BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Ninh Thi Thoại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Ninh Thi Thoại. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2021

BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 8) - Nguyễn Khôi

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.



 
Tập II
(Phần ngoại biên)
Tặng người em đồng hương – Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa
 
 
Bài 10:
TRỞ VỀ VỚI BẢN GỐC THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
 
Cũng giống như “thơ Bút Tre” hiện nay, từ một type thơ “Bút Tre thật” dân gian đã sáng tác cả trăm, ngàn câu thơ “Bút Tre mới”… Thơ nôm Hồ Xuân Hương đi vào cuộc sống dân Việt Nam ta đã ngót 200 năm (bản in sớm nhất là “Xuân Hương di cảo” in năm 1914; các bản khắc ván “Xuân Hương thi tập” in năm 1921, in năm 1923;bản  chép tay “Quốc Văn Tùng Ký” soạn vào thời Tự Đức đến đầu Duy Tân; các bản chép tay “Xuân Hương thi sao”, “tạp thảo tập”, “Quế Sơn thi tập”, “Xuân Hương thi vịnh”,“Liệt truyện thi ngâm” và “Lĩnh Nam quần hiền văn thi văn diễn âm tập”).Vậy bài nào là chính gốc thơ Hồ Xuân Hương trong số 213 bài đang được lưu hành khá rộng rãi?
 

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 7) - Nguyễn Khôi

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.

 


Tập II
(Phần ngoại biên)
Tặng người em đồng hương – Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa
 
 
Bài 7:
CA DAO HAY THƠ BÀNG BÁ LÂN
 
Hồi năm 1994, Giáo sư Huyền Viêm (Sài Gòn) có gửi cho Nguyễn Khôi (KN) bài viết nghĩ về “một câu ca dao”. Vừa qua Nguyễn Khôi, nhân viết cuốn: “Bàng gia vọng tộc”, lại được gia đình Bàng thi sỹ gửi cho tập: “Thơ Bàng Bá Lân”, gồm các bài thơ chọn lọc trong các thi phẩm: “Tiếng Thông Reo, Xưa, Tiếng Sáo Diều, Vào Thu”, do nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê in 1957 tại Sài Gòn.
Trang 25 phần trích thơ: “Tiếng Thông Reo” có bài:
 
TRĂNG QUÊ
 
Trời cao, mây bạc, trăng tròn
đê than hiu quạnh, tre buồn nỉ non
diều ai gọi gió véo von
cành xoan đùa ánh trăng suông dịu dàng
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?
 

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 6) - Nguyễn Khôi



Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.
 

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2021

BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 5) - Nguyễn Khôi

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.
 


Tập II (Phần ngoại biên)
Tặng Người em đồng hương – Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa
 
Bài 1:
 
VĂN NHƯ SIÊU QUÁT...?
 
Vào giữa thế kỷ 19, tại đất Thần Kinh (Huế) xuất hiện “Trường An tứ kiệt” với hai câu nhận xét cho là của Vua Tự Đức:
 
Văn như Siêu Quát vô tiền Hán
Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường
 
Tạm dịch:
 
Văn như Siêu và Quát, thì đến văn đời tiền Hán cũng không có giá trị gì; Thơ đến Tùng Thiện công và Tuy Lý công thì như bỏ qua cả thời Thịnh Đường.
 
Sở dĩ, cho là của Tự Đức là hai câu trên nói theo khẩu khí Đế Vương, gọi xách mé tên tục Phó bảng Nguyễn Văn Siêu là “Siêu”; cử nhân Cao Bá Quát là “Quát” thì chỉ có Đức Kim Thượng (Vua đương thời) mới dám gọi “thần Siêu, thánh Quát” như thế; còn bình thường tôn trọng đều gọi “Nguyễn Phương Đình”“Cao Chu Thần”. Tùng ở đây là Tùng Thiện công (Nguyễn Phúc Miên Thẩm) và Tuy là Tuy Lý công (Nguyễn Phúc Miên Trinh) - sau hai vị này được truy tặng là Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương (1936) đều là con Vua Minh Mạng, ở vào hàng chú của Vua Tự Đức.
 

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 4) - Nguyễn Khôi

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.


Bài Thứ 10:
 
Tiếp theo các chí sỹ - thi nhân tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục, đầu thế kỷ 20 Bắc Ninh còn có nhiều thi nhân nổi tiếng.

Độc giả biết Ngô Tất Tố (1892-1954) qua Tiểu thuyết Lều chõng, Tắt đèn và phóng sự Việc làng, ký sự lịch sử Vua Hàm nghi với việc kinh thành thất thủ; với kiến thức uyên bác, ông còn nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực :
– Khảo cứu có “Phê bình Nho học của Trần Trọng Kim”, khảo cứu về Lão tử, Mặc tử, Văn học Lý, Văn học Trần, Hồ, Mạc, Tây Sơn...
– Dịch thuật có Đường thi, Hoàng Lê nhất thống chí, Kinh dịch;
– Về thi ca, ông có bài thơ rất nổi tiếng viết khoảng năm 1929 (Trên báo Thần Chung Sài Gòn):
 
NGHE GÀ GÁY CẢM HOÀI

Tiếng gà xao xác giục bên đường
Trên gối xui người dạ ngổn ngang
Ngày tháng mài mòi đôi má trắng
Nước non đeo nặng tấm gan vàng
Tánh chim mỏi cánh bay về tổ
Kiếp ngựa tù chân lại nhớ đàng
Thôi cái cuộc đời còn thế thế
Làm trai chi giữa gốc tre làng
 
Thơ của một vị túc nho, nhưng không hủ nho. Bình cũ rượu mới. Một nửa là rượu nhà quê làng Cói, còn một nửa là rượu Hà Thành.
 
Đến Phong trào thơ mới (1930-1945), đất Bắc Ninh lại xuất hiện hai nhà thơ lừng tiếng Thế Lữ và Đoàn Phú Tứ.
 
Thế Lữ (1907-1989) quê Phù Đồng (nơi có đền thờ Phù Đồng Thiên Vương – Tháng Gióng).

Theo Hoài Thanh thì: “Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam”. Đó là “cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này. Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”. Mặc dù bước sau Phan Khôi, nhưng Thế Lữ là nhà thơ đi đầu xuất sắc nhất của phong trào thơ mới. Thế Lữ là “ông Hoàng” của thời đại thơ ca mới.

Cho đến hôm nay, thì quê hương Bắc Ninh thân yêu vẫn hiện lên trong tâm trí ta một cái gì rất Việt Nam (xứ Giao Chỉ ngày xưa và Bắc Ninh đương đại) để ta yêu dấu đến nao lòng xứ sở miền quê quan họ này:
 
Sáng hôm nay sương biếc toả mờ mờ
Như hương khói đượm đầu cau, mái rạ
 
Với Thế Lữ thể thơ 8 chữ đã trở thành thể tiêu biểu của thơ mới. Đó là thể thơ ưu việt bởi tính chất gẫy gọn sinh động và đầy hình tượng hiện đại, đánh dấu một bướcphát triển nhảy vọt của tư duy thơ Việt nam:
 
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi…
 
Thế Lữ chủ trương dùng thơ ca để phụng sự cái đẹp của thế giới, của con người và tình yêu, phải chăng đó cũng là cái đẹp khuynh thành của Bà Chúa Chè, hoà nhịp với văn mạch dân tộc ở chặng đường tuyệt vời hứng khởi?
 
Bắc Ninh còn có Tuấn Đô Đoàn Phú Tứ (1910-1989). Ông có thi phẩm bất hủ Màu Thời Gian, đồn rằng để tặng một giai nhân là con gái nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh (Nàng là em nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp ?).
Bài thơ chỉ có 18 câu với 101 chữ của một tình yêu đơn phương, viết như thể không đâu vào đâu mà đủ cả nhạc, hoạ, thơ:
 
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình.
 
Từ ngàn năm nồng ấm, ta (như Hoàng Đế) lặng dâng Nàng (phi tần của ta) cả “Trời mây phảng phất nhuốm thời gian”. Lãng mạn và phi thường quá, trên cả tầm hoàng tử yêu công chúa. Bởi thế thời gian mới có Màu và có Hương. Và cho dù như Hạng Vũ - Ngu Cơ, Đường Minh Hoàng - Dương Quý Phi, Trịnh Sâm - Đặng Thị Huệ, Quang Trung - Ngọc Hân… thì tình một thủa còn hương, bởi vì “hương thời gian thanh thanh, màu thời gian tím ngát” kia mà.
 

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 3) – Nguyễn Khôi

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.




Bài Thứ 7.
 
Hoàng giáp Trần Danh Án (1754-1794) người làng Bảo Triện (Bắc Ninh) một cựu thần danh tiếng đời Lê Chiêu Thống, ông có tác phẩm Liễu Am thi tập.
 
Ông là người khăng khăng giữ quan niệm “cô trung”, mặc dù cũng linh cảm được cái triều đại mà mình tôn thờ đã mất vai trò lịch sử. Đó là chuỗi mâu thuẫn trong tư tưởng được chuyển hoá thành nguồn thi hứng bi thiết:
 
Ngày mới sắp tới gần, ngày cũ sắp qua
Ngày mới cười vui, người cũ khóc
                                      (Trừ tịch)
 
Con bướm không biết rằng hoa đã rụng
Lòng ai còn quyến luyến cánh hoa
                                     (Đại Diện)
 

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

BẮC NINH THI THOẠI (KỲ 2) - Nguyễn Khôi

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.
 


Bài Thứ 4: HÀN THUYÊN – HUYỀN QUANG
 
Tiến sỹ Nguyễn Thuyên người thôn Lai Hạ huyện Gia Lương (Lương Tài) tỉnh Bắc Ninh, năm 1282 đời vua Trần Nhân Tông đã làm bài văn tế cá sấu bằng chữ Nôm rồi ném xuống khúc sông Lô, tương truyền đã đuổi đuọc cá sấu đi. Tiếng tăm Nguyễn Thuyên càng thêm lùng lẫy. Vua thì cho việc này giống như việc của Hàn Dũ bên Tàu nên đã cho Nguyễn Thuyên đổi thành Hàn Thuyên.
 

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

BẮC NINH THI THOẠI (Kỳ 1) – Nguyễn Khôi

Bắc Ninh thi thoại của Nguyễn Khôi (Đình Bảng) đã tái bản nhiều lần ở Việt Nam, độc giả trong và ngoài nước đánh giá cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm này. Xin trích một số chương giới thiệu cùng bạn đọc.




Bài Thứ 1 – SUY NGHĨ VỀ THƠ
 
Thơ – là một bài văn gồm những câu ngắn, dài (có vần hoặc không vần) có thanh âm từ điệu của một thứ tiếng mà nhà thơ sáng tác ra, thường theo những niêm luật nhất định. Người ta thường hay nói “thơ ca”, nhưng cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa thơ và ca. Nếu Ca diễn tấu ca ngợi một cái đẹp thì Thơ với ý tứ sâu xa, với cấu trúc độc đáo được kết tinh từ cái đẹp đó làm cho mọi người ngây ngất chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền diệu tâm linh rất thơ đó.