BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Long Đàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Long Đàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2024
THƯ CA SĨ THANH MAI GỬI NHẠC SĨ QUỐC DŨNG – Đàng Sa Long
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2024
DANH CA THÁI HIỀN - Long Đàng
Ca sĩ Thái Hiền người gốc Hà Nội nhưng lại sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, cô bắt đầu con đường ca hát từ năm 13 tuổi với những bài Bé Ca mà nhạc sĩ Phạm Duy viết dành riêng cho con gái của mình.
Đến năm 1974, khi Julie rời The Dreamers sang Pháp thì Thái Hiền trở thành giọng nữ chính của ban nhạc. Và cô nhanh chóng trở thành một ngôi sao ở độ tuổi thiếu niên nhờ những bài Bé Ca, Nữ Ca và sau này là Thiền Ca, Đạo Ca được bố là nhạc sĩ Phạm Duy viết riêng cho giọng hát của mình.
Khi bắt đầu được yêu mến với Nữ ca, những bài hát cho tuổi mới lớn, là lúc cô rời Việt Nam theo cha.
Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2024
DANH CA THANH LAN, TÌNH DUYÊN LẬN ĐẬN – Long Đàng
Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024
DANH CA THANH THÚY, NÀNG THƠ ĐẦU TIÊN CỦA TRỊNH CÔNG SƠN – Long Đàng
Thanh Thúy (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1943), tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Thúy là một nữ ca sĩ thuộc Tân nhạc Việt Nam. Bà là một trong những ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất tới nền Tân Nhạc Việt Nam và đặc biệt là dòng Nhạc Vàng vì là giọng hát tiên phong thuở sơ khai của dòng nhạc này. Bà được biết đến qua các bài hát thuộc dòng nhạc vàng và nhạc tiền chiến như “Nửa đêm ngoài phố, Mưa nửa đêm, Phố buồn”,...Bà là một ca sĩ được khán giả đặt cho nhiều biệt danh nhất, như “Tiếng hát liêu trai, Tiếng hát lúc 0 giờ,Tiếng hát về khuya”, được một số nhạc sĩ viết tặng nhiều bài hát, như “Uớt mi,Thúy đã đi rồi, Được tin em lấy chồng”,...và làm bài thơ để tặng cô.
Danh ca là nàng thơ đầu tiên trong cuộc đời Trịnh Công
Sơn, từng được mệnh danh là 'hoa hậu nghệ sĩ' thập niên 60
Nữ ca sĩ sở hữu giọng hát và nhan sắc trời ban
Danh ca Thanh Thúy, tên thật là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm 1943 tại xứ Huế thơ mộng, trong một gia đình có 5 người con. Do người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo nên cả nhà Thanh Thúy phải khăn gói vào Sài Gòn để chữa trị. Hoàn cảnh khó khăn, cả gia đình bà sống trong một căn phòng nhỏ trong con hẻm trên đường Cao Thắng.
Vào khoảng cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, Thanh Thúy bắt đầu đi hát. Giọng ca của nữ ca sĩ được xem là hiếm thấy với các đặc trưng như tính lưỡng tính, giọng rất sâu, dày, nặng, tối, chắc khỏe, đậm tính thổ và rền như tiếng đại hồng chung; quãng hát thoải mái nằm trên âm khu trung, trầm.
Thứ Hai, 15 tháng 4, 2024
DANH CA HOÀNG OANH – Long Đàng
Danh ca Hoàng Oanh được đánh giá là 1 trong 10 nữ ca sĩ có sức ảnh hưởng lớn tại Việt Nam trước năm 1975.
Danh ca Hoàng Oanh (tên thật là Huỳnh Kim Chi) sinh năm 1946 tại Mỹ Tho nhưng lớn lên tại Sài Gòn. Bà được cha dạy hát khi mới 5 tuổi. Đến năm 8 tuổi, bà lần đầu biểu diễn trên sân khấu ở Liên trường Võ khoa Thủ Đức với hai bản nhạc "Hương lúa miền Nam" và "Có một đàn chim".
Nghệ danh Hoàng Oanh được chính người cha đặt năm 1958 khi bà gia nhập ban thiếu nhi của nhạc sĩ Lê Đô. Ông đã lấy câu hát "Chờ tin thư chim hoàng oanh đưa/ Còn xa bay trong áng sương mờ" trong bài "Bản đàn xuân" của nhạc sĩ Lê Thương để đặt nghệ danh cho bà.
Điều đặc biệt là trong sự nghiệp của mình, Hoàng Oanh không biểu diễn tại các vũ trường và phòng trà, dù thời ấy đa phần nghệ sĩ đều làm điều này. Bà từng giải thích điều này như sau: "Hồi nhỏ, Oanh ở với ông cậu rất nghiêm khắc nên ông không cho Oanh hát phòng trà hay vũ trường, thỉnh thoảng chỉ cho hát đại nhạc hội mà thôi". Dù sớm nổi tiếng, nhưng bà vẫn tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn với bằng Cử nhân văn chương, sau đó mới dành toàn bộ sự nghiệp cho âm nhạc.
Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2024
NHẠC SĨ HOÀNG THI THƠ – Long Đàng
Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024
Ý LAN, “BÀ HOÀNG NHẠC NHẸ”, TUỔI U70 VẪN SANG TRỌNG VÀ ĐIỆU ĐÀ – Long Đàng
Bà học tiểu học và trung học tại Sài Gòn. Tuy gia đình có truyền thống nghệ thuật, nhưng bà đi vào lĩnh vực âm nhạc chuyên nghiệp khá muộn: đến cuối thập niên 1980 cô mới trở thành ca sĩ chuyên nghiệp và ra mắt CD nhạc đầu tiên.
Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2024
NHẠC SĨ NGÔ THỤY MIÊN – Long Đàng
Ngô Quang Bình sinh ngày 26 tháng 9 năm 1948 tại Hải Phòng, trong một gia đình có bảy người con.
Ông lớn lên trong môi trường sách vở và thơ văn, do gia đình ông có mở một nhà sách tên Thanh Bình ở Hải Phòng, và sau này ở trên đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) khi vào định cư ở Sài Gòn. Tại đây, ông học trường Trung học Nguyễn Trãi và sau đó là Trường Đại học Khoa học Sài Gòn.
QUỐC DŨNG, NGƯỜI NHẠC SĨ VỚI NHỮNG BÀI TÌNH CA BUỒN – Long Đàng
Quốc
Dũng - người nhạc sĩ với những bản tình ca buồn đã trút hơi thở cuối cùng vào
ngày 24/9/2023, khép lại cuộc đời dài nếm đủ vinh quang, hạnh phúc lẫn cay đắng.
Ông là một nhạc sĩ tài hoa và có cuộc hôn nhân nhiều thăng trầm với vợ là danh
ca Bảo Yến.
Nhạc
sĩ Quốc Dũng (1951- 2023)
NS Quốc Dũng viết "Điệp khúc mùa xuân" vào năm 1974 khi mùa xuân đang tới. Mùa xuân thì phải thanh bình nhưng mùa xuân của những năm 1973 - 1974 vẫn chìm đắm trong chiến tranh khốc liệt
Ông nổi tiếng bởi vẻ điển trai, giọng hát dịu dàng trong cặp song ca với Thanh Mai, 'làm mưa làm gió' phòng trà Sài Gòn. Ông tạo nét riêng bằng việc sử dụng nhiều nhạc cụ như mandolin, guitar, piano, trống, bass, keyboard, organ... trong sáng tác, biểu diễn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)