Tác
giả bài viết Hoàng Hóa
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRƯỜNG XƯA THẦY BẠN CŨ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRƯỜNG XƯA THẦY BẠN CŨ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021
NHẤT TỰ VI SƯ - Hồi ký của Hoàng Hóa
Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019
“HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA NGƯỜI THẦY ĐÁNG KÍNH - Võ Văn Cẩm
Nguồn:
Tác giả Võ Văn Cẩm
https://nld.com.vn/van-nghe/hoai-niem-thay-co-giao-cua-nguoi-thay-dang-kinh-20190517211914028.htm
Tác giả Võ Văn Cẩm
“HOÀI
NIỆM THẦY CÔ GIÁO”
CỦA NGƯỜI THẦY ĐÁNG KÍNH
19 năm cặm cụi đèn sách, chúng ta có biết bao nhiêu
người thầy truyền đạt kiến thức, tạo nên vóc dáng cho một con người đủ kiến thức
căn bản bước vào đời.
Ngoái nhìn lại, có bao nhiêu học trò ghi lại công đức
của người dạy dỗ mình? Dù rằng mỗi người vào đời bằng những con đường khác
nhau, thời gian cắp sách cũng tùy vào hoàn cảnh từng người và rất nhiều thầy dạy
nhưng mối quan hệ mỗi thầy cô mỗi khác, cho nên chúng ta hiếm hoi bắt gặp những
trang sách học trò viết về thầy mình.
Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019
CẢM NHẬN CỦA TÔI VỀ TẬP: “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC - Võ Văn Cẩm
Tác giả Võ Văn Cẩm
CẢM
NHẬN CỦA TÔI VỀ TẬP: “HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO” CỦA ĐOÀN ĐỨC
Võ Văn Cẩm
Cách đây gần 2 năm, tôi nhận được tập “Hoài niệm Thầy
Cô giáo” của Đoàn Đức.
Thầy, cô giáo là người có ảnh hưởng rất lớn về nhân
cách con người và nhận thức cuộc sống.
Để vượt qua việc học ở trường, ở lớp, ở giảng đường
chúng ta phải mất 19 năm : 3 năm Mẫu giáo, 5 năm Tiểu học, 7 năm Trung học và 4
năm Đại học.
19 năm cặm cụi đèn sách, chúng ta có biết bao nhiêu
người thầy truyền đạt kiến thức, tạo nên vóc dáng cho một con người đủ kiến thức
căn bản bước vào đời.
Ngoái nhìn lại, có bao nhiêu người học trò ghi lại
công đức của người dạy dỗ mình? Dù rằng mỗi người vào đời bằng những con đường
khác nhau, thời gian cắp sách cũng tùy vào hoàn cảnh từng người, dù rất nhiều
thầy dạy, nhưng mối quan hệ mỗi thầy cô mỗi khác, cho nên chúng ta hiếm hoi bắt
gặp những trang sách học trò viết về thầy mình.
Đặc biệt mối quan hệ thầy trò khó diễn đạt và nhạy cảm,
mối quan hệ ấy khó viết thành sách, vì mỗi thầy cô dạy ta thời gian không lâu,
nên khó lưu lại những dấu ấn trong thời gian ngồi ở trên ghế nhà trường.
Vì quan niệm giáo dục có ranh giới ngăn cách quá lớn
giữa thầy và trò, chỉ có những người học trò xuất sắc, kiến thức vượt trội, nên
mối quan hệ thầy trò thoáng hơn, trường hợp này tình thầy trò như một người bạn
đời tri kỷ: Đoàn Đức là người học trò cá biệt ấy.
Kiến thức cảm thụ của học sinh, khó đủ số liệu để diễn
đạt cách dạy của thầy mình, đây là một rào cản, một việc làm khó khăn.
Thứ Ba, 2 tháng 4, 2019
“HÉ MỞ MỘT GÓC NHỎ TRÁI TIM MÌNH” - Tạp văn Võ Văn Cẩm; “KHÓC BẠN NGUYỄN KHỎE” - Thơ Châu Thạch
Anh Nguyễn Khỏe và anh Châu Thạch
HÉ
MỞ MỘT GÓC NHỎ TRÁI TIM MÌNH
Võ Văn Cẩm
Tôi nén nỗi đau khi mất một người bạn thân: Nguyễn Đạo
Khỏe (1945)
Khỏe là người không còn trên dương thế, nhưng vĩnh viễn
được nhiều người thương nhớ và nhắc nhở. Tình thương bay xa nhưng tình yêu còn mãi trong trái
tim người ở lại. Nỗi đau mất bạn đã nhiều năm, nhưng nó vẫn còn hiện hữu
trong trái tim tôi.
Mỗi lần ngang qua nhà, tôi thường ghé lại đốt cho bạn
một nén hương. Thăm chị Khỏe và các cháu.
Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019
CHỊ TÔI... - Quang Tuyết
Chị Thủy An
CHỊ
TÔI...
Quang Tuyết
Viết về chị cả đời không hết chuyện... Khen suốt ngày
cũng không cạn ý, và có cố gắng học mãi đức tính tốt của chị cũng khó thành
công vì đó là bẩm sinh.
Chỉ mỗi phong thái ngồi, đi... của chị thôi mà tôi học
hoài sao cứ lóng cóng vụng về, đừng nói chi đến lời ăn tiếng nói điềm đạm, ôn
nhu cùng lối xử thế luôn một mực nhẹ nhàng với tất cả mọi người chung quanh...
Tôi không nhớ là đọc ở đâu bài viết về những người mẹ,
người chị Việt Nam..., những hình ảnh và nội dung bài viết làm tôi liên tưởng đến
chị: Nhu mì, hiền thục, chu đáo và hy sinh... Chưa hết, còn tiềm ẩn trong lòng
một chữ TÂM đậm nét.
Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019
DÀI VẠT ÁO XƯA - Trần Kiềm, Andy Nguyễn, Ngọc Quý
DÀI VẠT ÁO XƯA
Từ '”MEN LẠ,RĂNG
CHƯA VỀ QUẢNG TRỊ, NHỚ LẮM HUẾ ƠI, GỞI ĐÓA HOA LÒNG VỀ QUẢNG TRỊ”. Với cảm xúc
đó, nhân dịp SN 12/12 và đón NOEL 2018. Trần Kiềm xin gởi đến mọi người tác phẩm. “DÀI VẠT ÁO XƯA”. Thơ Andy Nguyễn, Nhạc Trần Kiềm, Ca sĩ Ngọc Quý thể hiện.
Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019
VỚI ANH VÕ THÌN ! - Võ Văn Hoa
VỚI ANH VÕ THÌN !
Mùa hè đỏ lửa 1972, anh và tôi cùng ở Long Thọ, Huế. Anh học
Cử nhân Luật, tôi học Sư phạm. Anh vóc người cao ráo, phong độ, văn võ song
toàn. Ngoài giờ học ở giảng đường, về nhà anh còn mở Võ đường Karatedo, võ sinh
theo học rất đông.
Với bạn bè, anh sống hết mình, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.Nhà
thơ Phương Xích lô ở Huế, mất ở An Tiêm, Triệu Thành (2002), anh tâm nguyện tổ
chức làm đám tang bạn ở nhà mình và sẵn lòng đem tấm áo đạo sĩ mới may liệm bạn:
Ta còn thêm chút gì không?
Bài thơ định mệnh bên dòng kênh xanh
Bảy năm sau đó Triệu Thành
Võ Thìn đạo sĩ áo lành liệm Phương!
Võ Văn
Hoa
Có lần, tôi đang tập huấn ở Huế, vào Hải Lăng không gặp, thế
là anh và một số bạn bè tri âm không ngại đêm hôm bươn bả vào tìm gặp, hâm nóng
nàng thơ.
Thế đấy, con người anh rất gần gũi, hòa đồng, giai tầng nào
cũng mến mộ anh. Đặc biệt anh có một giọng ngâm thơ truyền cảm, sâu lắng dễ đi
vào lòng người.
Gần 2 năm trước,vào lúc 3h15 phút ngày 14/10/2008, trên
trang triamcac.net tôi đã viết bài thơ VÔ NGÔN tặng anh. Thực lòng, tôi coi anh
là sĩ phu, là quân tử thời nay.
Từ đây, tôi, chúng ta những người yêu quý anh sẽ mãi mãi
không còn Anh trên đời ! Còn chăng con số 01266544468 mời anh từ cõi âm về nâng
ly! Bái biệt!
VÔ NGÔN
“Một phút thanh nhàn trong thuở ấy
Ngàn vàng ước đổi được hay chăng”
Nguyễn Trãi
Người đại ngôn
Người im lặng
Chết
“Đạo sĩ” đất Thành Cổ
Sống hết mình
Sống thanh thản
Sống !
Có kẻ sống như chết
Có người chết như sống
Vô ngôn
03h15 ngày 14.10.2008
Võ Văn Hoa
Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018
NGÔI TRƯỜNG CŨ, ƠI 10A3 - Video clip La Thụy ngâm thơ
NGÔI TRƯỜNG CŨ - ƠI 10A3
Gần bốn mươi năm rồi, phải chăng thế
Ơi, mái tôn vách ván sân trường xưa
Ơi bè bạn ! Thẹn thò ngày mới lớn
Ghế cầm tay thắm dệt đóa hoa mơ
Nguyễn Hoàng (*) ! Thôi vời vợi ngôi trường cũ
Ngăn phên gót vẫn thích hơn tường vữa
Tiếng học ồn ta vẫn thấy véo von
Còn chăng hương má cốm đến thơm giòn ?
Mắt mở lớn lũ học trò thuở ấy
Những Cường, Oanh, Bình, Phú… lộng hồn trai
Chân chập chững vẫn vào đời mạnh bước
Ươm mơ hồng luôn dự phóng tương lai
(Còn măng sữa nhưng tưởng rằng vượt lớn
Bàn sự đời “từng trải” đến ngây ngô !
Thơ vụng dại cho rằng tài xuất chúng
Xô tượng thần đạp ngã những ngai thờ
“Cánh sen vàng”, “cành trúc” thơ ngày cũ
Đám trai non háo hức cố thi tài
Gieo vần họa, tôn xưng làm tam tuyệt
Ơi cuồng kiêu ! Thơ dại hơn loài nai )
Thương thắm thiết lớp 10 xưa cũ đó
Tảng đá buồn rêu phủ tên A3 ?
Thương Non Nước hang sâu cùng dốc núi
Mây bay về ai nhắn kể chuyện ngày qua
(Lan và Thắm còn than chăng chân mỏi
Hường Trúc ơi, vẫn ngọt nước dừa tươi
Trên đỉnh núi nhấm hoài vắt xôi dẻo
Thoáng mắt nhìn Thân có thấy bồi hồi )
Và Phi Hải cát vàng chao sóng vỗ
Ta ngày xưa nồng ấm đẹp hồn mơ
Chưa yêu thương sao lòng hoài rộn rã
Ơi Thuận Thân ! Ơi ngày tháng xa đưa !
Trường học cũ giờ tan thành cát trắng
Thầy cô xưa mù biệt với ngàn khơi
Thời “tản cư” chập chờn vương hư ảnh
Khói sương mờ hay kỷ niệm lên hơi
Thoáng kỷ niệm về bơi trong đáy mắt
Ta trầm ngâm hoài tưởng cả trời xưa
Nghe vang vọng dư âm bao tình mất
Thoảng bay cao diệu vợi những giai thừa
LA THỤY
(*) Mùa hè đỏ lửa 1972, theo chân người tản cư Quảng Trị, trường Nguyễn Hoàng dời vào trại 5 Non Nước, Hòa Long, Hòa Vang, Đà Nẵng (gần Ngũ Hành Sơn – tức núi Non Nước). Cơ sở vật chất của trường thiếu thốn trăm bề, học sinh phải xách ghế đi học
Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018
QUA ĐẠO ĐẦU NHỚ THẦY PHAN PHỤNG THẠCH - Võ Văn Hoa
Nguồn:
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/qua-dao-dau-nho-thay-phan-phung-thach-1113624536.htm
QUA ĐẠO ĐẦU NHỚ THẦY PHAN PHỤNG THẠCH
Võ Văn Hoa
Những năm đầu thập niên 1970, tôi ra học Trung học Đệ
nhị cấp Nguyễn Hoàng (Quảng Trị). Mới đó mà đã 35 năm. 35 năm chưa phải là dài
nhưng với tôi đã có những kỷ niệm sâu sắc về mái trường, về Thầy Cô, về bạn bè.
Là dân ban C (ban văn chương) nên tôi thường đến thư
viện nhà trường. Người thầy “quản thư” không dạy tôi một giờ nào nhưng tôi “tâm
phục khẩu phục”. Đó là nhà giáo – nhà thơ Phan Phụng Thạch, người mà tôi thường
gặp tác giả trên các tạp chí Bách khoa, văn..., những tờ báo “vang bóng một thời”.
Một ông thầy dong dỏng cao, thường đeo kính trắng, ít
nói, nhưng đọc thơ thầy nói mới hay cái TÂM của người luôn hướng về quê hương,
bạn bè, đặc biệt là học trò của mình.
Tập thơ “Lưu bút mùa hạ” của Thầy là một minh chứng:
Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018
LỚP ĐỆ THẤT 3 CỦA TÔI - Đoàn Minh Phú
Đoàn
Minh Phú
(1968)
LỚP
ĐỆ THẤT 3 (NIÊN KHÓA 1968 - 1969)
TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ
Niên khóa 1968 - 1969, chúng tôi thi đậu vào khóa tuyển sinh Đệ thất
của trường Trung Học Nguyễn Hoàng. Nói làm sao được sự sung sướng của lũ trẻ chúng tôi
khi được vào học trong một ngôi trường danh tiếng như thế. Riêng tôi còn hãnh
diện hơn khi thi đậu với thứ hạng 7 trên khoảng 350 học sinh được tuyển. Chúng
tôi được xếp vào lớp Đệ thất 3, gồm 53 học sinh do thầy Lê Văn Quýt làm giáo sư
cố vấn. Thầy Quýt là giáo sư dạy Pháp
văn nhưng niên khóa đó thầy lại được phân công dạy Anh văn. Lớp Đệ thất 3 được
thầy bố trí sơ đồ chỗ ngồi theo kiểu “nam nữ hữu biệt”. Lớp chia làm hai: nam
ngồi bên trái, nữ ngồi bên phải (vị trí trái, phải ấy nhìn từ bàn giáo sư và bảng lớp xuống). Những
học sinh nhỏ con phải ngồi bàn đầu gồm: Đỗ Văn Phước, Hoàng Văn Oanh, Thái Hoàng Nam, Hồ Xuân
Phục, Đoàn Minh Phú (bên nam); Nguyễn Thị Hồng Nhạn, Quốc Thị Hoàng Oanh, Võ Thị Nguyên, Lê Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Phi (bên nữ). Những anh chị to cao thuộc dạng “quậy” ngồi
phía sau gồm: Võ Đình Mướp, Nguyễn Đức Phong, Nguyễn Gia Ninh, Ngô Phúc, Nguyễn Nam, Phan Hùng Phi (bên nam), Tôn Nữ Bích Nhạn, Lương Thị Ngọc Sâm, Đào Thị Bạch Nhật,
Cao Thị Quang… (bên nữ).
Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018
THƠ CHO NGƯỜI PHÚC LỘC - Phan Phụng Thạch
Nhà
thơ Phan Phụng Thạch
THƠ
CHO NGƯỜI PHÚC LỘC
Em có về thăm Phúc Lộc
không ?
Nắng xưa e nhạt áo em hồng
Những con bướm của thời
thơ ấu
Còn trở về bay trong nắng
trong
Quê cũ bên trời ơi nhớ lắm
Cuộc tình còn đó những si
mê
Thương em áo lụa chều hoe
nắng
Thương cả con đường em bước
đi
Đời đã ba mươi hồn đã mỏi
Lẽ nào trôi mãi giữa
hoang liêu
Em bây giờ cũng như sương
khói
Không nhớ sao lòng anh hắt
hiu
Bao giờ em đã trở về Phúc
Lộc
Nhớ gửi cho anh ít nắng
vàng
Với đóa hoa anh cài mái
tóc
Phương người anh sẽ đón
xuân sang
Phan Phụng Thạch
Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018
LỜI BẠT "ĐOÀN ĐỨC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM VỀ THẦY CÔ CŨ" - Nguyễn Văn Quang
LỜI BẠT
"ĐOÀN ĐỨC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM VỀ THẦY CÔ CŨ"
Năm mươi ba năm về trước, tôi quen biết Đoàn Đức khi
cùng bước chân vào lớp Đệ Tam C (lớp 10), trường Trung học Nguyễn Hoàng - Quảng
Trị. Tôi thuở nhỏ thất học nên khi vào Đệ Nhị Cấp người đã cao lớn như một
thanh niên. Đức là dân thành thị, được học hành sớm nên so với tôi, anh nhỏ
hơn, cỡ bằng tuổi em mình. Tuy nhiên, khi nhận biết Đức thông minh, học giỏi,
có trí nhớ tuyệt vời và đam mê học tập, nhất là sự hòa đồng với bạn bè, tôi đã
quyết định kết thân với Đức để trao đổi việc học tập, không có mặc cảm lớn-nhỏ,
tỉnh-quê. Sau một thời gian, khi đã quen thân nhau, tôi thường lui tới nhà Đức
học hoặc chuyện trò. Một hôm tôi đến nhà thì Đức đi vắng; cụ thân sinh của Đức
niềm nở tiếp đón và chân tình nói với tôi: “Em Đức nó còn nhỏ, trẻ người non dạ,
có gì ở lớp cháu góp ý giúp đỡ cho em với”. Tôi nghe mà thấy hổ thẹn với lời nhờ
của cụ. Có lẽ ông cụ tưởng tôi lớn người nên khôn ngoan, tài giỏi hơn Đức, còn
thằng con út Đoàn Đức của cụ thì còn ngây thơ, khờ khạo lắm, cần có người lớn
tuổi kèm cặp thêm. Tôi lễ phép và chân thành thưa lại với cụ: “Thưa bác, cháu
là học sinh từ quê lên, thuở nhỏ thất học nên bây giờ lớn xác rồi mà phải cùng
học với các bạn nhỏ tuổi hơn. Cháu thấy bạn Đức giỏi lắm, trẻ người nhưng không
non dạ đâu mà bác lo. Cháu còn phải học ở Đức nhiều thứ chứ đâu dám bày vẽ thêm
cho Đức điều gì.”
Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018
THAY LỜI KẾT TẬP SÁCH "HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO" - Đoàn Đức
THAY LỜI KẾT TẬP SÁCH "HOÀI NIỆM THẦY CÔ GIÁO"
Đoàn Đức
Thầy cô trường Nguyễn Hoàng rất có tình cảm và quan tâm đến học sinh, không phải chỉ ở trong nhà trường khi còn học, mà ngay cả sau này khi ra đời; gặp nhau trong quân trường, ra đơn vị quân đội, tại nhiệm sở công tác, cùng dạy tại một trường hay khi gặp khó khăn trong cuộc sống và trái lại học trò đối với thầy cô cũ cũng thế. Quý thầy cô đã thực hiện sứ mệnh cao cả của một người cầm phấn. Người xưa nói gặp gỡ nhau là có sẵn duyên, được làm thầy trò với nhau lại là cái duyên lớn của nhiều kiếp trước. Chính vì vậy những người học trò chúng tôi luôn tri ân thầy cô đã truyền thụ những kiến thức, dạy dỗ nên người và luôn cố gắng sống xứng đáng là người có học, có giáo dục để kế tục sự nghiệp của thầy cô bằng cách sống đạo đức, chân thật, có hiểu biết; đồng thời truyền thụ những gì mình học được cho thế hệ sau.
Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018
THẦY GARY CARKIN, GIÁO SƯ DẠY ANH VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG - Đoàn Đức
Thầy Gary Carkin
Dạy Đàm Thoại Tiếng Anh Lớp Đệ Nhất C (Lớp 12) NK 1966-1967
Lần đầu tiên trường Nguyễn Hoàng có giáo sư người Mỹ đến dạy đàm thoại luyện giọng và văn chương Mỹ tại các lớp ban Văn chương sinh ngữ như ở đại học. Đây là một sự kiện mới lạ ở một ngôi trường tỉnh nhỏ. Thầy người xứ Vermont, tiểu bang vùng đông bắc Hoa Kỳ, tốt nghiệp M.A tại trường đại học Vermont. Thầy cùng với nhiều người Mỹ khác tốt nghiệp Đại học đến Việt Nam trong chương trình “Cơ quan chí nguyện quốc tế” International Volunteer Service (viết tắt là IVS) để dạy tiếng Anh cho các trường Đệ Nhị Cấp có ban C và Đại học Văn khoa.
Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018
THẦY LÊ MẬU TÂM, GIÁO SƯ DẠY MÔN TRIẾT TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG - Đoàn Đức
Thầy Lê Mậu Tâm
Dạy Triết lớp Đệ Nhất C (Lớp 12) Trung Học Nguyễn Hoàng Quảng Trị niên khóa 1966-1967
Trường trung học Đệ Nhị Cấp Nguyễn Hoàng cho đến hè năm 1966 chỉ có lớp Đệ Nhất ban A và ban B. Học sinh ban C sau khi đậu Tú Tài bán phần (Tú Tài I) nếu không chuyển qua ban khác, muốn tiếp tục học ban C thì phải vào Huế học ở trường Quốc Học (nam) hay trường Đồng Khánh (nữ).
Sau khi thi đậu, tôi và Nguyễn Văn Quang đem toàn bộ hồ sơ học sinh cùng với giấy giới thiệu chuyển trường của thầy Hiệu trưởng Thái Mộng Hùng đem nạp vào trường Quốc Học. Trường Quốc Học không mặn mà với học sinh Quảng Trị và chúng tôi cũng không có duyên với trường Quốc Học nên Quang và tôi (là hai người không muốn vào Huế học vì điều kiện kinh tế) ôm hồ sơ về lại trường Nguyễn Hoàng, thuật chuyện với thầy Hùng. Sau khi lắng nghe nỗi lòng ấm ức của chúng tôi, thầy gật đầu quyết định mở lớp Đệ Nhất C. Tôi và Quang mừng như hồi còn nhỏ mừng mẹ đi chợ về. Vấn đề không phải là trước đây không mở được lớp Đệ Nhất ban C mà vì không đủ sĩ số và thiếu một giáo sư ban Triết tốt nghiệp Đại học Sư phạm. May thay, năm này có thầy Tâm là giáo sư môn Triết, tốt nghiệp Đại học Sư phạm về dạy, và sĩ số chúng tôi là 28 người gồm hai ban Anh văn và Pháp văn. Vậy lớp Đệ Nhất C chúng tôi là lớp đầu tiên, và trường Nguyễn Hoàng trở thành trường Đệ Nhị Cấp có đầy đủ các ban. Xin cám ơn thầy Ký hiệu trưởng trường Quốc Học lúc bấy giờ, là người tạo nên sự về lại trường Nguyễn Hoàng của chúng tôi.
Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018
THẦY HỒ SĨ CHÂM, GIÁO SƯ DẠY ANH VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ - Đoàn Đức
Thầy Hồ Sĩ Châm
Dạy Anh văn lớp Đệ Nhất C (Lớp 12). NK 1966 – 1967
Năm lớp Đệ Nhất C, thầy Hồ Sĩ Châm dạy chúng tôi môn Anh văn, sinh ngữ 1. Được biết thầy tốt nghiệp chuyên ngành Cử nhân Văn chương Anh Mỹ (B.A. in English Literature) và sinh ngữ phụ là Pháp và Đức ngữ, tại Hoa Kỳ. Thầy xuất thân trong dòng tộc Hồ Sĩ có tiếng ở Quảng Trị nên chúng tôi rất ngưỡng mộ. Ngày đầu tiên thầy vào lớp, trông thật hiền lành, dáng người trung bình, nhỏ nhắn. Thầy đọc và giảng bài như các thầy tốt nghiệp ĐHSP Huế hay Sài Gòn chứ không có vẻ “Mỹ” chút nào cả, chỉ có khác là thầy nói tiếng Anh rất tự nhiên và lưu loát. Năm học lớp Đệ Nhất C, bạn thân của tôi, Đỗ Tư Nghĩa vì buồn tình nên xin học miễn chuyên cần, chỉ tới lớp học môn Triết mà thôi chỉ khi nào thi Đệ Nhất Lục Cá Nguyệt hay Đệ Nhị Lục Cá Nguyệt (tức học kỳ I và II) thì mới có mặt đầy đủ để thi các môn. Tôi thoạt đầu thấy trống vắng và buồn vì Nghĩa ngồi cùng bàn sát bên trái tôi suốt sáu năm liền; nay năm cuối chỉ còn lại mình tôi. Thế nhưng rồi cũng quen vì đã có người khác thay thế ngồi bên cạnh. Bấy giờ tôi phải giơ tay hoạt động nhiều hơn và lên bảng nhiều hơn vì lớp chỉ còn 13 người mà tiếng Anh là môn chính, hệ số 3, sáu giờ một tuần.
Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018
THẦY TRẦN THƯƠNG BÁ, GIÁO SƯ DẠY VIỆT VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG - Đoàn Đức
Thầy Trần Thương Bá
Dạy văn lớp Tam C (lớp 10) – Niên Khóa 1964 – 1965
Trường Nguyễn Hoàng từ khi có Đệ Nhị Cấp thì học sinh Đệ Nhất Cấp đeo bảng tên màu đỏ, học sinh Đệ Nhị Cấp bảng tên màu xanh đậm, biên giới giữa 2 cấp là bằng Trung học Đệ Nhất Cấp, còn gọi là bằng Thành Chung, bằng Diplôme; (với bằng này có thể đi thi cán sự y tế và ra trường dư sức nuôi vợ con, nếu đi lính thì mang cấp bậc Trung sĩ.) Vì thế học sinh bảng đỏ chúng tôi kính ngưỡng học sinh bảng xanh Đệ Nhị Cấp là đàn anh hay bậc thầy, vì họ đã đậu Diplôme, và Tú Tài I.
Chúng tôi sau khi thi đậu Diplôme, như qua một thế giới khác – Đệ Nhị Cấp với bảng tên màu xanh dương đậm và được phân ban theo sở thích, năng lực. Ban A: Sinh vật và lý, hóa là môn chính, Ban B: Toán và lý, hóa là môn chính, Ban C: Văn, sinh ngữ 1 là môn chính, hệ số 3, sinh ngữ phụ và sử địa hệ số 2.
Ba đứa bạn thân chúng tôi đành chia lìa: Tôi và Đỗ Tư Nghĩa cùng vào ban C vì kém Toán, Lý, Hóa. Còn Nguyễn Thắng chọn ban B vì giỏi Toán, Lý, Hóa. Thế nên tôi viết về một vị thầy dạy văn có nhiều ấn tượng đối với tôi ở cái tuổi hình thành nhận thức của mình đó là thầy Trần Thương Bá.
Tôi chỉ được học với Thầy về Ca dao và Chinh Phụ Ngâm hơn một học kỳ, bởi sau đó Thầy phải lên đường nhập ngũ.
Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018
CÔ NGUYỄN THỊ THANH, GIÁO SƯ DẠY PHÁP VĂN TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ - Đoàn Đức
CÔ NGUYỄN THỊ THANH, GIÁO SƯ DẠY PHÁP VĂN
TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ
Cô Nguyễn Thị Thanh
Dạy Pháp Văn sinh ngữ 2 Đệ Tam C (Lớp 10) và Đệ Nhị C (Lớp 11)
- Trong hai niên khóa 1964 - 1965, 1965 -1966
Lên Đệ Nhị Cấp, cô Thanh là người tôi rất quý mến, gia đình cô ở Thạch Hãn, quận Mai Lĩnh cùng làng với tôi. Chính nhờ cô mà tôi thích tiếng Pháp, rồi say mê văn chương cùng các trào lưu văn học Pháp từ lãng mạn, siêu thực, tương trưng cho đến hiện sinh. Tuổi thơ Đệ Nhị Cấp tôi miệt mài với các tác phẩm Lettres De Mon Moulin (Lá Thư Hè) của Alphonse Daudet, La Porte Étroite (Khung Cửa Hẹp) La Symphonie Pastorale (Hòa Âm Điền Dã) của André Gide, Bonjour Tristesse (Buồn Ơi Chào Mi), Aimez Vous Brahms (Cô thích nhạc Brahms ?) của Francoise Sagan và Le Malentendu (Ngộ Nhận), Le Vent à Djémila (Gió về Djémila), Le Mythe De Sisyphe (Huyền Thoại Sisyphe) của Albert Camus… là từ sự hướng dẫn dạy dỗ, khơi gợi của nhiều thầy cô, trong đó cô là người chủ yếu.
Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018
CÔ NGUYỄN THỊ NHÃ, GIÁO SƯ DẠY VIỆT VĂN TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG - Đoàn Đức
CÔ NGUYỄN THỊ NHÃ
(Dạy Việt Văn lớp Đệ Lục 2 (Lớp 7) và Đệ Tứ 2 (Lớp 9), NK 1961-1964 - Chủ nhiệm lớp Đệ Tứ 2)
Cô giáo thời Đệ Nhất Cấp tôi quý mến nhất là cô Nguyễn Thị Nhã, là người chú tâm huấn luyện học sinh giỏi luật thơ và trở thành người biết phê bình văn học. Năm Đệ Lục, khi dạy thơ Bà Huyện Thanh Quan cô giảng luật thơ Đường Thất ngôn bát cú rất kỹ, cô nói thể thơ gồm bảy chữ tám câu, luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. Thứ tự câu gồm : Phá đề, thừa đề, thực, luận và kết. Về niêm thì chữ thứ hai câu một niêm với chữ thứ hai câu tám, câu hai niêm với câu ba, câu bốn niêm với năm và câu sáu niêm với bảy, và cùng thanh bằng hay trắc. Về đối thì chỉ đối ở hai câu thực và hai câu luận. Khi đối thì danh từ đối với danh từ, động từ với động từ, trạng từ đối với trạng từ; từ Việt đối vời từ Việt, từ Hán đối với từ Hán; và còn phải đối ý nữa :
Gác mái ngư ông về viễn phố.
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
(Chiều Hôm Nhớ Nhà)
Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018
THẦY TRƯƠNG NGỌC HỘI, NGƯỜI THẦY KỲ LẠ DẠY ANH VĂN LỚP ĐỆ NGŨ 2, NK 1962-1963 - Đoàn Đức
THẦY TRƯƠNG NGỌC HỘI - NGƯỜI THẦY KỲ LẠ DẠY ANH VĂN LỚP ĐỆ NGŨ 2, TRƯỜNG NGUYỄN HOÀNG
NIÊN KHÓA 1962 - 1963
Thầy người ốm dáng cao da ngăm, tóc chải vuốt, thích mặc áo màu rêu. Đến trường, thầy ít giao tiếp với các thầy cô khác, bao giờ cũng như con sếu cô độc. Ở trường Nguyễn Hoàng thầy dạy tiếng Anh, nhưng dạy thêm “cua” toán ở trường nữ Phước Môn thì thầy lấy tên là Hoàng Ly Yến. Nghĩa và tôi đoán mò, người tình của thầy là Yến hay Hoàng Yến vì biệt hiệu trên là “Hội loves Yến” chúng tôi cũng thỉnh thoảng gọi thầy bằng tên này và nói cho thầy biết cách giải thích trên, thầy chỉ cười vui, nụ cười đó hàm ý mắng chúng tôi “đồ ranh con mà”.
Thầy Hội dạy không theo chương trình, mà dạy theo ý thầy. Thầy dạy thơ và đoạn trích từ các truyện dài hay ngắn Tiếng Anh. Con nít lớp Đệ Ngũ (lớp 8) mà học thơ tình của Lord Byron, John Keats. Nếu bây giờ, cách dạy như vậy sẽ bị đưa lên báo, lên mạng và bị phê bình, kiểm điểm là điều chắc chắn. Với chúng tôi nhờ thế mà sau này lên lớp Đệ Nhất (12) và vào đại học Anh Văn lại trở nên quen thuộc với văn chương Anh Mỹ. Tôi xin ghi lại phần lớn những bài dạy và lời giảng của thầy theo trí nhớ của mình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)