BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Thiên Thư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Thiên Thư. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2024

VỀ ĐỘNG HOA VÀNG NGỒI VỚI PHẠM THIÊN THƯ – Thơ Châu Thạch


   
                          

Theo ông về Động Hoa Vàng
Nhắm con mắt lại thấy nàng Ngọ xưa
Thấy con đường Ngọ về trưa
Thấy tà áo Ngọ gió đưa trong chiều.
 
Theo ông về động cô liêu
Hoa vàng đâu nữa, tiêu điều chốn xưa
Ông ngồi đã thấy Ngọ chưa?
Tôi ngồi thấy Ngọ gió mưa cuối đường!
 
Nhắm con mắt lại mà thương
Tháng năm dày dạn, phong sương đã nhiều
Một thời trai trẻ để yêu
Ai mà không Ngọ, không Kiều trong tim
 
Bên ông tôi lại đi tìm
Nhắm con mắt lại mò kim dưới dòng
Con sông ký ức còn trong
Ngọ ơi bóng nguyệt vẫn nằm, nguyệt đâu?!
                         
                                                Châu Thạch

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024

KHÓC TA XIN NHỎ LỆ VÀO THIÊN THU! - Phạm Hiền Mây



1.
Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của mình, Phạm Duy đã có rất nhiều ca khúc, mà phần lời, lấy từ thơ của nhiều nhà thơ nổi tiếng. Một trong những nhà thơ đó là Phạm Thiên Thư, với bốn bài thơ tiêu biểu, được phổ thành nhạc: Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Ngày Xưa Hoàng Thị, Em Lễ Chùa Này, Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu.
Cả bốn bài này, theo tôi, nếu đánh giá là hay, sẽ trật lất.
Đánh giá đúng, và đúng đến từng chữ, thì phải là rất-hay, rất-rất-hay.
Thế hệ tôi, không ai là không biết, tệ lắm thì cũng, không ai là chưa từng nghe qua một lần: rằng xưa có gã từ quan / lên non tìm động hoa vàng ngủ say.
 
Phạm Thiên Thư, tức Thích Tuệ Không, từng cạo đầu, mặc áo nâu sòng, ở trong chùa đến chín năm. Đi tu, cũng là chuyện bất đắc dĩ, nhưng nhờ vậy mà ông ngộ ra được nhiều điều: bước chân tìm chán ta bà / ngừng đây nó hỏi đâu là vô minh.
Cho nên, thơ ông, đậm vị thiền, lời thơ nhẹ nhàng, trong sáng, thanh thoát, ít nhuốm màu tục lụy, thế gian: gót chân đất Phật trổ hằng hà sa.
Nếu có yêu, nếu có nhớ, thì đó cũng chỉ là yêu, là nhớ, thấp thoáng, xa xôi, khói sương, huyền ảo, hư huyễn, vô thường: thì thôi tóc ấy phù vân / thì thôi lệ ấy còn ngần dáng sương.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2024

CHUYỆN TÌNH CỦA PHẠM THIÊN THƯ VÀ NGÀY XƯA HOÀNG THỊ - Tuy Hòa



Ngày xưa Hoàng Thị đã trở thành ca khúc quen thuộc với công chúng, nhưng ít ai tỏ tường người đẹp Hoàng Thị Ngọ từng tạo cảm hứng cho nhà thơ Phạm Thiên Thư.

“Ngày xưa Hoàng Thị” từ một bài thơ của Phạm Thiên Thư, đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng.  Khi nhắc đến những bản tình ca mơ mộng tuổi học trò, có lẽ nhiều người sẽ nhớ đến ca khúc “Ngày xưa Hoàng Thị” với những câu hát “Em tan trường về, anh theo Ngọ về/ Chân anh nặng nề, lòng anh nức nở/ Mai vào lớp học, anh còn ngẩn ngơ ngẩn ngơ”
 

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

"NGÀY XƯA HOÀNG THỊ", MỐI TÌNH HỌC TRÒ TRONG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT - Long Phạm


Nhạc sĩ Phạm Duy

Phạm Duy là một nhạc sĩ đại tài của nền tân nhạc Việt Nam, với gia tài sáng tác đồ sộ, đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, trải dài qua nhiều mảng nhạc khác nhau.

Có thể kể đến nhiều loại nhạc Phạm Duy sáng tác như nhạc thiếu nhi, nhạc kháng chiến, nhạc quê hương, dân tộc, nhạc tình yêu, đôi lứa, nhạc học trò, đạo ca, trường ca, nhi ca, tâm ca, thiền ca… Tuy nhiên, tình ca vẫn là mảng nhạc được ưa chuộng và nhớ đến nhiều nhất.
Trong sự nghiệp của mình, Phạm Duy để lại một kho tàng khổng lồ với hơn 2000 ca khúc. Trong đó, có một mảng khá xuất sắc là nhạc phổ thơ.
Có thể nói, Phạm Duy là một thầy phù thủy xuất sắc khi phổ nhạc vô cùng hòa quyện, tạo nên những giai điệu đầy biến ảo cho các bài thơ có ngôn từ bay bổng như Ngày xưa một chuyện tình sầu, Trăm năm như một chiều, Chiếc bóng bên đường, Hãy trả về em, Qua vườn ổi, Lá diêu bông…
Đa số các bài thơ Phạm Duy phổ nhạc đều viết về tình yêu đôi lứa, với âm hưởng lãng mạn.

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023

GẶP NHAU GIỮA MÙA ĐẦU TIÊN – Thơ Trần Thoại Nguyên


  


GẶP NHAU GIỮA MÙA ĐẦU TIÊN
(Tặng anh Đỗ Tư Nhơn, anh trai của Bạn Vàng Đỗ Tư Nghĩa.)
 
Nửa thế kỷ đã già nua
Còn duyên nhau, gặp giữa mùa đầu tiên!
Hẹn nhau từ bữa sinh tiền
Đỗ Tư Nghĩa đã về miền Bồng Lai!
 
Bây giờ mới gặp nhau đây!
Đỗ Tư Nhơn hỡi! Sáng nay Hoa Vàng
Phạm Thiên Thư ngó nhìn sang
Cùng vui cười nói rộn ràng quán không!
 
Bây giờ tóc trắng như bông
Đỗ Tư Nghĩa! Nhắc Bạn! Lòng nhớ thương!
Trần gian ngọn gió vô thường
Bạn đi trước! Hẹn quán đường thiên thu!
 
Ở đây sương khói bụi mù
Vui từng khoảnh khắc theo phù hoa bay!
Chén tình rót uống hồn say
Cõi nhân gian mộng cỏ cây xanh bờ!
 
Gặp anh đây, tặng vần thơ
Chút tình lưu niệm giấc mơ cuộc đời!
Mai sau nhật nguyệt mù khơi
Còn xanh rêu đá mây trời nghìn thu.
 
Quán Hoa Vàng, sáng 27/9/2022.
BỤI ĐỜI THI SĨ Trần Thoại Nguyên

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

ĐẾN ĐỘNG HOA VÀNG GẶP “GÃ TỪ QUAN” - Lê Bá Lư


   
                          Tác giả bài viết Lê Bá Lư và nhà thơ Phạm Thiên Thư


ĐẾN ĐỘNG HOA VÀNG GẶP “GÃ TỪ QUAN”

Quán cà phê Hoa Vàng nằm ở một góc khuất trong cư xá Bắc Hải, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Đến đây, khách thường thấy một người đàn ông tầm thước, dáng vẻ nông dân, da ngâm ngâm, mũi lân, trán vồ, miệng rộng, tai dài, răng to, khi thì ngồi một mình cặm cụi viết trên cuốn sổ nhỏ bằng nửa bàn tay, khi thì ung dung chuyện trò với khách, đó là nhà thơ Phạm Thiên Thư, tác giả thi phẩm “Động Hoa Vàng”, đã được nhạc sĩ tài danh Phạm Duy phổ thành ca khúc nổi tiếng “Đưa em tìm động hoa vàng” được rất nhiều người yêu thích.

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2020

“ĐỘNG HOA VÀNG” CỦA PHẠM THIÊN THƯ - Yến Trinh, Tiến Long


                  Phạm Thiên Thư trong đêm thơ nhạc của ông và Phạm Duy năm 2011

TTO - Những ai say đắm bài thơ Động hoa vàng của nhà thơ Phạm Thiên Thư chắc sẽ bất ngờ khi biết nhiều ý tứ về “động hoa vàng” được ông lấy cảm hứng từ căn gác gỗ ở khu cù lao Phan Xích Long.
Khu vực cù lao còn là nơi cư ngụ của nhà thơ Trụ Vũ - tác giả bài thơ Quasimodo nổi tiếng. Quê ở Huế, ông vào Sài Gòn từ năm 1949, đến năm 1961 sống ở khu Phan Xích Long này.
Theo lời nhà thơ, khung cảnh, vị trí của Phú Nhuận khiến nhiều nhà thơ tìm đến cư ngụ vì thuận tiện để đi lên khu vực trung tâm, giá cả sinh hoạt lại rẻ.
Ngày xưa Phan Xích Long có xóm Mã Đen, nhiều mồ mả. Xóm này thuộc ấp Đông Ba, quanh xóm tre trúc mọc đầy.
Người nghèo, cả người tị nạn cũng rúc vào khu này sinh sống. Còn vùng cù lao (giờ là khu vực đường Hoa Sứ, Hoa Lan...) ngày trước cỏ lau mọc trải dài tới khu vực bờ kè.
Ông kể ngày xưa muốn tìm không gian yên tĩnh, ông thường ra đó. Ông còn kể rằng khi giao thiệp với nhà thơ Hoàng Cầm, có một lần nhà thơ Hoàng Cầm vào Sài Gòn chơi, Trụ Vũ nhờ người em kết nghĩa tên Diệu Tiên dẫn về nhà ông.
Nhưng họ bị lạc nguyên một ngày mới tìm ra nhà Trụ Vũ! Căn nhà của ông còn là nơi lui tới của Phạm Thiên Thư thời trẻ, của Sơn Nam, Thụy Long... và nhiều văn  nghệ sĩ, giới trí thức Sài Gòn.


“ĐỘNG HOA VÀNG” CỦA PHẠM THIÊN THƯ
                                                          Yến Trinh - Tiến Long

“Rằng xưa có gã từ quan/ Lên non tìm động hoa vàng ngủ say...”.

Có thể nói một cách nào đó, khu cù lao Phan Xích Long chính là “động hoa vàng” của Phạm Thiên Thư. Ở nơi đây, ông đã trải qua những năm tháng sáng tác rực rỡ nhất trong cuộc đời mình.

Khu cù lao còn là nơi cư ngụ của nhiều văn nghệ sĩ như Trụ Vũ, Thụy Long, cũng là nơi lui tới bàn chuyện con chữ thế sự của Phạm Duy, Sơn Nam...

Một người hàng xóm của nhà thơ Phạm Thiên Thư kể về khu xóm ngày xưa và “động hoa vàng” nay biến thành căn nhà ba tầng - Ảnh: Tự Trung

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

PHẠM THIÊN THƯ, CÓ NGẦN ẤY THÔI - Nguyễn Đức Tùng




          PHẠM THIÊN THƯ, CÓ NGẦN ẤY THÔI
                                   (Gởi Kathy Hoang)

                                                                              Nguyễn Đức Tùng

Thơ Phạm Thiên Thư là thơ để ngâm, để hát, là chanson poétique.

Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng

Đúng ra, thơ ông có điệu nói lẫn điệu hát. Là tu sĩ Phật giáo nhưng vẫn nhắc đến Chúa: đó là tinh thần tự do của Phạm Thiên Thư. Nhiều người cho rằng thơ ông được phổ biến là nhờ ca khúc do Phạm Duy phổ nhạc, hoặc vì ông là thi sĩ kiêm thiền sư, những cái ấy đều có thể đúng cả, nhưng thơ không hay thì không ai nhớ. Vậy phải có mấy thứ cùng lúc: văn hóa và văn bản. Nhà phê bình Đặng Tiến có một nhận xét thú vị rằng câu "rằng xưa có gã từ quan" là câu thơ được nhớ nhiều nhất. Điều đó quả nhiên đúng, nhưng tôi nghĩ có lẽ vì nó được phổ nhạc, và là câu mở đầu của bài hát. Nếu Phạm Duy chọn câu khác, ví dụ câu thứ nhất của Động hoa vàng "Mười con nhạn trắng về tha", thì biết đâu câu ấy lại nổi tiếng hơn?
Bạn nói vậy hoá ra câu "rằng xưa" ấy không có giá trị gì? Cũng không phải thế. Đó là câu nghe qua cũng tầm thường, nhưng với lối nói lửng lơ, nhiều hư từ, của người Việt, nó lại gợi ra nhiều thứ. Nó mở ra, mông lung. Bùi Giáng có nhiều câu như vậy. Một chữ thành công phải đúng thời điểm, mở đúng cánh cửa. Mà một cánh cửa chỉ có một người mở. Nhưng trước hết nó phải kết tụ tiếng nói của dân tộc, như một thứ "tổng kết thời đại." Ở miền Nam ai không thấy cảnh nữ sinh áo dài tha thướt ùa ra cổng giờ tan trường, nhưng phải đến Phạm Thiên Thư, thơ mới bật ra bốn chữ:

Em tan trường về

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

NGÀY XƯA HOÀNG THỊ… - Trương Văn Khoa


           
                          Thi sĩ Phạm Thiên Thư


             NGÀY XƯA HOÀNG THỊ… 
                                                                               Trương Văn Khoa

Sài Gòn có một quán café “Hoa vàng”, trước kia còn gọi là “Động hoa vàng”. Quán nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên thơ. Khách thường là những người đứng tuổi. Ai vào, nếu dể ý một tí sẽ thấy một “lão nông” ngồi lặng lẽ ở góc nhà. Đó chính là thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ thành những tình khúc bất hủ.

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

HOÀNG THỊ NGÀY XƯA, NGÀY NAY - Phanxipăng

Nguồn :   http://chimvie3.free.fr/48/phanxipn_HoangThiXuaNay.htm
           
Bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị của thi sĩ Phạm Thiên Thư  được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát cùng nhan đề vào năm 1971,  được nhiều ca sĩ lần lượt thể hiện, tạo sức lan toả sâu rộng.  Cũng từ đó, đề cập đến nữ nhân vật trong tác phẩm Ngày xưa Hoàng Thị, vì lắm lý do, có những ngộ nhận đã xảy ra khá nực cười

   
                   Thi sĩ Phạm Thiên Thư. Ảnh: Phanxipăng

THƠ BAY BẰNG CÁNH NHẠC

Phạm Thiên Thư có họ tên Phạm Kim Long, chào đời năm Canh Thìn 1940 tại Hải Phòng trong một gia đình Đông y mà cha gốc Thái Bình, mẹ gốc Bắc Ninh. Giai đoạn 1943 - 1951, Phạm Thiên Thư sống ở Hải Dương, rồi theo gia đình vào Nam, cư ngụ tại Sài Gòn từ năm 1954. Lớp đệ tam (tương đương lớp 10 hiện thời), Phạm Thiên Thư học trường Trung học tư thục Văn Lang ở khu Tân Định, quận 1, chung lớp với một nữ sinh gốc Hải Dương là Hoàng Thị Ngọ tuổi Nhâm Ngọ 1942. Phạm Thiên Thư kể:
- Hoàng Thị Ngọ dáng người thanh mảnh, tóc thả ngang vai. Xếp hàng vào lớp, nàng đứng đầu hàng nữ, tôi đứng cuối hàng nam. Vào lớp, nàng ngồi bàn đầu, tôi ngồi bàn cuối. Ngọ học giỏi, còn tôi thì giỏi... đánh lộn. Thế mà tôi yêu nàng. Yêu đơn phương. Nhà tôi ở đường Trần Khát Chân. Nhà Ngọ ở đường Trần Quang Khải. Mỗi lần tan trường, nàng ôm cặp đi bộ về nhà, tôi cứ lẽo đẽo theo sau.
Phạm Thiên Thư thi đỗ tú tài bán phần (1) rồi trở thành sinh viên phân khoa Phật học thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh (2). Từ năm 1964, Phạm Thiên Thư trở thành tu sĩ Phật giáo với pháp hiệu Thích Tuệ Không, trải qua các chùa Kỳ Quang (3), Từ Vân (4), Vạn Thọ (5). Mặc dầu ăn chay và khoác nâu sồng, những mỗi lần đi về khu Tân Định, Phạm Thiên Thư lại bâng khuâng luyến nhớ mối tình đơn phương thuở học trò. Xúc cảm, Phạm Thiên Thư sáng tác bài thơ Ngày xưa Hoàng Thị, âu yếm gọi rõ tên nàng trong khung cảnh mây đỏ, cây đỏ, hoa đỏ, bụi đỏ:

Em tan trường về                                                          
Cuối đường mây đỏ                               
Anh tìm theo Ngọ                               
Dáng lau lách buồn                               
(...)                              
Mười năm rồi Ngọ                              
Tình cờ qua đây                              
Cây xưa vẫn gầy                              
Phơi nghiêng dáng đỏ