BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chử Văn Long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chử Văn Long. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

ĐỌC BÀI THƠ “BẠN QUAN” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Chử Văn Long


               
                        Tác giả Chử Văn Long


  ĐỌC BÀI THƠ “BẠN QUAN” CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
                                                                               Chử Văn Long


Tôi quen Đặng Xuân Xuyến đã lâu, từ thuở anh mới dựng nghiệp, mở cửa hàng “phát hành sách”. Là một nhà thơ, làm bạn hàng gửi sách nhờ anh bán hộ thường xuyên. So với những nơi khác bao giờ cửa hàng của Xuyến cũng giúp tôi bán được số bản cao gấp bội. Nhìn dáng vẻ bên ngoài tươi tắn, đẹp trai, hoạt bát và cái phong thái “dứt khoát” mỗi khi bàn việc…, ở Xuyến tôi thầm nghĩ con đường lập nghiệp gắn với sách vở văn chương sẽ tiến xa hơn! Bẵng đi một thời gian nền văn chương với những ước vọng thanh cao bị cuốn vào vòng xoáy kinh tế thị trường không còn phân biệt được đục trong lẫn lộn. Thơ thành sản phẩm của xã hội hóa cấp thấp, không còn biết viết để làm gì, viết để vì ai. Tôi cũng nản, ngồi nhìn bút giấy và cũng đã lâu không gặp Xuyến. Một hôm, bất ngờ tôi nhận được tin nhắn của Đặng Xuân Xuyến mời cộng tác với trang mạng của anh… và tôi được đọc bài thơ rất tâm sự “Bạn quan” (xem: Bạn Quan.l) anh in trên trang mạng. Tôi thật ngưỡng mộ vì nội dung, giọng điệu, câu chữ già dặn, từng trải, vừa tiếp thu cách nhìn đời, nhìn người của các lớp nhà thơ cha anh mỗi khi bĩ cực, nhưng hơn hẳn lớp nhà thơ ăn theo xã hội bây giờ, khi vui thì vỗ tay vào, hết lộc thì thở ra những lời ai oán vụn vặt làm người đời chán đọc thơ vì vậy. Thơ Xuyến cũng mượn hơi men “giả tỉnh giả say” như để có cớ lôi tuột những mưu mô giả trá của một xã hội đang thịnh hành, đang phân hóa, làm đảo lộn hết đạo đức, nhân cách, làm người dù chỉ giới hạn bằng những lời bộc bạch, tâm sự của hai người bạn lâu ngày gặp lại, có nhu cầu phơi trải lòng mình thật đến nỗi chỉ thiếu cái tát bằng những ngón tay in lên mặt nhau, dù làm quan có chức tước giàu sang hay là dân ngu ngơ, nghèo túng, khi nhìn lại đời mình đều nhục, chưa thấy xứng kiếp người, tự mình thấy mình như súc vật, kiếp ngan, kiếp chó....