BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dương Vân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dương Vân Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2024

TUYỆT TỊNH CỐC (HOA LƯ, NINH BÌNH) – Phạm Hữu Phước



Tuyệt Tịnh Cốc là nơi Thái Hậu Dương Vân Nga ẩn tu vào lúc cuối đời. Bà là hoàng hậu của Đinh Bộ Lĩnh, nhưng cũng là hoàng hậu của Thập Đạo Tướng quân Lê Hoàn, người khai sáng triều đại Tiền Lê.
 
Có giả thuyết cho rằng bà tư thông với Lê Hoàn, và giúp một tay cho Lê Hoàn giết Đinh Bộ Lĩnh. Cuối đời bà ân hận nên lên Tuyệt Tịnh Cốc ẩn tu và sám hối.
 
Nhiều người nói sai là Tuyệt Tình cốc. Tuyệt tình là dứt tình, trong khi Tuyệt Tịnh cốc mới đúng vì có nghĩa là cái hang hoàn toàn im lặng để ngồi Thiền.

                                                                                 Phạm Hữu Phước

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

HOÀNG HẬU HAI TRIỀU VÀ CUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC HIẾM CÓ CỦA LỊCH SỬ - Minh Châu

Được xem là gương mặt nữ kỳ lạ nhất thế kỷ 10 và cũng là gương mặt nữ tầm cỡ nhất, đáng nhớ nhất trong lịch sử Việt Nam thời trung đại, thế nhưng, sử xưa ghi chép về Dương hậu hay hay Dương Vân Nga (gọi theo dân gian) lại rất nhạt nhòa.

Không chỉ là hoàng hậu của hai vị hoàng đế Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, Dương hậu còn có vai trò đặc biệt trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê

           Vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga. Ảnh Lê Hoàng. Nguồn: thanhnien.vn


HOÀNG HẬU HAI TRIỀU VÀ CUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC HIẾM CÓ CỦA LỊCH SỬ
                                                                                         Minh Châu

Người phụ nữ đầu tiên trong thế kỷ 10 lên tiếng

Theo sách Việt Nam thế kỷ X: Những mảnh vỡ lịch sử của nhà nghiên cứu Trần Trọng Dương (NXB Đại học Sư phạm, năm 2019), các sử thần Nho gia chép sử theo lối gia tộc phụ hệ nên chỉ cho biết bà hoàng họ Dương, không đề cập đến xuất thân và nói rõ tên bà (lịch sử thế kỷ 10 còn có một bà Dương hậu nữa đó là vợ của Ngô Quyền, con gái của Dương Đình Nghệ, em gái Dương Tam Kha, mẹ đẻ của Ngô Xương Văn). Cũng theo lối ghi chép ấy, sử sách xưa kiến tạo bà như một hình ảnh bị cuốn theo và phụ họa cho hình bóng của đàn ông. Dẫu vậy, Dương Vân Nga vẫn là người phụ nữ đầu tiên trong thế kỷ 10 lên tiếng và được ghi vào chính sử, hoặc chí ít các sử quan lần đầu tiên cho phái nữ được lên tiếng.