Coi, "ến xại" là gì? Đây là tiếng Tiều (Triều Châu), họ đọc như rứa cho hai chữ 蕹 菜 (âm Hán-Việt "ủng thái"), nghĩa là rau muống!
Thi hào Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều: "Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm BÔNG".
Trong tiếng Mường, còn goi là "proto Vietic" (tiếng Việt nguyên thủy), gọi "Pông".
Xứ Thanh, xứ Nghệ - xin chú ý- cũng gọi "Bông".
Nhiều tỉnh miền duyên hải vẫn giữ cách gọi "Bông".
Miền châu thổ Đồng Nai - Cửu Long, bà con gọi "Bông", dễ mến gì đâu!
Vì là Nam âm (quốc âm) nên ghi bằng chữ Nôm 葻, đọc là "BÔNG".
Còn, "rau muống biển"? Ta nói, "rau", "muống", "biển" đều là tiếng thuần Việt, có tìm đỏ con mắt cũng không thấy cách đọc này trong chữ Hán. Mà đều ghi bằng chữ Nôm: 蔞 rau, 𡗐 muống, 㴜 biển.
Bởi nếu hóa người ... kinh toàn phần, tức chỉ biết dựa theo chữ Hán (kéo theo âm Hán-Việt) làm "chuẩn" => ắt họ phải nói "ủng thái hoa" (蕹 菜 花), dẹp bỏ tiếng thuần Việt "BÔNG RAU MUỐNG"!
(*) Dị bản: "Chờ anh, em hết sức chờ. Chờ cho rau muống lên bờ khai huê", đây là người Việt (Yiệt) không dùng tiếng Tiều "ến xại", "khui" mà dịch ra luôn.
Tuy nhiên, vẫn còn dùng "huê". Chú ý: tiếng Việt gọi "BÔNG"; còn "huê" - cũng như "chệc" (chú), "chế" (chị), "hia" (anh) - trong tiếng Tiều, người ở miền Tây vẫn có lối dùng chung, giao thoa như vậy.
.....................................................
* Mời đọc tiếp bài:
NHỜ NAM ÂM, ÂM HÁN-VIỆT THOÁT KHỎI CHÔNG CHÊNH
https://www.facebook.com/nguyenchuong158/posts/pfbid0K6poRgXG3gYiQkbki2gXUtgKgUD2iim4HJVU8yhvDaGN2HpiZkATKjUs8qzTc4mAl
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét