BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thế Lữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thế Lữ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

TRẢ LỜI CHÂU THẠCH VỀ BÀI THƠ NHỚ RỪNG – Phạm Đức Nhì



Cuốn phim tôi thích nhất, xem đi, xem lại nhiều lần nhất là Bố Già (The Godfather). Khi phát hành (năm 1972) Bố Già đã trở thành bộ phim ăn khách nhất tính cho đến thời điểm đó với doanh thu hơn 5 triệu USD trong tuần đầu và hơn 81 triệu USD cho lần phát hành đầu tiên, 134 triệu USD cho lần phát hành tiếp theo. Bố Già đã giành được 3 giải Oscar, 5 giải Quả Cầu Vàng, 1 giải Grammy và nhiều giải khác. Sau này bộ phim được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của lịch sử điện ảnh.
 

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

NHÂN NĂM DẦN, BIỆN HỘ CHO “NHỚ RỪNG” THƠ THẾ LỮ - Châu Thạch




Thế Lữ là một trong nhưng cây bút đi đầu của phong trào thơ mới. Tác phẩm ghi lại dấu ấn của ông là bài thơ “Nhớ Rừng”. Từ ngày bài thơ được phổ biến đến nay đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực ca tụng nó. Nhà thơ Phạm Đức Nhì trong bài viết “Hai cái bẩy nguy hiểm của Nhớ Rừng” * đã có một cái nhìn khác mà nhà văn Lê Xuân Quang nhận xét đại ý là “Cách suy nghĩ phân tích Thơ của ông Phạm Đức Nhì trong cảm thụ Thi ca có những ‘phát kiến…mới’ thiên về thực dụng…”     
Trong cái nhìn “phát kiến…mới” nầy nhà thơ Phạm Đức Nhì đã phê phán bài thơ “Nhớ Rừng” đại ý như sau:

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

NGƯỜI VỢ CỦA NHÀ THƠ THẾ LỮ - Đoàn Dự


                     

                                              Nhà thơ Thế Lữ (1940)
                    

Thưa Quý Bạn, cứ kể những chuyện vợ chồng chán ghét nhau, ly dị nhau hoặc ghen tuông, đánh đập nhau riết cũng chán và hiện nay là vấn đề đại dịch Vũ Hán, chắc chắn báo chí các nước bên ấy đăng ầm ầm, quý bạn đã biết cả rồi. Vậy nay tôi xin “đổi món ăn chơi”, kể hầu quý bạn một câu chuyện hơi lạ về người vợ của nhà thơThế Lữ. Bà này “lạ” ở chỗ chồng bồ bịch, có vợ nhỏ ngay trước mắt mà bà vẫn cố gắng chịu đựng, không ghen tuông một tí nào cả chỉ với một niềm tin duy nhất rằng chồng là người Công giáo, theo giáo lý Công giáo đàn ông chỉ có một vợ, đàn bà chỉ có một chồng, do đó cuối cùng rồi chồng sẽ trở lại với mình. Vì vậy bà vẫn yên tâm buôn bán kiếm ăn, chăm sóc bà mẹ chồng khó tính coi như mẹ ruột của mình, và nuôi dạy con cái, 2 người con trai ăn học tới Tiến sĩ ở bên Mỹ, còn người con gái thì trở thành một nhà doanh nghiệp. Đặc biệt, từ cuối năm 1977, “chàng lãng tử” Thế Lữ nay đã 70 tuổi, vào trong Nam sống với vợ con suốt 12 năm tại tiệm vải ở đường Nguyễn Đình Chiểu (Phan Đình Phùng cũ, quận 3, gần toà đại sứ Miên hiện nay là văn phòng UBND Quận 3) cho tới khi ông qua đời cũng tại Sài Gòn mà hình như đa số chúng ta không biết. Đây là câu chuyện về người đàn bà đó nhưng xin mời quý bạn xem xét về nhà thơ Thế Lữ, chồng của bà trước đã. 

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

NHÀ THƠ THẾ LỮ VÀ HAI MỐI DUYÊN LÀNH - Tuy Hòa

Nhà thơ Thế Lữ (1907-1989) là một nhân vật lừng lẫy trong đời sống nghệ thuật nước ta. Không chỉ góp phần hình thành thơ mới, ông còn đặt nền móng cho nền sân khấu Việt Nam hiện đại. Và ông cũng là tác giả phần lời ca khúc “Xuân Và Tuổi Trẻ” được hát suốt 75 năm qua. Cuộc đời thành đạt của Thế Lữ, không thể không nhắc đến đóng góp của hai người vợ: bà Nguyễn Thị Khương lớn hơn ông 2 tuổi và bà Song Kim nhỏ hơn ông 6 tuổi.

         
               Nhà thơ Thế Lữ qua nét vẽ của họa sĩ Nguyễn Đình Phúc.

     
       NHÀ THƠ THẾ LỮ VÀ HAI MỐI DUYÊN LÀNH
                                                                                          Tuy Hòa

Thế Lữ, tên thật Nguyễn Thứ Lễ, sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng. Năm 1934, ông cùng Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam và Tú Mỡ thành lập Tự Lực Văn đoàn. Năm 1935, tập “Mấy vần thơ” của ông xuất hiện, góp phần cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào Thơ Mới. Trong bài thơ “Cây đàn muôn điệu”, Thế Lữ bộc bạch: “Tôi chỉ là một khách tình si/ Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn thể/ Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ/ Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca”. Và ông thực hiện được ước mơ đời mình: “Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu. Lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu”. Năm 1944, khi cùng đoàn kịch lưu diễn tại Hội An, Thế Lữ tình cờ nghe được một ca khúc của nhạc sĩ La Hối (1920- 1945) với ca từ tiếng Trung của Diệp Truyền Hoa, ông lập tức viết thêm lời Việt: “Ngày thắm tươi bên đời xuân mới/ Lòng đắm say bao nguồn vui sống/ Xuân về với ngàn hoa tươi thắm/ Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng…”. Đến hôm nay, ca khúc “Xuân và tuổi trẻ” với ca từ của Thế Lữ đã trở thành bài hát kinh điển không thể thiếu mỗi dịp sum vầy đón Tết của người Việt.