BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHÂU THẠCH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHÂU THẠCH. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2024

VỀ ĐỘNG HOA VÀNG NGỒI VỚI PHẠM THIÊN THƯ – Thơ Châu Thạch


   
                          

Theo ông về Động Hoa Vàng
Nhắm con mắt lại thấy nàng Ngọ xưa
Thấy con đường Ngọ về trưa
Thấy tà áo Ngọ gió đưa trong chiều.
 
Theo ông về động cô liêu
Hoa vàng đâu nữa, tiêu điều chốn xưa
Ông ngồi đã thấy Ngọ chưa?
Tôi ngồi thấy Ngọ gió mưa cuối đường!
 
Nhắm con mắt lại mà thương
Tháng năm dày dạn, phong sương đã nhiều
Một thời trai trẻ để yêu
Ai mà không Ngọ, không Kiều trong tim
 
Bên ông tôi lại đi tìm
Nhắm con mắt lại mò kim dưới dòng
Con sông ký ức còn trong
Ngọ ơi bóng nguyệt vẫn nằm, nguyệt đâu?!
                         
                                                Châu Thạch

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024

BỘ PHẢN NGÀY XƯA - Thơ Châu Thạch


  

 
BỘ PHẢN NGÀY XƯA
     
Tôi có hai người bạn
Quê làng Trường Sanh
Nhà gần cầu Bến đá
Họ anh em một nhà
 
Xứ Quảng Trị mùa hè oi ã
Tôi về quê sống với bạn, vui chơi
Ngày tắm sông hưởng nước mát của trời
Đêm ngồi ngắm vầng trăng bất hủ
 
Bộ phản gỗ ba đứa tôi nằm ngủ
Chiếc gối cao dễ nằm mộng thấy em
Những năm thi cứ vào khoảng hết đêm
Ông cụ rút gối kêu chung tôi dậy học.
 
 
Đời thanh thản những ngày xanh mái tóc
Bộ phản kia như người bạn thứ tư
Ba chúng tôi với phản cứ từ từ
Nằm tâm sự chuyện tình qua năm tháng
 
Rồi một buổi non sông thành ly loạn
Ba chúng tôi xếp sách vở lên đường
Khói lửa về đốt cháy cả quê hương
Tôi không nhớ không thương gì bộ phản
 
Sáu mươi năm đã qua thời khủng hoảng
Bạn tôi về thăm lại từ đường
Báo tin rằng bộ phản thuở thân thương
Còn nguyên vẹn chờ chúng tôi trở lại
 
Tôi cảm thấy lòng đã qua trường trại
Bỗng niềm vui trẻ lại buổi thơ ngây
Ở trong tôi nhớ lại hết những ngày
Phản như bạn, đắm say từ độ ấy.
 
Phản còn giữ hương xưa nhiều biết mấy
Hương tình yêu, tình bạn tình quê
Hương ba thằng ngổ ngáo với đam mê
Còn phảng phất ở trong mùi hương gỗ.
 
Tôi mơ ước được quay về cổ độ
Có một lần ba đứa ngủ cùng nhau
Trên phản xưa nằm kể chuyện vàng thau
Phản ghi nhớ vào trong lòng gỗ quý!
                         
                                      Châu Thạch

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2024

ĐỌC “TRÊN MẤY DẶM VỀ XƯA” TẬP THƠ CỦA MY THỤC - Châu Thạch



Trong ngày ra mắt tập thơ “Trên Mấy Dặm Về Xưa” của nhà thơ My Thục tại quán Cà Phê Cố Quận – Đà Nẵng, người chị ruột của My Thục tên facebook là Trinh Nguyễn đã nói qua về My Thục đại ý như sau:

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2024

“HÀNH GIẢ CHI CA” CỦA ĐẶNG TIẾN (THÁI NGUYÊN) MỘT BÀI THƠ LÀM SẢNG KHOÁI TÂM HỒN - Châu Thạch



Thú thật tôi không rành chữ Hán nên không hiểu hết tựa đề của bài thơ, xin tạm dịch thô thiển “Hành Giả Chi Ca”“Bài Thơ Của Vị Tăng Đi Khất Thực”. Nếu dịch sai hay thiếu xin lượng thứ.
 
Đây là bài thơ ai đọc cũng biết viết về nhà sư Thích Minh Tuệ, một hiện tượng mới trong xã hội và trong lịch sử đạo Phật Việt Nam.  Trong bài viết nầy tôi chỉ cảm nhận những cái hay của thơ, còn những mặt khác của hiện tượng tôi không dám bàn đến.
 
Đọc khổ đầu của bài thơ ta thấy hình ảnh một con người cô đơn, nhưng con người cô đơn ấy rất tự tại, thong dong và ngạo nghễ:
 
Ta đi! Một mình trên đường lớn!
Không xe máy lạnh chẳng lọng che
Không tụng niệm loa vang dậy đất
Không hoa không cờ. Không có gì...

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024

ĐỌC TẬP THƠ “THÌ THẦM VỚI CỎ” CỦA NHÀ THƠ VẠN LỘC - Châu Thạch



Lần nầy, xuất bản tập thơ thứ 12, nhà thơ Vạn Lộc lấy tựa đề “Thì Thầm Với Cỏ” là tựa đề của một bài thơ mà bà vừa ý. Trong bài thơ ấy bà viết “Với cỏ ta chỉ biêt thì thầm/ Như muôn đời cỏ thì thầm với gió” hay là “Cũng như thế một mai ta về làm cỏ/Sẽ hồn nhiên xanh xanh đến vô tư/Tự rút ruột mình để mình xanh biếc/Rồi bâng quơ hát khúc sa mù”.
 
 Vậy cỏ với Vạn Lộc không phải là loài thực vật tầm thường mọc dại dưới bước chân đi, mà cỏ là một loài cây tri kỷ với trời đất, với không gian với thời gian và với con người.  Cỏ thì thầm với càn khôn vũ trụ và nhà thơ Vạn Lộc hạnh phúc biết bao khi lại thì thầm với cỏ một cách “Miên man xanh dưới trời xanh bất tận” để mỗi bài thơ của bà đẹp biết bao, đẹp như “Chợt bay lên chấm trắng một cánh cò” trên cánh đồng cỏ xanh mơn mởn ấy.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2024

ĐỌC “ĐẤT NƯỚC HÌNH TIA CHỚP” TRƯỜNG THI CỦA TRẦN MẠNH HẢO - Châu Thạch



1- Vì sao nhà thơ Trần Mạnh Hảo dùng tia chớp đề làm hình ảnh đại diện cho đất nước? Theo tôi có lẽ bởi vì tia chớp có vẻ đẹp hùng vĩ nhất, bởi vì tia chớp có năng lượng rất lớn, và bởi vì tia chớp có đường đi sáng rực và ngoằn ngoèo. Dùng hình ảnh tia chớp làm đại diện cho đất nước, Trần Manh Hảo muốn tôn vinh đất nước, muốn hóa hình đất nước vào hiện tượng thiên nhiên kỳ vỹ, để người đọc thấy đất nước qua 5 giác quan và qua tâm linh của mình.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

ĐỌC “BÓNG NÚI VÀ ANH” THƠ VẠN LỘC - Châu Thạch


   

 
BÓNG NÚI VÀ ANH
(Nhớ nhà thơ Tường Linh!)
 
Duyên thơ mới được gặp anh
Bốn mươi năm nhớ thời xanh một thời
Yêu thơ lại được gặp người
Khiêm nhường bóng núi, dáng ngồi cao hơn
 
Nhớ anh, nhớ Ngũ Hành Sơn
Nhớ mây đầu ải Hải Vân, Sơn Trà
Mỗi làng, mỗi xóm anh qua
Quảng Nam đâu chỉ ruột rà yêu thương
 
Nhúm nhau mẹ chôn sau vườn
Quế Sơn, Trung Phước nương hồn về quê
Chim vịt kêu chiều đèo Le
Trà My, Tiên Phước, sơn khê chín chiều
 
Thơ anh từng chữ chắt chiu
Nỗi niềm xa xứ luôn neo tim người
Lúc vui đọc nghe thơ vui
Khi buồn thơ cũng ngậm ngùi với ta
 
Bây giờ vời vợi chiều xa
Ngó bóng núi, thương quê nhà thơ anh                     
  
                                              Vạn Lộc

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

NGÀY TẾT, BÀN THƠ TẾT KHA TIỆM LY VÀ TÚ XƯƠNG - Châu Thạch


   
                            Nhà thơ Kha Tiệm Ly

 
ĐÓN TẾT
(Gởi Nguyễn vô Cùng)
 
Chẳng hẹn mà mi lại tới rồi
Hè nhau nhằm tớ lấy đùa chơi?
Ngoài sân chủ nợ la khàn tiếng
Dưới bếp thằng cu vét lũng nồi!
Nhuận bút leo heo chờ mỏi cổ
Cháo hoa lỏng bỏng húp cầm hơi
Người vui, ta cũng vui ra phết
Kéo xệch hai môi, Đọ! Cũng cười
 
                                      Kha Tiệm Ly

 *
NGÀY TẾT, BÀN THƠ TẾT KHA TIỆM LY VÀ TÚ XƯƠNG
                                                                                       Châu Thạch

                          
                                           Nhà thơ Tú Xương

Nếu tôi là vị quan nào đó thì tôi sẽ hỏi tội Kha Tiệm Ly ngay, vì bài thơ “Đón tết” tưởng như bi thảm hóa xã hội nầy. Nói đùa thế thôi, chứ tôi cũng biết vị quan nào đó sẽ cười khề khà bên ly rượu hảo hạng, khen nhà thơ Kha Tiệm Ly nầy làm thơ tự trào hay quá. Quan đó cũng dư biết rằng ngày tết thì dân chúng sẽ vui chơi ba ngày, thế nhưng nhà thơ nầy thì chắc chắn sẽ túy lúy đến ba mươi ngày. Bởi vì làm thơ trào phúng nên thi sĩ cường điệu lên đấy thôi, mà cũng nhờ vậy nên Kha ta mới có giọng tự trào độc đáo được như thế.

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

ĐỌC “BÀI CA CUỐI CÙNG” THƠ TUỆ SỸ - Châu Thạch


      
                       Ảnh Tuệ Sỹ 
               
 
BÀI CA CUỐI CÙNG
 
Chim trời xếp cánh
Hát vu vơ mấy tiếng trong lồng
Nhớ mãi rừng cây thăm thẳm
Ủ tâm tư cho hạt thóc cay nồng
Rát bỏng với nỗi hơn khổ nhục
Nó nhịn ăn
Rồi chết gục
 
Ta đã hát những bài ca phố chợ
Người ăn mày kêu lịch sử đi lui
Chàng tuổi trẻ cụt chân từ chiến địa
Vỗ lề đường đoán mộng tương lai
 
Lộng lẫy chiếc lồng son
Hạt thóc căng nỗi hờn
Giữa tường cao bóng mát
Âm u lời ca khổ nhục
Nó nhịn ăn
Và chết
 
Ta đã hát bài ca của suối
Gã anh hùng bẻ vụn mặt trời
Gọi quỉ sứ từ âm ty kéo dậy
Ngập rừng xanh lấp lánh ma trơi
 
Đêm qua chiêm bao ta thấy máu
Từ sông Ngân đổ xuống cõi người
Bà mẹ xoi tim con thành lỗ
Móc bên trong hạt ngọc sáng ngời
 
Lồng son hạt cơm trắng
Cánh nhỏ run uất hận
Tiếng hát lịm tắt dần
Nó đi về vô tận
 
Nguồn: Tuệ Sỹ, Giấc mơ Trường Sơn, An Tiêm xuất bản, California, 2002
*

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2024

CHÙM THƠ TÌNH KHÁC LẠ - Châu Thạch


   
                   Nhà thơ Châu Thạch

 
TÌNH KHÁC LẠ
(Cảm tác khi đọc bài thơ "hôm nay em buồn
và em viết anh luôn ..." của Trần Hạ Vi)
 
Hôm nay em buồn như con chó ốm
Anh con mèo đừng lại gần em
Em sẽ cào anh không chút êm đềm
Để anh dính vết thương mèo rồi chết!
 
Em sẽ nhớ thương một đời lê lết
Nhớ thương mối tình đã xuống tuyền đài
Bởi trời sinh mèo và chó sánh vai
Không thể được bởi hai loài khác giống!
 
Anh ơi anh tình đôi ta là mộng
Trong đầu em đầu của những huyền vi
Không chó thì mèo cũng phải chết đi
Để thơ mọc một loài hoa chuối lạ!

 
GÁY ĐIÊN
 
Ngày xưa em công chúa ngủ trong rừng
Anh đứng ngắm về mơ giấc mơ lạ
Anh nằm mộng thấy em từ tượng đá
Hoá thành người đến với cõi người ta!
 
Em hiện bên anh da thịt ngọc ngà
Mắt thu biếc và môi hồng xuân thắm
Ôi diễm tuyệt anh thành người say đắm
Thơ anh hay thư thể thơ họ Hàn
 
Để mối tình một buổi sẽ ly tan
Cho Phan Thiết, Lầu Ông Hoàng của anh vào sử
Anh nổi tiếng và thơ anh bất tử
Con Dế Già thành con dế gáy điên!
 
 
XA EM!
 
Xa một ngày đã nhớ
Xa hai ngày làm thơ
Xa ba ngày nằm mơ
Thấy hôn làn môi mọng
 
Thời gian như lá mỏng
Từng ngày rụng và rơi
Em như ánh sao trời
Ta con thuyền trên biển
 
Sao trên trời không hiện
Thuyền lạc giữa vu vơ
Đêm không có bến bờ
Đại dương ngàn vạn sóng!
 
Không em đời ta hỏng
Không em đời ngu ngơ
Xa ít ngày ta chờ
Xa nhiều ngày ta chết!
 
                 Châu Thạch

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2024

ĐỌC “VỀ MIỀN AN TRÚ” THƠ VẠN LỘC, BÀI THƠ AN TRÚ TRONG HƯƠNG THIỀN - Châu Thạch


   


VỀ MIỀN AN TRÚ
 
Mai mốt em về làm cánh hạc
Ta có muôn phương bay cùng nhau
Rừng tùng xanh sắc hương miền Linh Thứu
Tây phương ánh vàng vằng vặc trăng sao
 
Mình sẽ ngàn năm an nhiên anh nhỉ
Chốn huyền không xanh cội bồ đề
Những sơn thạch gương mặt hồ phỉ thúy
Nước thơm thơm từng giọt giọt suối khe
 
Dựng am cỏ bên đồi tre trúc
Thiền viện đơn sơ tràng hạt chiên đàn
Mỗi chiếc lá cũng mang hồn Phật tính
Mỗi hạt sương ngọt vị bình an
 
Em về cùng anh vui miền an trú
Thắp ánh nhiên đăng soi rọi tâm lành
Khắp cõi thiêng nắng mưa luân vũ
Gió ngàn phương gieo hạt thiện lành.
                               
                                            Vạn Lộc
*
ĐỌC “VỀ MIỀN AN TRÚ” THƠ VẠN LỘC, BÀI THƠ AN TRÚ TRONG HƯƠNG THIỀN 
                                                        Châu Thạch
 
Nhà thơ Vạn Lộc còn vài năm nữa thì vào tuổi bát thập. Cách đây không lâu chị đã tiển đưa phu quân của mình về chốn an tịnh. Tôi nhớ trong bài thơ “Vắng Anh” đăng trong tập “Hái Mùa Động Vạt Nắng” chị đã khóc bằng lời không bi quan, rất thơ và rất gây cảm xúc:
 
Ta xin hái mùa đông vạt nắng
Cài lên câu thơ tóc xỏa bềnh bồng
Và quàng vào tim mình chút ấm
Tựa tay người ve vuốt những niềm đông.
 

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2023

ĐỌC “ÁC MỘNG” THƠ TUỆ SỸ - Châu Thạch


   

 
ÁC MỘNG
         
Lại ác mộng bởi rừng khuya tàn bạo đấy
Thịt xương người vung vãi lối anh đi
Nhưng đáy mắt không căm thù đỏ cháy
Vì yêu em trên lá đọng sương mai
 
Anh chiến đấu nhọc nhằn như cỏ dại
Thoảng trông em tà áo mỏng vai gầy
Ôi hạnh phúc anh thấy mình nhỏ bé
Chép tình yêu trên trang giấy thơ ngây
 
Đời khách lữ biết bao giờ yên nghỉ
Giữa rừng khuya nằm đợi bóng sao Mai
Để một thoáng giấc mơ tàn kinh dị
Dáng em buồn bên suối nhỏ mây bay
 
                                      Tuệ Sỹ
                            Rừng Vạn Giã 1976
 

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2023

ĐỌC “BẾN ĐÒ CHIỀU” THƠ NGUYÊN LẠC, VẺ ĐẸP CỔ ĐIỂN - Châu Thạch


   
                            Nhà thơ Nguyên Lạc

 
BẾN ĐÒ CHIỀU
 
Chiều ru tím dòng sông rầu đứt ruột
Phiêu lưng trời mây trắng thiết thê!
"Hạc bay xa, hạc chẳng quay về"
Người xa bến mang theo trời xuân mộng
 
Chiều ru tím nỗi niềm thăm thẳm
Ước mơ xưa? Ngấn lệ trong lòng!
Bến đợi chờ biếc cả dòng sông
Và một bóng hồn nghìn trùng sóng vỗ!
 
Chiều đất khách tha hương buồn thiên cổ
Bến đò đây, nhân ảnh ở phương nao?
"Ngày tàn cố lý nơi đâu?
Trên sông khói tỏa gợi sầu lòng ai" [*]
 
                                         Nguyên Lạc
.............

[*] Ý thơ Thôi Hiệu
 

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2023

CHÙM THƠ VỊNH VỀ SƯ TUỆ SỸ - Châu Thạch


   
               
 
VỊNH ẢNH
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA GẶP ĐỨC TUỆ SỸ
 
Giờ thần hai vị gặp nhau
Núi cao hai ngọn sáng màu từ bi
Một còn sừng sững uy nghi
Một tan vào cõi vinh quy vĩnh hằng
Đường xưa mây trắng vầng trăng
Dáng ai làm ngọn hải đăng biển đời!
Còn lưu thơm sử, bia lời
Nhân gian truyền tụng ý Trời vạn sao
Người xa cố quốc lao đao
Người sa tù ngục biết bao khổ nàn
Vẫn làm ngôi vị cao sang
Vẫn là đỉnh đạo vầng quang chói ngời
Sáng choang hai Đức hai nơi
Giờ thiên đoàn tụ trao lời bằng linh!
 

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2023

CHÙM THƠ VỊNH ẢNH - Châu Thạch


   
VỊNH ẢNH DU SĨ TÂM NHIÊN
BÊN XÁ LỢI THIỀN SƯ TUỆ SỸ
 
Tâm Nhiên bên xá lợi Thầy
Cái tâm Du Sỹ chứa đầy chữ không
Tuy không mà có trong lòng
Cả và trời đất phiêu bồng bạch mây!
Con người không cánh mà bay
Ngựa phun nam bắc đông tây khói mù
Màn trời chiếu đất vi vu
Đầu non góc biển trăng thu bóng thiền
Nửa người nửa thánh nửa điên
Nửa say nửa tỉnh nửa tiên xa phàm
Càn khôn đựng ở túi lam
Chưa lên đỉnh đạo cũng kham đỉnh đời!
Thức thầy đã ngự về trời
Đứng bên xá lợi bời bời nhớ thương
Dẫu sao trong cõi vô thường
Tâm Nhiên - Tuệ Sỹ con đường bồng lai!
 

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2023

ĐỌC “CHỜ ĐẾN THIÊN THU MỘT BÓNG NGƯỜI” THƠ PHƯƠNG TẤN - Châu Thạch


   
                                   Nhà thơ Phương Tấn

 
CHỜ ĐẾN THIÊN THU
MỘT BÓNG NGƯỜI
 
Chiều xuống sâu buông tiếng thở dài
Đêm Sài Gòn chạm bóng thu phai
Có cô gái nọ ngồi hong tóc
Ngỡ gió lùa mây xỏa xuống vai.
 
Sóng cuộn đời sông, sông bạc phếch
Giang hồ xếp vó tự bao năm
Nhớ em mình nhớ thời yêu mệt
Ngóng mãi bên đường bóng biệt tăm.
 
Ai lỡ đưa người qua bến sông
Hình như bến lạc sóng mênh mông
Sóng xô thuyền mắc bờ nước lạ
Mình, kẻ lạc loài giữa gió đông.
 
Và như pho tượng bên triền núi
Chờ đến thiên thu một bóng người
Chờ đến xuân già sông rã nhánh
Ô hay, mình cứ tuổi hai mươi.

                      (Sài Gòn 2017)
                        Phương Tấn

 
ĐỌC “CHỜ ĐẾN THIÊN THU MỘT BÓNG NGƯỜI” 
       THƠ  PHƯƠNG TẤN - Châu Thạch

           

Nhà thơ Phương Tấn được GS Nguyễn Đại Hoàng gọi là “Nhân vật văn chương” bởi những cống hiến của ông cho nền văn học nước nhà. Với tôi nhà thơ Phương Tấn còn là một “Chàng trai trẻ mãi” bởi trong bài thơ “Chờ Đến Thiên Thu Một Bóng Người” tác giả đã chờ em “chờ đến thiên thu”, đã chờ em “chờ đến xuân già xuân rã nhánh” mà vẫn thấy mình “Ô hay, mình cứ tuổi hai mươi”.
 
Thật vậy, đọc “Chờ Đến Thiên Thu Một Bóng Người” của Phương Tấn ta sẽ thấy tình yêu dầu có “Chạm bóng thu phai”, dầu có thành “Sông bạc phếch”, dầu có “Bóng biệt tăm”, dầu có “Xuân già rã nhánh”, dầu có “chờ đến thiên thu” thì nó vẫn tuổi hai mươi. Tất nhiên đó là thứ tình yêu lớn của những con tim si tình mà đời ca tụng như Kim Trọng, như Phạm Thái, như Hàn Mạc Tử và như Phương Tấn trong bài thơ nầy.
 
Đọc khổ thơ đầu của bài thơ ta thấy một Sài Gòn buồn, một nỗi buồn êm ái bàng bạc trong không gian, xỏa xuông vai, hong lên tóc và thấm thía vào tâm hồn:
 
Chiều xuống sâu buông tiếng thở dài
Đêm Sài Gòn chạm bóng thu phai
Có cô gái nọ ngồi hong tóc
Ngỡ gió lùa mây xỏa xuống vai.
 
“Chạm” là đụng nhẹ nhưng “Chạm” cũng là chạm trổ. “Thu phai” có thể hiểu là mùa thu phai lá, có thể hiểu màu thu đã nhạt, hay hiểu là đã cuối mùa thu cũng đúng. Vậy câu thơ “Đêm Sài Gòn chạm bóng thu phai” là đêm Sài Gòn vào cuối mùa thu, hoặc có hình bóng mùa thu trong quá khứ chạm khắc vào trong đêm Sài Gòn hiện tại. Nói rõ hơn, “Đêm Sài Gòn chạm bóng thu phai” có hai nghĩa. Một nghĩa là đêm Sài Gòn hiện tại đã vào độ cuối thu. Một nghĩa khác là đêm Sài Gòn hiện tại khắc ghi những kỷ niệm mùa thu Sài Gòn trong qúa khứ xa xưa.
 
Dầu hiểu như thế nào thì hình ảnh cô gái ngồi hong mái tóc của mình trong đêm mùa thu Sài Gòn đẹp vô cùng. Hình ảnh đó nên thơ hơn cô gái mặc áo lụa Hà Đông làm cho nắng Sài Gòn chợt mát. Nên thơ hơn bởi vì hình ảnh đó cùng với “tiếng thở dài” của Sài Gòn trong đêm len lỏi vào tâm hồn ta nỗi sầu nhè nhẹ vấn vương, vuốt ve nỗi nhớ một Sài Gòn xa xưa ngày nay không còn nữa.
 
Khổ thơ thứ hai là sóng gió, là lênh đênh, là chia ly với nỗi nhớ triền miên mà tác giả ôn lại đời mình trong đêm Sài Gòn:
 
Sóng cuộn đời sông, sông bạc phếch
Giang hồ xếp vó tự bao năm
Nhớ em mình nhớ thời yêu mệt
Ngóng mãi bên đường bóng biệt tăm.
 
Nhà thơ đã ví đời mình như con sông. Con sông có sóng cuộn đến bạc phếch là con sông lớn. Đời người như con sông lớn thì thăng trầm nhưng đầy ý nghĩa.
 
Câu thơ “Giang hồ xếp vó tự bao năm” bày tỏ thêm tư cách người trong thơ. Đó không là Dũng trong tiểu thuyết Đôi Bạn của Nhất Linh thì cũng là chàng trai được đưa qua sông của Thâm Tâm trong “Tống Biệt Hành”, hoặc là chàng tráng sĩ gọi đò trên Bến My Lăng của Yến Lan, hay có thể là một Phạm Thái dừng chân xếp vó để mài gươm dưới nguyệt. Dầu chàng là ai thì hình ảnh sóng trên sông lớn và xếp vó giang hồ cũng nói lên được tư cách anh hùng, hảo hán của một con người.
 
Con người hảo hán đó còn mang nặng một mối tình theo suốt cuộc giang hồ, với những thăng trầm của cuộc sống. Tình yêu đó có từ thời “Yêu mệt” có nghĩa là yêu nhiều, yêu say đắm. Tình yêu đó chia ly vì sao ta không biết nhưng để chàng trai giang hồ mang nặng trong tim và ngóng chờ mãi trên mọi nẽo đường phiêu linh của chàng.
 
Hai khổ thơ một và hai đưa ta vào một khung trời trầm lắng. Trong khung trời trầm lắng đó có tiếng thở dài của vạn vật hòa với tiếng sóng dậy lên trong lòng. Hình ảnh cô gái ngồi hong tóc xỏa xuống vai như gió lùa mây, hình ảnh sóng cuộn trên dòng sông lớn, rồi bước chân giang hồ, rồi xếp vó ngồi nhìn con đường xa xăm biệt bóng người, tất cả sự xao động như khắc vào hình bóng thu phai của một bức tranh tỉnh lặng. Điều đó khiến khi đọc thơ, ta nghe tiếng thở dài của buổi chiều xuống sâu lắng, tràn ngập trong lòng ta một thứ hương tình yêu thắm thiết trong trầm tư, tịch mịch, cô liêu. Thơ như thế là thứ thơ đem cho ta nỗi buồn diệu vợi, nỗi sầu quyện vào hồn ta thứ tình say đắm.
 
Rồi thì khổ thơ thứ ba là sự ân hận của một lần “Ai đã đưa người qua bến sông”. “Ai” chính là người ấy. Người ấy đưa ta qua sông để người ấy và cả ta “Như có tiếng sóng ở trong lòng”. “Người đi? Ừ nhỉ người đi thật”. Tâm trạng người đi và người đưa tiễn lúc ấy chẳng khác chi tâm trạng trong bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm. Để rồi khi qua sông rồi thì “Hình như bến lạc sóng mênh mông”, người đi không quay về được nữa:
 
Ai lỡ đưa người qua bến sông
Hình như bến lạc sóng mênh mông
Sóng xô thuyền mắc bờ nước lạ
Mình, kẻ lạc loài giữa gió đông.
 
Bài thơ “Tống Biệt Hành” của Thâm Tâm thì không đưa người qua sông, còn khổ thơ nầy của Phương Tấn thì đưa người qua sông, nhưng chắc chắn tâm sự hai người đưa li khách đi đều giống nhau, đều phải nhận chịu nỗi đau và thổn thức như Thâm Tâm đã thổn thức: “Mây thu đầu núi, giá lên trăng/Cơn lạnh chiều nào đổ bóng thầm/Ngừng ở bên trời nghe tiếng khóc/Tiếng đời xô động tiếng lòng câm”. Thế nhưng khác với “Tống Biệt Hành” người đi thề không quay lại nếu chưa tròn chí lớn, còn đối với Phương Tấn thì người đi đã bị “Sóng xô thuyền mắc bờ nước lạ”, dầu muốn quay lại cũng chẳng thế nào quay lại!
 
Qua khổ thơ chót Phương Tấn biến thành hòn đá như hòn đá vọng phu, đứng chờ thiên thu bên triền núi, đợi người yêu của mình quay lại:
 
Và như pho tượng bên triền núi
Chờ đến thiên thu một bóng người
Chờ đến xuân già sông rã nhánh
Ô hay, mình cứ tuổi hai mươi.
 
Đây là một khổ thơ như sông núi hùng vĩ, như vách đá trường tồn, như tùng bách đứng sừng sững giữa phong ba, như mùa xuân chín, như dòng sông chảy mãi vô biên, như đất trời tán dương tôn vinh một mối tình tươi trẻ hoài qua năm tháng. Khổ thơ có 4 câu thơ kết, tuyệt vời cho một bài thơ hay, nó như lời thề non nước, nó như tiếng vọng ngàn thu, nó như một phán quyết cuối cùng mà thiên thu không làm lay chuyển được.
 
Bài thơ “Chờ Đến Thiên Thu Một Bóng Người” mở đầu bằng một tiếng thở dài của không gian chiều, đóng lại bằng một pho tượng đứng thiên thu bên triền núi, để nói về một khối tình thủy chung mãi mãi, một tình yêu sống mãi, trẻ mãi không già. Thứ tình đó nếu là tình yêu trai gái, thì sẽ là tầm thường với người có chí lớn. Đối với người từng giang hồ qua sóng nước mênh mông, bất đắc chí vì bị “Sóng xô thuyền mắc bờ nước lạ” thì tình yêu thiên thu đó để dành cho chí tang bồng của mình, vì sông vì núi, vì hạnh phúc con người, vì lý tưởng cao xa. Từ đó ta sẽ hiểu nối lòng của tác giả chờ đợi một người hay chờ đợi một Sài Gòn đẹp lại như xưa tùy theo ý của ta. Dầu ý ta hiểu thế nào thì bài thơ vẫn lung linh một khối ngọc tình làm ngây ngất mắt ta nhìn, tai ta nghe và tâm hồn ta đồng cảm.
                                                    
                                                                                     Châu Thạch