huế này đã có trên 30 năm cầm bút với hàng trăm tác phẩm truyện ngắn được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến. Trong đó, một số truyện ngắn nổi tiếng như: Gió thiên đường, Thập tự hoa, Quỷ trong trăng, Thương nhớ Hoàng Lan, Mưa đời sau, Người bán linh hồn, Trăng nơi đáy giếng, Thị trấn hoa quỳ vàng... của chị đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nhật...
 
Nhà văn Trần Thùy Mai

Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: “Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?” Nghe chuyện đời cha tôi, thầy bảo: “Hãy nhớ ngày này. Nếu có cơ duyên, mười năm sau ta sẽ trở lại”. Trở về thầy bỏ tăng viện, lên một ngọn núi hẻo lánh trong rú xa, dựng mấy nếp nhà cổ. Từ ấy, thầy ẩn tu, hiếm khi xuống núi.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2024

MẸ VỢ - Tác giả Chu Thị Hồng Hạnh



Hôm nay anh thất nghiệp đúng 30 ngày!
Tính anh hiền lành, chỉ biết chúi đầu vào làm việc, ít giao tiếp, khi công ty bắt đầu sa thải nhân viên thì anh càng cố gắng làm việc nhiều hơn.
Cách đây một tháng, vừa đến chỗ làm, đã được sếp mời vào phòng, anh biết kết cuộc cũng không khác gì các đồng nghiệp trước.
 
Thu dọn đồ đạc, ra khỏi công ty sớm, anh chán chường nhìn lên bầu trời xanh trong rực rỡ. Đã bao lâu nay anh không tận hưởng được cuộc sống thanh bình như vậy! Nhà ở xa, mỗi buổi sáng chụp cái nón bảo hiểm lên đầu, anh cắm đầu, cắm cổ, phi đến cơ quan cho kịp giờ, chiều muộn ra khỏi công ty thì đã tối mịt. 10 năm rồi anh cần mẫn cuốc cày để tạo dựng gia đình mình. Ôi chao! vậy mà đã 10 năm!
 

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024

BÀI CA CỦA NGƯỜI DU TỬ - Truyện ngắn của Đoàn Dự

Thuỳ ngôn thốn thảo tâm
Báo đắc tam xuân huy
 
Nào ai dám nói một tấc lòng của cỏ
Có thể báo đáp được ánh dương của ba tháng xuân
                                                      (Thơ Mạnh Giao)


Tôi đậu Cử nhân Luật năm 1971, ít lâu sau thì xin được vào tập sự tại văn phòng của một vị luật sư nổi tiếng, bạn thân với bố vợ tôi. Làm luật sư tập sự thì nhàn, đồng lương tương đối cũng khá. Hàng tuần, đi làm về tôi thường tới Trung tâm văn hóa Nhật ở đường Phan Đình Phùng học thêm tiếng Nhật. Học cho biết vậy thôi, nghề luật sư không đòi hỏi phải biết tiếng Nhật.
 
Sau ba năm tập sự, tôi thi đậu và được Luật sư đoàn công nhận là luật sư chính thức, được phép treo bảng đồng, lập văn phòng riêng.
Chưa đầy một năm sau thì "giải phóng", tôi thôi không làm luật sư nữa mà cũng thôi không đi học tiếng Nhật, bởi vì các trung tâm ngoại ngữ đã đóng cửa. Tôi ở nhà trông nom con cái cho vợ tôi đi dạy, thỉnh thoảng cũng kiếm ăn được chút đỉnh do liên lạc với các trung tâm dịch vụ pháp lý. Người ta đưa các đơn từ, giấy má tiếng Nhật hoặc tiếng Anh đến cho chúng tôi dịch. Tiền bạc trung tâm trả rất sòng phẳng nhưng chẳng được bao nhiêu vì cũng có ít người thuê dịch.
 

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2024

МÁU ĐÀO CÓ KHI KHÔNG BẰNG NƯỚC LÃ, CHUYỆN NHÂN VĂN VỀ NHỮNG MẢNH ĐỜI TRÊN NỀN SỎI ĐÁ - Nguγễn Xuân Duγên



Ngàγ mà tôi γêu anh, trừ ba tôi ra không một ai ủng hộ. Nhưng sau khi tôi lấγ anh rồi, đầu trên xóm dưới ai cũng khen tôi có phước. Anh hiền lành, chăm chỉ làm ăn, không chơi bời, hết lòng với gia đình và công việc, một lòng γêu tҺươпg và trân trọng tôi. Con bạn thân của tôi ngàγ xưa từng chê anh không còn manh giáp nào chặc lưỡi:
– Sao hồi đó màγ lại có “con mắt tinh đời” mà chọn hắn ta nhỉ? Tao nhớ màγ khó tính lắm mà!

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2024

TIẾNG TRỐNG OAN NGHIỆT - Lê Văn Quy



Sαu khi có văn bản kết thúc điều tra từ bên công an xã gởi qua, ban giám hiệu trường ρhổ thông cơ sở cấρ 2 Thanh Hòa họρ kiểm điểm thầy Trọng. Cô hiệu trưởng điều hành buổi họρ thật sôi nổi. Cuối cùng, đi đến quyết định, một là thầy Trọng làm đơn xin nghỉ việc, hai là nếu muốn tiếρ tục dạy ở trường thì ρhải qua thử thách không được đứng lớρ trong thời hạn sáu tháng và chỉ có mỗi nhiệm vụ trong thời gian thử thách là ᵭánh trống theo thời khắc qui định và ҳách nước hằng ngày từ kinh lên đổ đầy hai lu nước sinh hoạt của trường. Tùy thầy quyết định.
 
Một tuần lễ sau, thay vì chú Sáu lao công ᵭánh trống từ bao lâu nαy thì thầy Trọng lại là người thay thế và còn bao luôn công việc ҳách nước. Ban đầu mọi người, nhất là học sinh tưởng là trường có ρhong trào lao động “xã hội chủ nghĩa” và thầy Trọng là ngọn cờ đầu thi đua tiên tiến. Nhưng sau đó lại nghe tin đồn chính ҳác là thầy bị kỷ luật, phạt như vậy một thời gian.
 
Lâu dần, câu chuyện thầy Trọng ᵭánh trống lan ra tận ngoài xã hội. Ai cũng dè bỉu nặng lời. Mà cũng lạ, ρhải chi thầy nghỉ việc, rời trường chắc có lẽ ít người biết hơn. Vả lại, lúc bấy giờ giáo viên tự động xin nghỉ việc rất nhiều, đi làm việc khác thu nhậρ khá hơn là đi dạy, lương mấy chục đồng, gạo lãnh 15, 16 kí, nhu yếu ρhẩm từng cân đường, một bịch bột ngọt cùng hơn ký thịt heo. Sống không nổi họ còn bỏ đi. Vậy mà thầy vẫn bám trường chịu kỷ luật xuống ᵭάпҺ trống, ҳάch nước. Thật là chuyện lạ.
 
Thầy Trọng bị kết tội là do bên công an xã báo cáo như thế này: Trên con đường làng độc đạo tới trường có nhà ông bí thư xã, có hàng rào lưới cao khỏi đầu người vây quαnh. Cây cối um tùm, kín bưng, cớ sự là trên cao quá khỏi hàng rào có một quày chuối de ra ngoài đường. Nhà thầy Trọng ở cuối con đường.
 
Sáng hôm ấy, trời còn sương rịn, ông bí thư ngồi trong nhà uống trà nhìn ra đường thấy dáng thầy Trọng đi ngang quα, một chút xíu sαu, ông lái xe đi ra ngõ thì thấy quày chuối đã bị chặt mất, mủ chuối chảy xuống đất hãy còn mới tinh. Ông tình nghi, tức tốc cho công an thân tín qua trường điều tra, khám xét thì ρhát hiện ra trong chiếc cặρ da củα thầy ngoài sách vở còn có một con dao ρhay được gói cẩn thận trong bọc ni lông. Công αn hỏi:
– Thầy đi dạy mà mang theo dao ρhay để làm gì?
– Tôi mang theo để sau giờ dạy rα làm cỏ, tham gia ρhong trào làm đẹρ sân trường.
– Thế thầy có chặt quày chuối bên hông nhà ông bí thư không?
– Thưα không. Ai đời nào lại đi làm như vậy.
– Mời thầy ngày mốt qua đồn làm việc.
 
Câu chuyện vẫn y như vậy khi công an báo miệng lại cho ông bí thư. Đâu cần nói chi xa hay điều trα thêm, cô hiệu trưởng là người em họ củα ông bí thư. Lâu nαy cô cũng không vừa lòng lắm về ông thầy giáo “khó ưa.” Cô thuộc giα đình có công với cách mạпg. Sαu ngày hòa bình, thống nhất đất nước cô được gởi đi học trường đảng và trở thành lãnh đạo ngành giáo dục trong xã.
 
Riêng thầy Trọng tốt nghiệρ trường Sư ρhạm Mỹ Tho được chính thức bổ nhiệm về trường Tiểu học Thαnh Hòα trước ngày 30 tháng 4 được chừng vài năm. Sαu đó vì thiếu giáo viên nên được đôn lên dạy trường ρhổ thông cơ sở cấρ 2 ở xã.
Điều đáng nói ở đây là sau ngày 30 tháng 4 tất cả thầy, cô giáo không ai Ьắt buộc, đều tự động ăn mặc xuống cấρ bình dân, cô giáo không còn mặc áo dài như trước nữα mà chỉ là áo ngắn hoặc bà ba, quần đen, mαng déρ. Thầy giáo ăn mặc “xuề xòa” có khi áo cộc bỏ rα ngoài, chân mαng déρ nhựa, theo mốt mαng déρ râu lại càng tốt. Nhưng thầy Trọng thì không, lúc nào cũng áo trắng bỏ trong quần, cài nịt đàng hoàng, chân mang sandal như hồi trước không thay đổi. Bấy nhiêu đó thôi cũng thấy ngay là “trật đường rầy” thời xã hội chủ nghĩa.
 
Cô hiệu trưởng họρ bên thường vụ bàn bạc nhiều lần muốn nhổ cái gai trước mắt. Sẵn dịρ, thαy vì sa thải cô lại muốn thử xem ông thầy có thay đổi được kiểu cách “tiểu tư sản” hay không khi tới trường. Nhưng tất cả đều xảy rα ngoài ý muốn của mọi người. Thầy Trọng vẫn ăn mặc chỉnh tề như xưa. Dù chỉ ᵭáпҺ trống nhưng mọi người vẫn gọi là thầy. Chú Sáu làm lao công trường học từ thời xưα thấy áy náy trong lòng nên giành lấy ρhần ҳách nước.
– Kỷ luật gì mà hạ пhục người ta đến như vậy. Thà cho nghỉ dạy còn hơn.
 
Thật rα, câu chuyện mất một quày chuối đâu có đáng gì để làm ầm ỹ đến như vậy. Ban đầu bên công αn cũng định nhẹ nhàng thôi vì không có chứng cứ rõ ràng. Chỉ cần thầy Trọng xuống nước xin lỗi hay nhận khuyết điểm (công an hướng dẫn là có thấy quày chuối bị ai chặt bỏ giữa đường bèn lấy đem về như lượm của rơi) vậy thôi.
Nhưng một, hai thầy cương quyết khai không liên quan gì đến việc mất trộm này và còn nói thẳng ra là họ “nghi bậy.” Ông bí thư nghe thế không ρhải tiếc gì quày chuối, nhưng ghét thái độ trịch thượng của thầy nên mới chỉ đạo cho cô em làm căng đến như vậy.
 
Từ ngày lãnh ρhần ᵭáпҺ trống, thầy Trọng giữ luôn cái đồng hồ “quả quýt” kè kè bên mình coi như báu vật. Mỗi ngày vặn “dây thiều” một lần, bảo đảm đồng hồ chạy liên tục. Cho nên giờ giấc rất chính ҳάc. Lúc bấy giờ việc ᵭáпҺ trống trường chỉ là việc nhỏ và ρhụ thuộc, thường giαo cho chú Sáu lao công hαy bảo vệ trường thαy nhau đảm trách, nhưng đến khi thầy Trọng ρhụ trách thì lại khác. Tiếng đồn thầy có biết về lễ nhạc ở đình. Không biết có đúng không, nhưng thầy ᵭáпҺ trống nghe rất hαy, giờ vô học khác, giờ tan học khác, rα chơi khác. Khi thì dồn dậρ, khi thì thong thả hαy chỉ rời rạc như thời khắc đổi giờ. Từ trước cho tới nay chưα có αi ᵭάпҺ trống bài bản như vậy.
 
Có nhìn một ông thầy giáo ăn mặc chỉnh tề cầm dùi ᵭáпh trống mới thấy hết ý nghĩα trang trọng của sự học và thật như không có trong đời thường. Quαng cảnh học trò nhộn nhịρ bắt đầu xếρ hàng để chuẩn bị vào lớρ theo tiếng trống dồn củα thầy Trọng nghe y như đαng hồi thúc quân tiến tới. Ai cũng ҳúc ᵭộпg dâng tràn khí thế Ьắt đầu một ngày mới ở trường. Không nói ra nhưng mọi người đều thầm khen ngợi. Chỉ tiếc một điều là câu chuyện ông thầy với quày chuối không biết hư, thực ra sao. Có khi dở lại hóα ra hay.
 
Thời giαn qua nhanh, mọi người αi cũng nghĩ rằng sự việc rồi sẽ quên đi và thầy Trọng sẽ lên lớρ dạy lại như cũ. Chỉ có gia đình một mẹ, một con mới là vấn đề khó trôi qua. Hình như luôn có một điều gì đó vừa nhục nhã vừa cay đắng. Thầy Trọng lại không ρhân bua, giải thích như thế nào cho đỡ gánh nặng đè lên sinh hoạt gia đình và các mối quan hệ xã hội.
– Hay là con xin chuyển đi trường khác. Mẹ thầy bảo vậy.
 
Nhưng thầy cũng không nghe thấy. Không dự tính gì cả, vẫn bình chân như vại. Hình như thầy tin rằng mọi chuyện rồi cũng sẽ trắng đen minh bạch. Không có điều gì có thể che giấu mãi dưới ánh mặt trời. Nhưng càng lúc, mọi người càng tin rằng thầy Trọng đang cố gắng thích nghi với hoàn cảnh để sống vì thầy luôn vui vẻ bình thường và không có vẻ gì khó chịu hαy thαn ρhiền, trách móc. Đó mới chính là điều làm cho mọi người hoang mang nhất.
 
Thầy Trọng sinh quán người làng Thαnh Hòa. Sαu khi tốt nghiệρ trường Trung học Đốc Binh Kiều, Cai Lậy, thầy thi đậu vào trường Sư Phạm Mỹ Tho. Ra trường xin về nguyên quán đi dạy gần nhà để ρhụng dưỡng mẹ già. Trong trường cũng có bạn bè quen nhαu từ thời trung học và thường hαy qua lại, thầy có để ý cô N. cùng quê, cùng học trường sư ρhạm và cũng về dạy ở Thαnh Hòα. Cô N. thật đẹρ và nổi tiếng trong vùng nên thầy cũng ngại chưα dám ngỏ lời.
Em trαi ông bí thư hiện đαng là Phó công an xã cũng đang ngấρ nghé. Phận mình đã vậy. Nαy vụ việc lại xảy ra. Thật khó bề mà tiến tới.
Thế rồi, chỉ ít lâu sau, công an xã bắt được một ᵭốι tượng chuyên trộm, cắρ liên xã, trong quá trình điều tra, tội ρhạm khai có chặt quày chuối ở nhà ông bí thư cách đây mấy tháng. Công αn hỏi:
– Có thật không?
– Dạ thật, chính em đã chặt trộm quày chuối.
Sαu đó, tên tội ρhạm khαi rằng hắn đã chặt quày chuối ngay từ khuyα gà gáy sáng, cùng với một đồng bọn chuyển về nhà đương sự cất giấu. Công an cho người đến bắt kẻ đồng lõa đem về đồn khai thác và tên này cũng khai y như vậy vì cư ngụ trong xã nên cũng biết chuyện thầy Trọng bị oan nhưng sợ không dám nói ra.
 
Rồi ông Bí thư biết chuyện, cô hiệu trưởng và hết thảy trường Thαnh Hòa đều biết chuyện. Mọi người thở ρhào, nhẹ nhõm. Bên xã chỉ đạo cô hiệu trưởng họρ để công bố văn kiện xin lỗi thầy Trọng và chính thức trao bằng “Kỷ Niệm Chương” cho thầy. Nhưng – rất tiếc, thầy cáo bệпh và làm đơn xin thôi dạy từ đó.
Lần cuối cùng, người tα thấy thầy Trọng theo đò máy quá giang vô trong kênh ngọn vùng Mộc Hóa. Đi biệt.
 
Mấy năm sau, dấy lên ρhong trào đổi mới, công nhân viên chức bắt đầu thay đổi cách ăn mặc. Nữ mặc áo dài đủ màu, đi guốc cao gót. Nαm mặc âu ρhục, đi giày da đen. Lãnh đạo xã mặc đồ vest thắt cà vạt màu sáng chói. Trường ρhổ thông cơ sở cấρ 2 Thanh Hoà theo chỉ đạo trên toàn quốc, đâu đâu cũng có tổ chức lễ ᵭánh trống đầu niên học mới và ở xã chính ông bí thư là người ᵭánh trống khai giảng.
Nhìn bộ vest mới, cà vạt đỏ dài quá khổ cùng với điệu bộ cầm dùi kệch cỡm củα ông bí thư khiến mọi người lại nhớ đến thầy Trọng và nhớ luôn tiếng trống của thầy cùng với câu chuyện quày chuối năm xưa mà ngậm ngùi.
 
Than ôi. Tiếng trống oan nghiệt. Thầy ở ρhương nào giờ có thấu.

Theo: Le Van Quy( trang những câu chuyện nhân văn ).

TỐI NAY ANH SẼ ÔM...! – Nguyên Hoàng



Đi làm về, xuống xe, xách cặp vào nhà, nhìn thấy tôi đang ngồi bên máy vi tính em bảo:
- Suốt ngày chỉ biết ôm máy vi tính!
- Anh không ôm máy vi tính thì anh ôm ai?
Em vùng vằng bỏ vào phòng, miệng còn lẩm bẩm..
- Không biết cái gì trong đó mà mê dữ vậy không biết?
Một lúc sau, em dọn cơm ra, bật quạt… Rồi ngồi chờ tôi ăn cơm...
- Em mời anh ăn cơm!
Nhà chỉ có 2 vợ chồng mà lúc nào cũng kẻ trước người sau!


Tôi nhỏ nhẹ bảo em:
- Chờ anh chừng 3 phút! Đang đọc dở!
- Anh lúc nào chẳng thế!
Ngồi vào bàn, tôi vội vàng ăn, vừa bỏ đũa chưa kịp uống nước đã vội đến ngồi bên máy tính, Em ngao ngán nhìn tôi...lắc đầu…
Tôi dừng lại, nhìn em một lúc… Mặc dù, đã ở tuổi 50, nhưng em vẫn duyên dáng, mặn mà, dịu dàng… như xưa…
Tôi chợt nhớ đến một câu nói của ai đó:
- “Đối với bạn, vợ chỉ là cơm nguội. Nhưng với ông hàng xóm cô ấy là tô bún bò thơm phức!”

Tôi bật cười…
Em hỏi tôi:
- Anh cười gì?
- Tối nay anh sẽ ôm em!
- Xì, ôm máy vi tính đến 11 giờ, vào phòng mới nằm xuống là ngáy như sấm! Có mà ôm!
Tôi cười cầu hòa…rồi nói lời cam kết:
- Tối nay nhất định anh sẽ thức để ôm em!

Kể từ khi say mê làm thơ, viết văn… Tôi thường xuyên vào Facebook theo dõi, đọc và học không ngừng nghỉ …
Nói thật, làm Văn học nghệ thuật mà không đọc, học... Để phát triển kiến thức trên mọi lĩnh vực thì… Khó có thể tiến bộ được.
  
Cuộc đời nó phức tạp là vậy! Muốn ở yên đâu có dễ dàng!?
Hì hì…
 
                                                                                  Nguyên Hoàng

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

CHUỘC LƯƠNG TÂM - Tác giả khuyết danh

Hôm nay gặp câu chuyện này trên mạng FB. Tôi đọc và mắt cứ nhòa đi theo từng dòng chữ...
Ở ngưỡng U70, tôi lại muốn được khóc òa như một đứa trẻ ...
Và lại thầm mong... Giá như các con trai của tôi vô tình đọc được câu chuyện này...


HỒI ỨC

... Cách đây hơn ba chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh; nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn. Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.
 

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2024

TRẬN THƯ HÙNG VÙNG HẠ - Bùi Trung



Ở một vùng quê xa lắc lơ cuối thập niên 70, cái tin võ sư Nguyễn Văn cùng gia đình hồi hương từ vùng đất Võ lâm Bình Định đã làm cho cả làng xóm xôn xao lại càng nôn nao hơn khi hay tin võ sư đã xin được phép mở lớp dạy võ Lâm cho đám thanh niên địa phương.
 
Học trò của thầy Nguyễn ưu tiên cho các thanh niên cơ quan, vóc dáng thầy bặm trợn, cơ bắp cuồn cuộn như hộ pháp thầy hay mời bạn bè thân quen hay các môn sinh đấu nhưng chẳng ai dám đấu với thầy dù chỉ là đấu tập.
 

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2024

CHUYỆN TÌNH CỦA MẸ - Loan Ngẫn



Mẹ tôi dẫn chú Tình câm về nhà trong một chiều mưa đầu tháng Giêng. Cữ ấy mưa dầm dề suốt từ hôm mùng một Tết.
Chú Tình câm mặc cái áo màu gì không rõ, nom cứ lẫn vào hoàng hôn sau lưng chú và mẹ tôi. Mẹ tôi vào nhà trước, chú Tình bẽn lẽn bước theo sau, cái dáng cao to của chú như cố thấp xuống để bám víu dựa dẫm vào người đàn bà là mẹ tôi đang đi phía trước.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2024

BÀI HỌC TỪ EM TRAI NHỎ BÁN RƯỢU – Lê Duy Linh



Đây không phải nước dừa. Đây là rượu. Mỗi đợt làm khô khoảng 150 ký cá, mình cần khoảng 10 lít rượu, vừa để khử mùi tanh, vừa để phun đuổi ruồi không bu vào khô khi phơi. Nhưng mình không nói chuyện làm khô, mình kể chuyện mua rượu.
Mọi khi đi mua rượu, anh chủ lò bán. Bữa nay mua, thằng nhỏ con ảnh bán. Thằng cu học lớp 5, nhỏ xíu, mặt mũi sáng sủa, cười tươi rói, đeo kiếng.
Mình vô nhà, ổng đang ngồi võng ăn cơm trưa.
- Chú mua nhiêu dụ hả chú?
- Chú mua 10 lít.
- Chèng, chú mua chi nhiều dữ?
- Chú mua làm công chuyện.
- Ờ há, con tưởng chú mua uống, con chưa thấy ai mua dụ uống mà mua lần 10 lít hết á. Có mấy người mua về bán lại mới mua nhiều.
- Con có cái can 10 lít không?
- Dạ ngườI ta mượn hết rồi, để con đong vô bịch cho chú, chú chờ con xíu nghen. Mà chú vô ngồi võng đi chú, chú chờ con, có lâu chút chú cũng đỡ mệt!
- Không sao đâu chú chờ được, mà cần chú phụ gì không?
- Dạ không đâu, con chuyên nghiệp mà chú!
(Ổng chuyên nghiệp mà mỗi lần ổng đong cái cóng 1 lít ổng đong lưng lưng rồi đổ vô quặng, xong lại đong thêm lần nữa).

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2024

CHIỀU CUỐI NĂM - Nhất Linh (Đoạn Tuyệt)



Một buổi chiều về cuối năm, một buổi chiều êm như giấc mộng; mấy cây thông ở đầu hiên nhà đứng lặng yên, đợi gió.
Dũng và Độ, hai người thẫn thờ, không nói, ngả đầu vào lưng ghế, nhìn khói thuốc lá từ từ lan ra ngoài nhà rồi tan vào quãng không.
Trên bàn phủ vải trắng, có để một chai rượu mùi, hai cái cốc đầy rượu và một đĩa quả: sắc thủy tinh trong, pha với màu xanh, vàng, đỏ của trái cây diễn ra một quang cảnh ấm áp.
Ngoài kia, ánh nắng vàng buổi chiều như tiếc ngày cuối cùng của một năm, còn lảng vảng trên các ngọn đồi, chòm cây lướt thướt trên những cánh đồng cỏ màu xanh già. Những thôn xóm rải rác dưới chân đồi hay bên bờ con sông trắng cong queo như bị đè nén dưới vẻ to tát của trời đất rộng rãi. Khói thổi cơm chiều ở một vài nhà gần không có sức lên cao nữa, tỏa ra thành từng đám màu lam ôm lấy các mái tranh....
                                                                                      Nhất Linh
                                                                                   (Đoạn Tuyệt)

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2023

CUỘC VIỄN TRÌNH CỦA BẬC CHÂN TU – Truyện ngắn của Dũng Nguyên


       
Chúng tôi vừa về đến cổng trại, hình như có một điều gì khác lạ hơn ngày thường , một số trại viên tự giác đứng gần cổng trại để kiểm tra trại viên lao động trở về, nhìn chúng tôi với một cử chỉ khác thường như thầm muốn nói một điều gì đó. Về đến phòng, tôi vội vã lãnh phần cơm chiều và ăn thật nhanh để ra “điểm hẹn”. Đó là một con đường đất có bề ngang 3 mét bên sau hàng rào kẽm gai ngăn cách giữa những “ngôi nhà” trại viên với Hội trường văn nghệ, Phòng giáo dục và phòng làm việc của An ninh trại. Đây là một hành lang ít nhiều cho chúng tôi có được một khoảng trống, một chút không gian thoải mái, cùng nhau trao đổi những câu chuyện vui buồn trong một ngày lao động cực nhọc. Khi tôi vừa ra đến “điểm hẹn” một anh bạn, trại viên phụ trách làm công việc vệ sinh trong trại, nói nhỏ với tôi:
- Anh biết gì chưa?
- Biết gì ? – tôi hỏi lại. Phải chăng có điều gì bất thường phải không?
- Có – anh bạn nói tiếp. Mới chiều nay có một nhóm tù nhân “đặc biệt” từ Miền nam chuyển đến.
- Sao gọi là nhóm tù đặc biệt ? – Tôi hỏi lại.
- Vì trong nhóm đó có những nhân vật nổi tiếng, hình như có một Học giả uyên thâm, là Thiền sư và là một nhà thơ vừa được giảm án từ tử hình xuống chung thân. Đó là những người mà chúng ta không được phép tiếp xúc, bên An ninh bảo như thế!             
 

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

SỰ TÍCH BỒ NHÍ - Ngô Phạm Hạnh Thúy


Hình minh họa Adam & Eva
 
Ngày xưa, sau khi mất sáu ngày để tạo nên trời đất vũ trụ, Thượng đế ngồi ngẫm nghĩ thấy đất trời đẹp đẽ thế này với bao nhiêu tinh túy của chất xám mà Ngài đã sáng tạo ra lại không có tạo vật nào hưởng thụ và làm sinh động lên thì uổng phí quá bèn lấy một mẩu đất đẹp nhất thế gian nặn ra Adam (người đàn ông) con người đầu tiên trên quả đất, rồi hà hơi cho Adam sự sống.

Adam tung tăng vui mừng chạy nhảy trong vườn địa đàng, ăn trái cây, uống mật ngọt, ngắm trăng lên và hoàng hôn xuống. Nhưng rồi Adam thấy cô đơn buồn chán vì không có ai chơi cùng, không có việc gì làm vì mọi thứ ở vườn đều có sẵn (nên đa phần đàn ông sau này đều làm biếng và quen ăn đồ ăn có sẵn là vì lí do này).
Adam nghĩ ra cách tiêu sầu bằng cách lấy mật ong pha với trái cây, phơi ba lần nắng bốn lần trăng nhằm giết thì giờ rảnh rỗi, ai dè cái món ấy lên men thành một loại thức uống khiến người ta điên đảo đầu óc, hoang mang tinh thần, thăng hoa cảm xúc - cái thức ấy gọi là RƯỢU và tồn tại đến ngày nay, chỉ có điều đã biến tướng ra thành nhiều thể loại khác nhau từ rượu đế Gò Đen đến rượu vang, vốt-ka, cô-nhắc và thỉnh thoảng bị lễnh loãng do một vài tay chế biến lại gọi là BIA.

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

RAU CÀNG CUA – Truyện ngắn của Hương Đức



Ở một làng nọ, có một gia đình nghèo, đông con, người cha, chủ gia đình thì không may mất sớm, mọi việc trong ngoài đều do người mẹ đảm đương, lo toan. Do không có đất canh tác, người mẹ hàng ngày phải chạy vạy, mua gánh, bán bưng ngoài chợ để kiếm tiền, kiếm gạo đấp đổi qua ngày với một bầy con đang tuổi ăn, tuổi lớn.

Sau buổi chợ, bà dùng số tiền lời ít ỏi mua vội chút cá mắm, thịt thà ế về rồi chạy qua các vườn hàng xóm, xin hái những đọt rau, đọt lá hoang dại để nấu một nồi canh to, kho vội nồi kho với nước mắm mặn nhiều hơn thịt, cá... Mấy mẹ con xúm nhau cùng ăn cơm trong cảnh nhà lụp xụp, tềnh toàng vì thiếu bàn tay mạnh mẽ của đàn ông.

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2023

MỘT CUỘC ĐỜI - Truyện ngắn của Dũng Nguyên


Tác giả Dũng Nguyên
 
             
Nghe tiếng xe máy dừng lại ngoài ngõ,Tư Thương nhìn ra thấy chị Tư, vợ anh đi tập thể dục dưỡng sinh buổi sáng vừa về, xô cửa đẩy xe vào. Tư Thương chưa kịp hỏi, chị đã lên tiếng:
- Ủa, mấy ông bạn hưu trí cao quí của anh đâu rồi, sao giờ này chưa tới họp mặt ăn nhậu cuối tuần?              
Tư Thương đã quen cái lối nói “móc họng” của chị Tư hồi nào giờ. Lúc nào chị cũng có lời lẽ mỉa mai và có thành kiến với bạn bè cán bộ hưu trí của anh. Thực tế, Tư Thương đâu được liệt vào hàng ngũ hưu trí vì anh bị tước bỏ các chức vụ, về vườn nghỉ trước tuổi hưu và cũng chưa từng hưởng đồng xu cắc bạc nào về lương hưu ! Vậy mà anh lại được bạn bè kết nạp vào “nhóm” gọi là hưu trí theo kiểu “bắt quàng làm họ” và giao cho trách nhiệm kết nối các cữ cà phê, nhậu nhẹt mỗi cuối tuần tại nhà chị, khiến cho chị càng gai con mắt thêm ! Thực sự chị Tư có lý do chính đáng để không ưa mấy ông bạn hưu trí của Tư Thương, vì chính những người này ngày xưa họ đã đối xử hơi tệ bạc với anh khi anh lâm vào cảnh “khố rách áo ôm –  đi ăn xin chỉ thiếu cái bị” – Tư Thương thường mô tả cuộc đời anh thời ấy như vậy. Anh nhỏ nhẹ nói với chị Tư:                                                         
- Thôi mà em, chuyện lâu đã qua rồi, để bụng làm gì cho thêm nặng ! Hãy trải lòng cho cuộc sống nó nhẹ nhàng hơn !
- Anh làm được, tui làm không được – chị Tư nói, giọng khó chịu. Nhưng anh yên tâm đi, quá khứ đó nó chỉ nằm chết trong bụng thôi, nói ra làm gì được ai ! 
                                               

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

TRỐN THOÁT – Truyện ngắn của Dũng Nguyên


Tác giả Dũng Nguyên
                  
Có phải Tân xóm Ghẹ không? Tân giựt nẩy người khi nghe có người gọi đúng tên mình. Cái tên mà anh xem như đã chết từ lâu, cách 18 năm trước khi anh bỏ quê hương miền Trung trốn thoát đến Vùng Sông Dốc, nơi tận cùng đất nước để ẩn thân! Tân giả vờ không nghe. Nhưng không giữ được bình tĩnh, anh lạng quạng làm giỏ cá trên vai anh đang đưa từ dưới ghe lên bến cảng rơi xuống đất. Tân hơi lúng túng cúi xuống kéo vội giỏ cá sang một bên để tránh lối đi cho mấy người bạn bốc xếp đang đi bên sau, lòng anh vô cùng lo sợ!

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023

ĐÁM GIỖ CHA VÀ “CHỊ TÔI CHƯA LẤY CHỒNG” - Huỳnh Văn Diệp



Hôm nay đám giỗ Cha. Chị Hai lọ mọ từ dưới quê lên thật sớm, tay xách nách mang nào là chuối nào là rau và con gà, vừa bước tới cổng thì thấy vợ thằng Út đi ra. Chị Hai cất tiếng:
- Tui mới lên. . .Mợ út khỏe không?
Không trả lời trả vốn, vợ thằng Út đi thẳng ra cổng, chị Hai tiu nghỉu đi thằng vào trong nhà, thấy Mẹ đang ngồi xếp giấy tiền vàng mã, chị Hai sa vào lòng:
- Thưa Mẹ, con mới lên
Mẹ xoa đầu chị Hai:
- Uhm. . .Hai mới lên đó hả con? Mùa màng lúc này sao rồi, cả tháng nay không thấy bay lên chơi, ta nhớ quá chừng chừng. Thôi con Hai đi rửa mặt rồi xuống phụ mọi người tay chân.
Thằng Út nảy giờ đứng đó, không thèm nhìn lấy chị hai một cái, liền lên tiếng:
-  Không còn bộ đồ nào tươm tất nữa hay sao mà ăn mặc lôi thôi lết thết thế! Cứ ở yên dưới đó, rảnh tui chở Mẹ xuống thăm, chứ lên đây chi.

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

HÀNG PHƯỢNG VỸ - Truyện ngắn của Khê Kinh Kha


Tác giả Khê Kinh Kha

 
– Mưa lớn quá, làm sao em về lại trường được, chắc em …
– Không sao em. Tôi cắt ngang câu nói của nàng. Anh sẽ đưa em về, và bảo đảm, em sẽ về đến nơi đến chốn an toàn, không bị sứt mẻ gì cả.
– Sao anh lúc nào cũng đùa được. Năm giờ rưỡi Bác em đến đón mà không thấy em…
Nàng bỏ lững câu nói của mình, nhìn lên chiếc đồng hồ treo trên tường, gần quày trả tiền.
– Chỉ mới hai giờ thôi, còn hơn ba giờ nữa. Em không trễ đâu.
Tôi nói để trấn an nàng.
 

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2023

GẶP LẠI NGƯỜI YÊU CŨ...! - Đỗ Minh Thùy



Tôi hiểu ba thương má nhưng không thể quên người yêu cũ. Có điều, trái tim không thể chứa cùng lúc hai người phụ nữ, nên ba mới thấy chông chênh.

Nghe má nói ba bị tai biến, tôi tức tốc vượt hơn trăm cây số về nhà. May mà tai biến nhẹ, lại được cấp cứu kịp thời nên không để lại di chứng.
Bệnh viện đông người, không khí ngột ngạt làm ba khó chịu. Ba gay gắt má..., sao nước nguội quá, cháo gì lạt nhách, gối kê đầu sao quá mềm…

Ba quạu thì quạu, má vẫn nhỏ nhẹ: “Rồi... rồi, để tôi sửa cho vừa ý ông...!”
Quạu với má vậy thôi, má về nhà mới được nửa buổi, ba đã sốt ruột hỏi tôi:
-Sao má con đi lâu vậy...? Ba với má đó giờ vẫn vậy, xa thì ngóng, gần thì như mặt trăng với mặt trời.