Người Miền Nam mà nói “chưng mâm ngũ quả” nghe kỳ cục
Một bạn hỏi rằng, “ngũ
quả” là cách của Miền Bắc trăm phần trăm, vì chữ “quả”. Bạn nói nếu trúng Nam Kỳ phải kêu là “chưng trái cây”
1. Người Miền Nam không có “quả”, kêu “trái” hết
Ca dao Nam Kỳ thì có câu:
“Đưa
em cho tới Đông Hồ
Em
trả trái mít, em bù trái thơm”
Nam Kỳ kêu “trái”,
Bắc Kỳ kêu “quả”. Người Miền Bắc kêu
bưởi, đào, táo, cam, quýt... đều là “quả”
hết. Chữ QUẢ là chữ Hán Việt, 果 quả
là trái cây
“Đôi
ta ăn một quả cau
Cùng
mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao
giờ cho gạo bén sàng
Cho
trăng bén gió, cho nàng bén anh”
Nhưng người Miền Nam lại không kêu quả, mà kêu là “trái”. Chữ “trái” là chữ bổn địa Miền Nam
“Nghe
vẻ nghe ve, nghe vè trái cây
Dây
ở trên mây là trái đậu rồng,
Có
vợ có chồng là trái đu đủ,
Chặt
ra nhiều mủ là trái mít ướt
Hình
tựa gà xước, vốn thiệt trái thơm
Cái
đầu chơm bơm, thiệt là bắp nấu
Hình
thù xâu xấu, trái cà dái dê
Ngứa
mà gãi mê là trái mắt mèo
Khoanh
tay lo nghèo là trái bần ổi
Sông
sâu chẳng lội là trái mãng cầu”
Người Bắc đọc “Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây” thì Nam Kỳ dạy“Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”.
Sơn Nam trong “Cá
tính của Miền Nam” viết về “Đào mương
lên liếp” của Miệt Vườn. Miệt Vườn là văn minh Miền Nam, là nơi trồng nhiều
trái cây
Cây ổi thì cho ra trái ổi và trái bưởi,... Trái cam,
trái nho, trái lựu, trái bòn bon, trái dâu, trái măng cụt, trái cà chua, trái
dưa leo, trái nhãn... đều là trái hết.
Hãy đọc những câu ca dao của người Nam Kỳ
“Đói
lòng ăn trái ổi non
Nhịn
cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa”
Và:
“Thân
em như trái bần trôi
Gió
dập sóng nhồi biết tấp vào đâu?”
Nam Kỳ là xứ sở của vườn trái cây, của những vựa trái
cây, chành trái cây...
Bài vè “Bậu lỡ
thời” so sánh con gái quá lứa như trái cây chín rục:
“Bậu
lỡ thời như trái chín cây
Trái
chín cây người ta làm mứt
Bậu
lỡ thời như giấy trôi sông
Giấy
trôi sông không ai thèm ngó”
Miền Nam có quả, nhưng là “quả phụ” tức đàn bà góa chồng còn kêu là “cô phụ”, “sương phụ”.
Ngoài ra còn có “nhơn quả”, “công quả” trong nhà Phật
Trong thể thao môn túc cầu hay còn kêu là môn “đá banh”, các cầu thủ giành nhau “trái banh”