BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

CHẢ HIỂU...! – Đặng Xuân Xuyến



Mấy ngày nay, tràn lan trên mạng một loạt ảnh chế so sánh mức án 4 năm tù giam vì tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo khoản 2, điều 285, Bộ luật Hình sự năm 1999 mà Tòa án Hà Nội dành cho ông cựu thứ trưởng Trương Quốc Cường trong vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố khác và Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế” (Theo TTXVN), vào chiều 19 tháng 5 năm 2022 với mức án 7 năm tù giam mà Tòa án huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang đã tuyên ngày 17 tháng 3 năm 2017 cho anh Nguyễn Văn Khang (sinh năm 1997 ngụ ở ấp Phước Chung, xã Mong Thọ) tội bắt trộm 1 con vịt để... nhậu tiếp vì đang nhậu thì hết mồi. Và ảnh chế so sánh với mức án tử hình mà Luật pháp Trung Quốc dành cho cựu Cục trưởng Quản lý Dược Trung Quốc Trịnh Tiêu Du vì “nhận hối lộ để cấp phép cho một loại kháng sinh được cho là nguyên nhân làm 10 người chết và cấp phép cho nhiều loại thuốc không đạt tiêu chuẩn khác.” (theo báo Đầu Tư ngày 24 tháng 9 năm 2019).
 

ĐƯA EM VỀ XỨ HẢI - Thơ L.T Đông Phương


  

 
ĐƯA EM VỀ XỨ HẢI  
(Thân tặng các bạn tôi ở Hải Lăng Quảng Trị)
 
Anh đưa em về bên dòng Vĩnh Định
Con sông hiền mát ngọt nước quê ta
Kể em nghe thiên tình sử cây Da
Con đò thác vẫn còn lưa bến cũ
 
Về Diên Sanh ngồi bên bờ liễu rũ
Tiếng chuông chiều trong gió vọng ngân nga
Đồng lúa ngút ngàn ruộng đất quê cha
Đời lam lũ những mùa đông buốt giá
 
Về Mỹ Chánh thăm nương chè mượt lá
Nước chè xanh thơm dịu mát người đi
Mời em về thăm vườn sắn Câu Nhi
Tiếng ai hát trên đường vào xóm nhỏ
 
Xưa gặp anh em ngây thơ má đỏ
Tóc thề buông vành nón lá Hải Vân
Tóc thề buông vấn vít trái tim anh
Em trói buộc một đời anh phiêu lãng
 
Ta cùng nhau ngồi bên bờ đê vắng
Xứ Hải Kinh mùa nước lớn đua thuyền
Nô nức người cầu gió nổi lên
Tiếng pháo nổ mừng thuyền ai thắng giải
 
Đất Hải Dương đàn cò bay cánh soải
Hạt lú thơm mùi rượu gạo Kim Long
Lời hức cùng ai nên nghĩa vợ chồng
Đâu quản ngại dù Kim Giao nước độc
 
Qua Hội Yên nhà thờ vươn đỉnh tháp
Quỳ nơi đây em nhớ đọc kinh cầu
Tạ ơn cuối đời tìm kiếm được nhau
Chuông không đổ mà nỗi mừng rộn rã
 
Bến Hải Khê thuyền ai về đầy cá
Đời nhọc nhằn da sạm nắng biển khơi
Giông bão lên ai khấn nguyện Phật Trời
Buồm xuôi gió người chờ trên bến cũ
 
Em xa quê từ khi còn tuổi nhỏ
Chắc quên rồi chùm bánh ướt Phương Lang
Ngày mùa lên giữa đồng ruộng thênh thang
Lúa đổi bánh ngọt ngào hương gạo mới
 
Ngọn gió chiều hôm đường đi mát rượu
Về Trung Đơn qua lối tới Hải Thành
Trai gái trong làng nữ tú nam thanh
Đêm trăng sáng trao nhau lời ước hẹn
 
Lên vùng núi ta giã từ vùng biển
Rừng Hải Lâm phơi cát trắng Mai Đàn
Đường băng ngang về linh địa La Vang
Chiều xa xứ nhớ giọng hò Như Lệ
 
Đưa em về thắm nén hương muộn trễ
Nhớ cha xưa từng vất vả đồng sâu
Đời buồn thiu tóc mẹ trắng mái đầu
Nấm mộ nhỏ phủ xương tàn bè bạn
 
Đưa em về ước chi đời vô hạn
Như tình anh, không bến cũng không bờ…
 
                                   L.T Đông Phương

MÌNH CÓ ĐI ĐÂU CŨNG LẠC ĐƯỜNG - Thơ Hạ Thái


   
                    Nhà thơ Hạ Thái
         
 
MÌNH CÓ ĐI ĐÂU CŨNG LẠC ĐƯỜNG
(Kỷ niệm một bài nối điêu với nhà thơ tài danh Trần Vấn Lệ)
 
"Mình có đi đâu... cũng lạc đường "
dấu ấn bên đời sạm vết thương
bản quán chừ đây thành cố xứ
để suốt đời mang nỗi nhớ quê hương !
 
Ở đâu mà chẳng có mưa có nắng
tội cho người giải nắng dầm mưa
Thái Bình Xanh lặng bừng nổi sóng
cuốn vùi uất hận ngập hồn thơ !
 
Sáng mai đọc "hôm nay ký sự"
ai sống cùng thời cũng phát điên
không điên mới lạ bà con nhỉ
điên đảo do đời vướng nghiệp duyên !
 
Cứ rằng nhắm mắt thây thời thế
đừng tự vấn ta khỏi bực mình
người xưa lang bạc chân giày cỏ
nay ta lạc bước mấy ai nhìn.
 
Đi để mà đi - không thể ở
mở cửa xuống thuyền chẳng còn ai
ở lại chết vinh thà cứ chết
oai hùng như tướng Trần Văn Hai...
 
Từ trái khuấy tan đàn rẽ nghé
niềm đau mắt ướt đẫm sương mờ
vào trại tập trung gom đủ mặt
góp chuỗi sống thừa đám ngu ngơ !
 
Tay cuốc tay dao... dầm mưa nắng
phên nứa tường che chắn gió lùa
hừng sáng ngày ngày nghe chim hót
"tràng thưa trẹt rách" điệu như xưa!
 
Bài thơ tôi kể đời mưa nắng
thử nối điêu "ký ức..." hợp bè
cũng cố gồng thân cất tiếng hót
khóc một thời xót nước thương quê !
 
Bởi chưng tương đắc nên nhắc lại:
"Về quê ?  Về quê ? Về Quê Hương ?
Chỗ nào đẹp hơn để yêu thương ?
Chỗ nào dễ ghét người ta bỏ ?
Mình có đi đâu... cũng lạc đường" (*)
 
Câu thơ đọc lại sao buồn quá
nhức nhối cõi lòng nước mắt tuôn!
 
                                        Hạ Thái
                                           2020
 
(*) Thơ Trần Vấn Lệ (nguyên khổ kết bài Hôm Nay Ký Sự)

TIẾNG HÁT - Hoàng Long Hải


Tác giả Tuệ Chương Hoàng Long Hải

 
“… dĩ vãng là thơ
Đem thơ về ghép nhạc, thành khúc tình ca”
                   (Nhật ký đời tôi – Thanh Sơn)
 
Thân tặng chị Bích Huyền, người phụ trách Chương Trình Thơ Nhạc của đài VOA, như một lời cám ơn sâu nặng!
                                                                               Tác giả
 
Vào những buổi chiều giữa mùa hè, khi trời ít mây, cảnh mặt trời xuống thấp dần trên rặng Trường Sơn, đẹp một cách lạ lùng!
Hồi xế chiều, khi trời còn sáng, mặt trời đã nghiêng về phía Tây, nhưng hình dạng còn nhỏ, chỉ bằng một cái dĩa bàn. Đến khi mặt trời sắp đụng tới đỉnh núi Trường Sơn, mặt trời to hơn, có khi bằng một bánh xe đạp.
 

TÔI VỀ TÌM LẠI - Thơ Bành Phi Lân


   
                       Nhà thơ Bành Phi Lân
 

TÔI VỀ TÌM LẠI
 
Tôi về tìm lại chốn xưa
Dòng sông Thạch Hãn nắng mưa đợi chờ
Non Mai ẩn hiện sương mờ
Tiếng chuông Sắc Tứ lặng tờ sớm mai
 
Tôi về tìm lại dấu hài
Gót son phố nhỏ tóc mai thuở nào
Chiều nghiêng Thành Cổ hanh hao
Giáo đường xưa ấy nẻo nào tìm đâu
 
Tôi về tìm lại sắc màu
Tuổi thơ đánh mất nét nhàu thời gian
Còn đâu những buổi trường tan
"Ngày xưa Hoàng Thị" nắng vàng theo em
 
Tôi về lặng đứng bên thềm
Ngẩn ngơ trường cũ lòng mềm cỏ hoa
Nguyễn Hoàng ơi nỗi thiết tha
Bên thầy bên bạn có ta có mình
 
Niềm vui hội ngộ thắm tình
Tôi về tìm lại chính mình ngày xưa.
 
                                  Bành Phi Lân

SINH NHẬT LẦN THỨ 80 CỦA TÔI – Võ Cẩm


Tác giả bài viết Võ Văn Cẩm

Đây là những khoảnh khắc đẹp nhất, nhân ngày sinh nhật lần thứ 80 của tôi do bạn hiền Lê Văn Thiêm thực hiện tại Công Viên Gia Định. Đây là cuộc vui sinh nhật sau 2 năm dịch bệnh. Chỉ 3 ly cà phê cứt chồn do đứa cháu Dương Hồng chủ khách sạn Blue Diamond gởi tặng gọi là món quà sinh nhật lần 80 của tôi.
 

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

BA NGÀY VỚI BÙI GIÁNG - Phan Thị Như Ngọc




“Tháng Năm” ở Sài Gòn khao khát mưa, chói chang phượng vĩ. Tôi đi dọc những lối nhỏ râm ran ve trong công viên Tao Đàn, nghe âm thầm xô tới câu thơ cũ của Appolinaire:
 
Tháng Năm về điểm sơn xuyên
Trên tàn phế dựng muôn ngàn cỏ hoa
Bây giờ em đứng nơi đâu
Cỏ trong mình mẩy em sầu ra sao
 
Bài thơ “Tháng Năm” có những câu sống dai dẳng cùng năm tháng, phần lớn nhờ tài dịch của Bùi Giáng. Và đã bao nhiêu người tốn nhiều giấy mực vì ông, một hiện tượng hơn là một thiền án. Gần đây nhất, báo Hà Nội đăng nhiều bài về Bùi Giáng thời chăn bò chăn dê, thời làm thơ, thời mê các kỳ nữ, thời điên loạn khiến nhiều người hiếu kỳ muốn xem mặt nhà thơ. Tiếc thay! Cánh hạc đã bay bổng tuyệt vời….
 

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022

LÀM THƠ GỬI RIÊNG ANH – Thơ Quách Như Nguyệt, bản dịch tiếng Anh của Wissai


 
                  Nhà thơ Quách Như Nguyệt


LÀM THƠ GỬI RIÊNG ANH
 
Nếu em chết anh có buồn không nhỉ
Chắc là không, tim anh vẫn hững hờ
Nếu em chết ai làm thơ anh đọc?
Ai nghĩ đến anh mỗi ngày, ai nhớ nhung anh?
 
Nếu em chết chẳng cần ai đưa đám
Nhận tin buồn anh có thấy không vui?
Có thương cảm người từng yêu anh lắm
Có cười buồn, tội nghiệp đóa hoa rơi?
 
Có nhớ thơ, nhớ em không anh hỡi
Nhìn trên màn hình, anh có kiếm tìm em?
Sẽ chẳng còn có tên em ở đó
Một dọc tên nhưng thiếu hẵn một người
 
Nếu em chết, nhớ thơ em làm nhé
Những bài thơ rơi rớt vào không gian
Thơ hạnh phúc, thơ gian nan vất vả
Thơ ca tụng tình yêu, thơ lãng mạn đó mà
 
Em ra đi, anh bâng khuâng không nhỉ?
Thơ nồng nàn làm cho mỗi mình anh
Có thấy tiếc mối tình không thể có
Có một người, làm thơ gửi riêng anh
 
                           Quách Như Nguyệt
 

DÕI TÌM TRÊN SÔNG NGÃ BẢY – Thơ Nguyên Lạc


   

 
DÕI TÌM TRÊN SÔNG NGÃ BẢY
 
I.
Dòng sông chia nhánh làm bảy ngả
Biết ngả nào tôi dõi em đây?
Xuôi dòng con nước ngày xưa ấy
Bỏ lại mình tôi khóc ròng đầy
Bỏ lại mình tôi bên bãi vắng
Cây bần buồn rụng trái nào hay!
Bìm bịp kêu giọng khàn tiếng khổ
Nước lớn đầy bảy ngả mù mây!
Tìm em tôi biết tìm đâu hở?
Biết ngả nào tôi dõi em đây?
 
Em giờ mù mịt khói mây
Đêm sông Ngã Bảy sương gầy cuộc đau
Tìm em tôi biết tìm đâu?
Ngẩng đầu thê thiết ngàn sao lệ người!
 
 
II.
Dòng sông chia nhánh làm bảy ngả
Biết ngả nào tìm kiếm em đây?
Người xưa về lại dòng sông ấy
Chỉ thấy tàn phai khóc tháng ngày
Bao năm li biệt bao năm nhớ
Bảy ngả người ơi mây trắng bay!
Khói sóng mịt mùng vương cay mắt
Dõi ngả nào đây dáng em gầy?
 
Dòng sông chia nhánh đời bảy ngả
Thôi nhé làm sao không đắng cay?
Còn đâu bờ bến yêu thương cũ
Hết rồi xuân mộng mắt môi say!
Cách chi tìm lại dòng sông ấy?
Một thời tuổi trẻ... trắng mây bay!
 
                                 Nguyên Lạc 

THƠ ĐỀ MÙA HẠ - Thơ Tịnh Bình


   


THƠ ĐỀ MÙA HẠ
 
Hàng cây phượng thắp
Nắng nhòa lối trưa
Tiếng ve chói gắt
Gọi về hạ xưa
 
Bâng quơ lối gió
Lạc rồi đường mây
Áo em trắng quá
Học trò thơ ngây
 
Từng vòng xe đạp
Vô tư tan trường
Bầy chim ríu rít
Lời gì nghe thương
 
Không dưng hạ khóc
Nhỏ quên thuộc bài
Mưa ươn ướt mắt
Vương tà áo bay
 
Nhòa trang lưu bút
Tím màu phai phôi
Hạ đi , hạ đến
Dấu xưa bồi hồi
 
Về đâu hỡi nhỏ ?
Chiều vàng. Mình tôi
Thơ đề mùa hạ
Gửi tình xa xôi...
 
TỊNH BÌNH
(Tây Ninh)

NƯỚC NGẬP TRÀN LAN! - Đức Hạnh cùng quý thi hữu


   
 
 
NƯỚC NGẬP TRÀN LAN!
 
Nước ngập tràn lan những nẻo đường [1]
Bao người cố vượt cảnh càng thương
Sông thành giữa phố nào tiên lượng
Sóng nổi vành xe cũng chịu nhường
Cảm nghĩ công trình luôn định hướng
Mong chờ kế hoạch sẽ thành chương
Toàn dân kiến nghị dồn tư tưởng
Luận án Ngành khai đã tỏ tường..!?
 
Đức Hạnh
25 05 2022
 
[1] "Cơn mưa lớn vào chiều 21.5 khiến nhiều tuyến đường tại Q.Gò Vấp (TP.HCM) ngập sâu. Dòng nước chảy xiết ở nhiều đoạn làm xe chết máy, các shipper lỡ chuyến giao hàng.
 
Cơn mưa kéo dài hơn 30 phút tại Q. Gò Vấp chiều nay 21.5 khiến nhiều tuyến đường bị ngập nặng. Trên đường Phạm Văn Chiêu (đoạn giao với đường Lê Đức Thọ), nước ngập sâu lút bánh xe máy khiến người dân chật vật khi đi qua" - [nguồn: Thanh Niên]
 

THI CA & THI NHÂN NHÃ MY – Khanh Tương và Chu Vương Miện


Nhà thơ Nhã My

Tiểu sử sơ lược:
Tên thật Lâm Thị Ngọc Sương
Sinh năm 1953
Quê quán Bến Tre
Nhỏ học trường Trung Học Công Lập Kiến Hoà.
Học đại Học Sư Phạm Cần Thơ và Văn Khoa SaiGon.
Thời nhỏ ở bậc trung học có tập tành viết văn,làm thơ đăng trong báo thiếu nhi và báo văn nghệ ở Saigon với nhiều bút hiệu.
Sau năm 75 gặp nhiều biến cố gia đình và vì việc làm ăn sinh sống nên ngưng viết.
Xuất cảnh sang MỸ năm 1997 và tới năm 2010 viết trở lại trên blog cá nhân Suong Lam yahoo.blog vói 2 bút danh Nhã My & Sương Lam.

Đã in:
Khung Kỷ Niệm (Thơ chung với bạn blog 2012)
Khơi Xa(Thơ 2014)

Có 75 bài thơ đã được phổ nhạc (do quý nhạc sĩ Phan Ni Tấn ,Trần Quang Lộc,Vĩnh Điện, Nguyễn Hữu Tân,Phạm Minh Cảnh, Thảo Nguyên,Bùi Tuấn Anh, Thanh Chương, Trần Nhàn, Thái Thành...)
Sau năm 2014 vì lý do sức khoẻ và công việc nên ngưng viết chỉ thỉnh thoảng xướng hoạ với bạn bè và đăng bài trên các trang văn nghệ mạng và vài tờ báo văn nghệ hải ngoại (Thư Quán Bản Thảo, Thế Giới Mới, Văn Học Mới..)

Hiện sinh sống ở Washington là chủ trang Blogspot của Nhã My và 2 trang riêng Thơ Văn Nhã My, Thơ Phổ Nhạc Nhã My.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

CẢM NHẬN BÀI THƠ ‘NGƯỜI VỀ’, MỘT SÁNG TÁC MỚI CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN – Trịnh Thị Nhâm


                    

Tôi là fan hâm mộ thơ của tác giả Đặng Xuân Xuyến. Thơ của anh luôn được bạn đọc trân trọng đón nhận. Hôm nay, tôi giới thiệu với bạn đọc bài thơ NGƯỜI VỀ anh mới sáng tác qua cảm nhận của tôi.

NGƯỜI VỀ...
(Viết cho G)

 

Người về vạch lá tìm sâu
Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi
Người về dụ nắng rong chơi
Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa
 
Người về phá nhịp đò đưa
Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời
 
Hà Nội, 19 tháng 5-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

 *

CẢM NHẬN BÀI THƠ ‘NGƯỜI VỀ’, MỘT SÁNG TÁC MỚI CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN

                                                       Trịnh Thị Nhâm

NGƯỜI VỀ thể hiện rất rõ lối sống - nhân sinh quan khác nhau của hai người: Nhân vật “người về” và nhân vật xưng "Ta" đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, chính là chủ thể trong bài thơ.

Nhân vật "Người về" đại diện cho những kẻ hợm hĩnh (cũng đại diện cho những kẻ phụ bạc), luôn “chảnh chọe” soi mói người khác, cố “bới lông tìm vết” người khác rồi cao giọng luận bình phán xét để tự đề cao bản thân mà đổ lỗi cho người khác: "Người về vạch lá tìm sâu". Đó là thứ đạo đức giả hiệu, như thứ trang sức họ khoác lên người cho có "diện mạo" để khi cần thì đem trưng ra với đời, nhưng thực tế họ sống giả tạo, "mũ ni che tai" để tận hưởng lạc thú cho bản thân. Họ “về” để tìm những khoái cảm cho "ốc đảo khoái lạc" của riêng mình: "Người về dụ nắng rong chơi". Và chính từ những thú hưởng lạc ích kỷ của bản thân, họ đã khuấy đảo, xáo trộn cuộc sống yên ả và phá nát cả tình yêu bình dị đẹp đẽ nơi vùng đất này: "Người về phá nhịp đò đưa".

CÕI LẶNG – Thơ Tịnh Bình


   
 

CÕI LẶNG
 
Im hơi cõi lặng mông mênh
Tiếng gà gọi sáng vang lên đỉnh ngày
Càn khôn như tỉnh như say
Công phu sớm... hồi chuông lay giấc thiền...
 
Nghe từng hơi thở uyên nguyên
Dẫn ta vào mộng như nhiên ban đầu
Vẳng trong tàng thức chìm sâu
Một bờ sương khói phơi màu trăng xưa
 
Đợi người... Người tỏ lối chưa?
Sông mê bao lượt đò đưa phận đò
Mùa đi lá rụng nằm co
Bay im một nắm tàn tro cuối chiều...
 
                                   TỊNH BÌNH
                                     (Tây Ninh)
 

MƠ THẤY ANH – Thơ Quách Như Nguyệt


 

 
MƠ THẤY ANH
 
Em nằm mơ thấy anh
Một giấc mơ thật đẹp
Ta dạo chơi tung tăng
Chim nhẩy nhót lăng xăng
 
Đi dọc theo bờ biển
Nhìn sóng biển, ngắm thuyền
Gió nhẹ nhàng mơn mang
Sóng biển vỗ dịu dàng
 
Ngạc nhiên lắm anh à
Không nghĩ đến anh mà
Sao lại mơ thấy chứ?
Nên thật sự rất vui
 
Anh có thật ngoài đời
Không mơ hồ tan loãng
Không là người trong mộng
Mà mộng thấy mới hay
 
Tóc em gió tung bay
Anh tươi cười tự tại
Âu yếm nhìn em hoài
Chúng mình tay trong tay
 
Chàng áo tím của em
Ai bảo anh mặc áo
Dù chỉ mặc một lần
Mầu mà em yêu nhất
 
Sáng nay thức dậy trễ
Giấc mơ ôi đẹp ghê!
Thơ lại đến vụng về
Thấy tràn trề hạnh phúc!
 
       Quách Như Nguyệt
 

BÀI TOÁN P1 CÔNG THỨC NIÊM TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT (PHẦN II) – Hoàng Phụng


Tác giả bài viết Hoàng Phụng
                                                                 
Phần 2                                                                      
C
                                                          
CTN CỦA BÁT CÚ
                                                 
CI) PHƯƠNG PHÁP ĐẠI SỐ
  
CI-1) Phương pháp gián tiếp:

Bài BC 12345678 chứa 2 bài tứ tuyệt t1 = 1278 + tứ tuyệt t2 = 3456. 
Vậy số CTN của BC = số CTN t1 + số CTN t2  = 2 + 2 = 4 CT.
4 CT này là những tập hợp những cặp niêm được suy ra từ 2 CTN của t1 (là 17 - 28 và 18 - 27) kết hợp với 2 CTN của t2 (là 35 - 46 và 36 - 45) nhưng phải thỏa mãn AII-52.

Cụ thể như sau:
                                                              
17 - 28              35 - 46                                                            
                +                                                             
18 - 27              36 - 45
                                     
-  35 - 46 = 17 - 28 - 35 - 46 : thỏa mãn AII-52 => Nhận (1)              
=> 17 - 28 +  I__  36 - 45 = 17 - 28 - 36 - 45 : thỏa mãn AII-52 => Nhận (2)
                                    
 __ 35 - 46 =  18 - 27 - 35 -46 : thỏa mãn AII-52 => Nhận (3)               
=> 18 - 27 +   I__ 36 - 45 = 18 - 27 - 36 - 45: thỏa mãn AII-52 => Nhận (4)       

Các tập hợp còn lại 17 - 28 - 18 - 27, 35 - 46 - 36 - 45, đều không thỏa mãn AII-52: Loại.
Vậy bài toán có 4 nghiệm: ( 1 ), ( 2 ), ( 3 ), ( 4 ).  
 
CI-2) Phương pháp trực tiếp:                                                            
         (Xem bảng 3)