Ông
vua này là người duy nhất của nhà Hậu Lê lên ngôi hai lần, người đầu tiên trong
lịch sử Việt Nam lấy vợ phương Tây.
Tượng
vua Lê Thần Tông
VỊ
VUA ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM LẤY VỢ PHƯƠNG TÂY
Đỗ Hợp
Vị
vua nhà Hậu Lê lên ngôi hai lần
Lê Thần Tông (1607-1662) có tên húy Lê Duy Kỳ, là vị
vua thứ 17 của nhà Hậu Lê. Ông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông và hoàng
hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh - con thứ của chúa Trịnh Tùng. Lúc ông sinh ra, vua
nhà Lê chỉ còn trên danh nghĩa, mọi quyền hành ở Đàng ngoài đều thuộc họ Trịnh,
còn Đàng trong thì chúa Nguyễn cát cứ. Năm 1619, vua Lê Kính Tông bị Trịnh Tùng
ép thắt cổ chết. Duy Kỳ lúc này mới 12 tuổi - được đánh giá là vị vua có tướng
mạo đế vương với sống mũi cao, mặt rồng - được đưa lên làm vua lấy hiệu là Lê
Thần Tông. Ông cũng được nhận định là người thông minh, học rộng, mưu lược sâu
sắc và giỏi văn chương. Làm vua được 25 năm, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con
trai 13 tuổi là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và trở thành Thái thượng hoàng.
Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được sáu năm thì Lê Chân Tông ốm, qua đời. Thái thượng
hoàng Lê Duy Kỳ trở lại làm vua lần thứ hai. Lần này, ông giữ ngôi đến khi lâm
bệnh và qua đời. Thời gian giữ ngôi thêm 13 năm. Đến năm 1662, Lê Thần Tông qua
đời, táng tại Ngọc Long, xã Quần Lai, huyện Dương Lôi (nay là huyện Thọ Xuân,
Thanh Hóa). Nối ngôi Thần Tông là con trai thứ tên Lê Duy Vũ (hiệu là Huyền
Tông) cũng ở ngôi 9 năm thì ốm, chết. Kế vị cũng là một con trai nữa của Thần
Tông tên Lê Duy Hợi (hiệu là Gia Tông) nhưng ông cũng không qua được bạo bệnh
sau 4 năm sở hữu ngôi báu. Tiếp đó, con út của Lê Thần Tông tên Lê Duy Hợp (hiệu
là Hy Tông) nối ngôi.
Ngoài bà vợ đầu tiên là Trịnh Thị Ngọc Trúc, vua Lê Thần
Tông có 5 phi tần nữa và điều kỳ lạ là mỗi bà thuộc một dân tộc.