BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐINH HÙNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐINH HÙNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2024

CHÚT TẢN MẠN VỀ CÁC ĐOẢN VĂN “TỰU TRƯỜNG” CỦA ANATLOLE FRANCE, “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH VÀ “CẢM THU” CỦA ĐINH HÙNG - La Thụy


      

CHÚT TẢN MẠN VỀ CÁC ĐOẢN VĂN “TỰU TRƯỜNG” CỦA ANATLOLE FRANCE, “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH VÀ “CẢM THU” CỦA ĐINH HÙNG
                                                                                            La Thụy

Ngày khai trường với kỷ niệm mơn man làm tôi nhớ đoản văn LA RENTRE'E DES CLASSES (TỰU TRƯỜNG) của nhà văn Anatole France - trích từ quyển “Le Livre de mon ami” (Cuốn Sách Của Bạn Tôi). Đoản văn TỰU TRƯỜNG của nhà văn Anatole France có ảnh hưởng lớn tới tâm hồn nhà văn Thanh Tịnh, khi ông viết truyện ngắn TÔI ĐI HỌC. Hình ảnh chú bé A. France trong ngày tựu trường khơi dậy những tình cảm trong sáng, bỡ ngỡ và êm ái của tuổi thơ. Bởi hơn đâu hết, chính những thầy giáo vỡ lòng, thông qua trang hồi kí tuyệt vời ấy, đã đánh thức ở họ những xúc cảm đầu đời: niềm đam mê học hành và tình yêu văn chương nghệ thuật.

Xin trích dẫn các bản dịch của Phạm Tất Đắc, Bùi Bảo Trúc và bản tiếng Pháp Anatole France

* Bản dịch của Phạm Tất Đắc:

“Tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì gợi cho tôi nhớ lại hàng năm bầu trời chập chùng của mùa thu, những bữa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ánh đèn và những chiếc lá đang úa vàng dần trong những chòm cây run rẩy. Tôi sẽ kể bạn nghe mình đã nhìn thấy gì khi qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười, khi phong cảnh hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết, vì đó là những ngày mà lá cây rơi từng chiếc một trên bờ vai trăng trắng của các pho tượng… Điều tôi nhìn thấy lúc đó, trong vườn ấy, là một chú bé con, tay đút túi quần, cặp sách trên vai, đang bước tới trường, vừa đi vừa nhảy nhót như một chú chim sẻ. Chỉ tâm tư tôi nhìn thấy chú bé, vì đó chỉ là một bóng hình. Đó là bóng hình tôi cách đây hăm lăm năm…”
                                           (Trích một đoạn dịch của Phạm Tất Đắc)

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

“HOÀI THU”, BẢN NHẠC ĐƯỢC CẢM TÁC TỪ TÙY BÚT “CẢM THU” – La Thụy



Có một bài hát được những người yêu Đà Lạt thường hát với cảm xúc dạt dào nhưng lại thấm đẫm vào sâu tâm hồn. Không ít người cho rằng bài hát này do chính tác giả sáng tác. Tuy nhiên, một số người khác cho rằng bài hát này phổ nhạc từ thơ. Đó là bản nhạc “Hoài thu” được cho là của nhạc sĩ Văn Trí. Thậm chí có người cho rằng tác giả chính thức của bản nhạc “Hoài thu” không phải là Văn Trí mà là một người khác. Theo tôi, bản nhạc “Hoài thu” được nhạc sĩ cảm tác từ bài tùy bút “Cảm thu” của thi sĩ Đinh Hùng

Bài tùy bút của thi sĩ Đinh Hùng (lúc đó có bút danh là Hoài Điệp Thứ Lang) mang tên là CẢM THU, được đăng trong giai phẩm “Mùa Gặt Mới” xuất bản tại Hà Nội năm 1940. Đây cũng là sáng tác đầu tiên của Đinh Hùng được đăng trên báo. Lời bài “Cảm thu” êm mượt như thơ nên nhiều người gọi là “thơ văn xuôi”
 
CẢM THU
                         Tùy bút Đinh Hùng
 
Thu năm nay, tôi lại đi trên con đường vắng này nghe từng chiếc lá rơi trên bờ cỏ… Nước trong như một cặp mắt tuyệt vời. Những cây liễu xanh đứng buồn như những nàng Cung nữ thời xưa, và trong vườn nhà ai thấp thoáng, hoa phù dung nở trắng như một linh hồn còn trẻ?
Nắng ở đây vẫn là nắng vàng ngày xưa và linh hồn tôi vẫn là linh hồn tôi năm trước. Tôi vẫn ngờ như không sự thay đổi, vì lại thấy mình đi trên con đường này, thu năm nay, giữa lúc cây vàng rơi lá. Đường này hiu hắt, tôi đem lòng về để gặp mùa thu thương nhớ cũ, và nay cũng thấy thu về để nước hồ xanh. Chân ai đi xa vắng đằng kia, hay đó chỉ là gió thoảng mong manh? Và gió nào vương vấn hồn tôi, hay cũng chỉ là Chân ai đi xa vắng? Chao ôi! Buồn lại nhiều rồi, nhưng chỉ buồn như năm trước. Lòng tôi chẳng biết tìm ai mà nhớ, hôm nay nhớ lại buồn qua mới thấy nắng kia nhiều dĩ vãng.
Tôi nhớ một người lữ khách nào xưa, ra đi từ một mùa thu… Thế rồi cũng một mùa thu trở lại những bước đầu tiên trên con đường bạn, mắt buồn như nước, mảng tìm hồn mình hiu hắt trong hồn thu mới… Thu đã về đây, tôi làm lữ khách đi hết sông này, sông khác, cả núi, cả đèo và lại cả rừng cả suối, bây giờ tôi cũng về đây để buồn thêm một ít, nhớ thêm một ít, và yêu thêm rất nhiều.
…Từ hôm rời chân ở bến sông vàng.
Từ biệt con thuyền phiêu bạt, tôi đã hết nhớ dãy núi xanh phơn phớt đằng xa và bâng khuâng trở lại con đường quê thân mật.
Đi trên đất đó, giữa hai ruộng ngô thơm nghe ngào ngạt… Hương này có phải hương xưa? Ôi! Những dây đậu vẫn còn non mà luống khoai lang đã xanh tươi rồi nhỉ? Đi trên đất đỏ, bên những luống rau cải cúc và dẫm lên cỏ may vàng. Đây là những con bướm cũ, những cánh hoa xưa. Và này đây tất cả Ngày xưa: từng cơn gió nhỏ, từng sợi dây buồn…
 
Thôi! Thôi! Tôi không còn trẻ thơ nữa để say sưa đuổi bắt bướm đồng, và chẳng ngắm gió sầu mây, chỉ hoa lòng nở cũng nhiều bông trắng!
Thương nhớ vì sao! Tôi sớm giã từ hồn niên thiếu, hôm nay đi giữa cánh đồng lại thấy tuổi nhỏ của mình tản mạn trên từng cánh bướm, sắc hoa, và chân bước đi những bước ngậm ngùi, bởi chưng lòng tưởng con đường tan tác cánh hương của đóa xuân hồng thuở cũ.

                                                                                      Đinh Hùng
 

Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

THI SĨ ĐINH HÙNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH NGÂM THƠ TAO ĐÀN TRƯỚC NĂM 1975: TIẾNG NÓI CỦA THI VĂN MIỀN NAM - nhacxua.vn biên soạn




Thi sĩ Đinh Hùng là một trong những tên tuổi lớn nhất của thi đàn Miền Nam, đã nổi danh từ thập niên 1940 khi còn ở Bắc.
 
Năm 1954, ông di cư vào Nam và phát hành tập thơ nổi tiếng Mê Hồn Ca trong cùng năm. Tại Sài Gòn, ông cùng bạn bè lập ra chương trình Tao Đàn năm 1955 trên Đài phát thanh. Có lẽ là khi bắt tay vào thực hiện chương trình này, thi sĩ Đinh Hùng cũng không nghĩ là nó được công chúng đón nhận nồng nhiệt đến như vậy. Vào mỗi tối thứ hai, tư và sáu trong tuần, từ 9 giờ 15 đến 10 giờ tối, thính giả nghe đài phát thanh ở Sài Gòn và cả nước lại chìm đắm trong thế giới của thơ ca. Chương trình Tao Đàn trở thành diễn đàn chung của thơ ca kim lẫn cổ, là nơi hoàn toàn chỉ dành riêng cho người yêu thơ.
 

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

HƯƠNG TRINH BẠCH – Thơ Đinh Hùng


   


HƯƠNG TRINH BẠCH
 
Những người gái vẫn cùng ta gặp gỡ,
Cũng như em dấu kín mộng linh hồn.
Cũng đắm tình trong mắt liếc, môi hôn,
Lòng chưa ngỏ cũng sẵn sàng ân ái.
 
Ta mê muội giữa một bầy yêu quái,
Biết cười vui, nói những giọng êm đềm.
Và than ôi! tàn nhẫn cũng như Em,
Từng nhan sắc ngẩn ngơ hay kiều lệ.
 
Ta đau đớn mà yêu chưa kịp nghĩ,
Cả thịt xương mòn mỏi nhớ thương ai?
Đời hưng vong - ôi thành quách, lâu đài,
Tự thiên cổ đứng buồn soi đáy nước!
 
Vườn Lạc Hoa ngày nay không quen thuộc,
Ta ngủ trong tưởng vọng Đoá Hồng xưa.
Bước chân em đánh thức dậy tình cờ,
Để trông thấy buổi chiều về tiêu diệt.
 
Em giống ai? ta điên rồi, không biết!
Nụ hôn đầu tê dại đến tâm can.
Ta nhìn theo hình bóng những năm tàn,
Ta sảng sốt vội ôm ghì xuân sắc.
 
Lời em nói, ta chưa hề nghi hoặc,
Tiếng em cười, ta vẫn khát khao nghe.
Ta van xin từng phút mộng vai kề,
Lòng tín ngưỡng cả mùi hương phản trắc.
 
Đời bỏ ta nằm trong tay Nữ Sắc,
Đêm hãi hùng nghe vẳng bước thời gian.
Bóng thê lương rờn rợn ghé bên màn,
Ta gục khóc, tưởng Tình Xưa ngồi cạnh.
 
Em đã đi như bao người gái lạnh,
Vẫn cùng ta gặp gỡ những đêm buồn.
Say vô cùng dư vị cặp môi son,
Thoảng xiêm áo, nhớ mùi hương da thịt.
 
Ta không biết, em ơi! không dám biết,
Ai hững hờ, ai mộng với ai say?
Những ai kề môi ân ái vơi đầy,
Những ai nói, ai cười như hứa hen?
 
Quên Tình Ái, ta phá tàn cung điện,
Đi ngoài sao thầm lặng khóc trời xanh.
Xa mắt em, xa ánh sáng kinh thành,
Mỗi bước chậm xót thương hồn đường phố.
 
Ôi gác ca lâu, rèm buông lửa đỏ!
Ôi mộng xuân lả lướt những đêm tình!
Cốc rượu hồng, hy vọng sáng rung rinh,
Mùi son phấn khác gì hương trinh bạch?
Tỉnh truy hoan, ta vẫn là sầu khách,
Mảnh hồn đau lạc lõng dưới trăng tà.
 
Kìa, xiêm đào thương nữ thoáng như hoa...
 
                                             ĐINH HÙNG
                                                    (1954)
 
*
 
Nguồn:
1. Đinh Hùng, Mê hồn ca, Văn Uyển ấn hành, 1968
2. Đinh Hùng, Mê hồn ca, Nhà sách Khai Trí tái bản, Sài Gòn, 1970

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

KỶ NIỆM TAO ĐÀN - Phan Lạc Phúc

Ban “Tao Đàn” ngoài trách nhiệm đã được minh thị “tiếng nói của thơ, văn miền Tự Do” còn tiềm ẩn một nghĩa vụ “đem theo văn hóa của một triệu người miền Bắc vừa định cư ở miền Nam.” Thơ, văn Tao Đàn phần đông là văn hóa Bắc Hà, là những làn điệu của văn minh sông Hồng, sông Mã giao duyên cùng văn minh Hương Giang và Cửu Long...



             KỶ NIỆM TAO ĐÀN                                                                                                                      Phan Lạc Phúc

Đầu năm 1956 tôi từ biệt nghề “chiến binh lội ruộng” về Phòng 5 bộ Tổng tham mưu làm sĩ quan thông tin báo chí. Lúc bấy giờ tôi chưa có vợ con gì, khoác cái ba lô lên lưng là có thể đi cùng trời cuối đất.

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2020

CÂU CHUYỆN VỂ BÀI HÁT “HOÀI THU”, CA KHÚC DUY NHẤT ĐƯỢC PHỔ TỪ… TÙY BÚT - Đông Kha

Nguồn:
https://nhacxua.vn/cau-chuyen-ve-bai-hat-hoai-thu-cua-van-tri-ca-khuc-duy-nhat-duoc-pho-tu-tuy-but/




CÂU CHUYỆN VỂ BÀI HÁT “HOÀI THU”, CA KHÚC DUY NHẤT ĐƯỢC PHỔ TỪ… TÙY BÚT 
                                                                              Đông Kha

Những bài nhạc được phổ thơ thì đã quá quen thuộc và là lẽ thường, có một bát hát không được phổ từ thơ, mà phổ từ tùy bút, đó là bài hát “Hoài Thu” của nhạc sĩ Văn Trí, nổi tiếng qua giọng hát Thanh Thúy.

Mùa thu năm ấy
Trên đường đến miền cao nguyên
Đà Lạt núi rừng thâm xuyên
Thác ngàn nước bạc thiên nhiên

Chạnh lòng tôi thấy
Lá vàng rơi nhẹ say mơ
Trong rừng thu đẹp nên thơ
Lưng trời đàn chim bơ vơ

Mùa thu năm nay
Tôi lại thấy lòng lâng lâng
Khi nhịp bước nhẹ đôi chân
Trong rừng vắng lạnh bâng khuâng

Bầy nai ngơ ngác
Lá vàng rơi đầy miên man
Trên bờ cỏ rộng thênh thang
Nghe mùa thu đi ngỡ ngàng

Đóa hoa phù dung trắng xóa
Ngàn cây hiu hắt tiếng nhạc
Mảnh linh hồn tôi thu nay
Là linh hồn tôi thu nào

Nắng đây vẫn là nắng ấm
Mùa thu thương nhớ mơ màng
Gió thu về đây mơn man
Hồ thu xanh biếc tràn lan

Đồi thông vi vút
Nghe chừng lá động muôn phương
Đà Lạt những chiều mây vương
Có mùa thu vàng dâng hương

Nhịp chân ai đấy
Hay là gió thoảng xa xôi
Gió làm rung động tim tôi
Hay là dư âm thu rồi?


Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

KHÁM PHÁ HỒ TÂY: NHÀ TRANH, GỐC LIỄU CỦA THẠCH LAM - Nguyễn Ngọc Tiến


                                     Nhà văn Thạch Lam và các tác phẩm tiêu biểu


       KHÁM PHÁ HỒ TÂY: 
       NHÀ TRANH, GỐC LIỄU CỦA THẠCH LAM 
                                                                   Nguyễn Ngọc Tiến

Hồ Tây gắn liền với những văn sĩ tài hoa bậc nhất của thi đàn Việt Nam, từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, cho đến sau này là Thạch Lam, tác giả của “Hà Nội ba sáu phố phường”. Nhà văn yểu mệnh này có căn nhà soi bóng xuống Hồ Tây, đã đi vào thơ bạn bè mà không hề tô vẽ: Tây Hồ có danh sĩ/ Nhà thì ở nhà tranh/ Cửa trúc cài phên gió/ Trước thềm bóng liễu xanh…”
  

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

THI SĨ ĐINH HÙNG VÀ VŨ HOÀNG CHƯƠNG, NHỮNG THIÊN TÀI BẠC MỆNH CỦA SÀI GÒN XƯA - Tô Kiều Ngân

                            
        

                                 Nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ thổi sáo Tô Kiều Ngân


THI SĨ ĐINH HÙNG VÀ VŨ HOÀNG CHƯƠNG, NHỮNG THIÊN TÀI BẠC MỆNH CỦA SÀI GÒN XƯA

Lịch sử văn học Việt Nam đã ghi nhận tên tuổi họ, nhưng trong biến thiên của lịch sử dân tộc không ít văn thi sĩ tên tuổi phải chìm nổi cùng vận mệnh đất nước…

Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương là những nhà thơ nổi tiếng từ hồi “phong trào Thơ Mới” thời tiền chiến. Họ đều là những “đại gia” trong làng thơ, nhưng cả hai không ai tự tạo dựng được cho mình một mái nhà mà suốt đời toàn đi ở nhà thuê.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

CHÚT TẢN MẠN VỀ CÁC ĐOẢN VĂN “TỰU TRƯỜNG” CỦA ANATLOLE FRANCE, “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH VÀ “CẢM THU” CỦA ĐINH HÙNG - La Thụy


      

CHÚT TẢN MẠN VỀ CÁC ĐOẢN VĂN “TỰU TRƯỜNG” CỦA ANATLOLE FRANCE, “TÔI ĐI HỌC” CỦA THANH TỊNH VÀ “CẢM THU” CỦA ĐINH HÙNG
                                                                                            La Thụy

Ngày khai trường với kỷ niệm mơn man làm tôi nhớ đoản văn LA RENTRE'E DES CLASSES (TỰU TRƯỜNG) của nhà văn Anatole France - trích từ quyển “Le Livre de mon ami” (Cuốn Sách Của Bạn Tôi). Đoản văn TỰU TRƯỜNG của nhà văn Anatole France có ảnh hưởng lớn tới tâm hồn nhà văn Thanh Tịnh, khi ông viết truyện ngắn TÔI ĐI HỌC. Hình ảnh chú bé A. France trong ngày tựu trường khơi dậy những tình cảm trong sáng, bỡ ngỡ và êm ái của tuổi thơ. Bởi hơn đâu hết, chính những thầy giáo vỡ lòng, thông qua trang hồi kí tuyệt vời ấy, đã đánh thức ở họ những xúc cảm đầu đời: niềm đam mê học hành và tình yêu văn chương nghệ thuật.

Xin trích dẫn các bản dịch của Phạm Tất Đắc, Bùi Bảo Trúc và bản tiếng Pháp Anatole France

* Bản dịch của Phạm Tất Đắc:

“Tôi sẽ kể cho bạn nghe những gì gợi cho tôi nhớ lại hàng năm bầu trời chập chùng của mùa thu, những bữa cơm chiều đầu tiên ăn dưới ánh đèn và những chiếc lá đang úa vàng dần trong những chòm cây run rẩy. Tôi sẽ kể bạn nghe mình đã nhìn thấy gì khi qua vườn Luxembourg vào những ngày đầu tháng mười, khi phong cảnh hơi buồn và đẹp hơn bao giờ hết, vì đó là những ngày mà lá cây rơi từng chiếc một trên bờ vai trăng trắng của các pho tượng… Điều tôi nhìn thấy lúc đó, trong vườn ấy, là một chú bé con, tay đút túi quần, cặp sách trên vai, đang bước tới trường, vừa đi vừa nhảy nhót như một chú chim sẻ. Chỉ tâm tư tôi nhìn thấy chú bé, vì đó chỉ là một bóng hình. Đó là bóng hình tôi cách đây hăm lăm năm…”
                                           (Trích một đoạn dịch của Phạm Tất Đắc)

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

XUÂN ẤM HƯƠNG RỪNG, THANH SẮC, BƯỚM XUÂN - Thơ Đinh Hùng


        


XUÂN ẤM HƯƠNG RỪNG

Thương em, trăng xế nửa vầng
Mùa xuân thở ấm hương rừng trên vai
Giang tay ôm bóng núi dài
Đá thiên sơn có hồn ai tạc hình?
Tiếng vang chim lạ gọi mình
Huyền âm chín cõi u minh truyền về
Sao chìm đáy mắt sơn khê
Màu đêm dã thú hôn mê tóc rừng
Lửa sàn linh loạn hoa dung
Núi nghiêng vai áo cẩm nhung đổi màu
Hồn nào ngủ thiếp bông lau
Bạc thời gian, cánh bướm sầu ngàn xưa
Chập chờn khe liếp trăng mưa
Bên Em, mùi phấn giao mùa còn say?
Nửa vầng trăng, nét xuân gầy
Ta mơ giấc ngủ còn ngây hồn rừng

Em đi, sầu núi chất từng
Gót chân từ thạch buông trùng sóng hoa
Mây bay ánh mắt trăng tà
Nồng hương cỏ dại, sương pha áo ngàn
Người đi vào giấc mơ tan
Ta soi dòng suối đêm tàn tìm nhau


Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

GẶP EM HUYỀN DIỆU - Thơ Đinh Hùng


   


       GẶP EM HUYỀN DIỆU

       I

       Em tự ngàn xưa chuyển bước về
       Thuyền trao sóng mắt dẫn trăng đi
       Những dòng chữ lạ buồn không nói,
       Nét lửa bay dài giấc ngủ mê,

       Em đến, mong manh vóc ngọc chìm,
       Tàn canh hồn nhập bóng trăng im.
       Ta van từng đoá sao thuỳ lệ,
       Nghe ý thơ sầu vút cánh chim.

       Mười ngón tay dâng lửa nguyện cầu,
       Hỡi ơi! Hồn chuyển kiếp về đâu?
       Ta xin giữ trọn lòng trinh bạch,
       Ngưỡng vọng Em như Nữ Chúa Sầu.

       Em đến từ trong giấc hỗn mang,
       Lời ca không mở cửa thiên đường.
       Thời gian bốn phía nhoà gương mặt,
       Ảo tưởng nghiêng vầng trán khói sương.

       Em với ta chung một hạn kỳ,
       Hoá thân vào nét chữ cuồng si
       Chiêm bao động gót giầy mê hoặc,
       Trang giấy bay mùi tóc ái phi.

       Nét chữ hoang sơ hiện dáng người,
       Ta ngừng hơi gọi: Diệu Huyền ơi!
       Mắt ai tinh lạc xanh vần điệu?
       Tuyết gợn làn da bóng nguyệt trôi.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

GỬI NGƯỜI DƯỚI MỘ - Thơ : Đinh Hùng - Diễn ngâm : La Thuỵ


Tàn thu, chớm đông ... đọc thơ Đinh Hùng ... nhớ thương đứa con trai đã mất ...


         

           GỬI NGƯỜI DƯỚI MỘ

           Trời cuối thu rồi - Em ở đâu?
           Nằm bên đất lạnh chắc em sầu?
           Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy,
           Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu.

           Em mộng về đâu?
           Em mất về đâu?
           Từng đêm tôi nguyện, tôi cầu,
           Đấy màu hương khói là màu mắt xưa.

           Em đã về chưa?
           Em sắp về chưa?
           Trăng sao tắt, ngọn đèn mờ
           Ta nằm rỏ lệ đọc thơ gọi hồn.


            Em hãy cười lên vang cõi âm,
            Khi trăng thu lạnh bước đi thầm.
            Những hồn phiêu bạt bao năm trước,
            Nay đã vào chung một chỗ nằm.

            Cười lên em!
            Khóc lên em!
            Đâu trăng tình sử,
            Nép áo trần duyên?
            Gót sen tố nữ
            Xôn xao đêm huyền.
            Ta đi, lạc xứ thần tiên,
            Hồn trùng dương hiện bóng thuyền U Minh.

            Ta gởi bài thơ anh linh,
            Hỏi người trong mộ có rùng mình?
            Nắm xương khô lạnh còn ân ái?
            Bộ ngực bi thương vẫn rợn tình?

            Hỡi hồn tuyết trinh!
            Hỡi người tuyết trinh!
            Mê em, ta thoát thân hình,
            Nhập hồn cây cỏ, đa tình mỗi đêm.

            Em có vui thêm?
            Em có buồn thêm?
            Ngồi bên cửa mộ,
            Kể cho ta biết nỗi niềm.

            Thần chết cười trong bộ ngực điên,
            Ta nghe em thở tiếng ưu phiền.
            Nỗi lòng xưa dậy tan Thanh Vắng.
            Hỡi đất mê người - Trăng hiện lên.

                                                 Đinh Hùng