BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn NHẤT LINH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NHẤT LINH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2024

CHIỀU CUỐI NĂM - Nhất Linh (Đoạn Tuyệt)



Một buổi chiều về cuối năm, một buổi chiều êm như giấc mộng; mấy cây thông ở đầu hiên nhà đứng lặng yên, đợi gió.
Dũng và Độ, hai người thẫn thờ, không nói, ngả đầu vào lưng ghế, nhìn khói thuốc lá từ từ lan ra ngoài nhà rồi tan vào quãng không.
Trên bàn phủ vải trắng, có để một chai rượu mùi, hai cái cốc đầy rượu và một đĩa quả: sắc thủy tinh trong, pha với màu xanh, vàng, đỏ của trái cây diễn ra một quang cảnh ấm áp.
Ngoài kia, ánh nắng vàng buổi chiều như tiếc ngày cuối cùng của một năm, còn lảng vảng trên các ngọn đồi, chòm cây lướt thướt trên những cánh đồng cỏ màu xanh già. Những thôn xóm rải rác dưới chân đồi hay bên bờ con sông trắng cong queo như bị đè nén dưới vẻ to tát của trời đất rộng rãi. Khói thổi cơm chiều ở một vài nhà gần không có sức lên cao nữa, tỏa ra thành từng đám màu lam ôm lấy các mái tranh....
                                                                                      Nhất Linh
                                                                                   (Đoạn Tuyệt)

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

TRANH HIẾM CỦA NHÀ VĂN NHẤT LINH ĐƯỢC ĐẤU GIÁ THÀNH CÔNG TRÊN SÀN QUỐC TẾ - Ngô Kim Khôi

Nguồn:
https://www.facebook.com/ngo.kimkhoi/posts/10222583493510254
 
La Tonkinoise Et La Vieille Sage của Nguyễn Tường Tam (1905 - 1963) 
 Ảnh: AGUTTES. Khoảng 1927. Tranh khắc gỗ.
 
 
Mộc của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương bên phải dưới, 
có lời đề tặng và chữ ký của Victor Tardieu.
 
Sau nhiều lần đấu giá không thành công, bức tranh khắc gỗ của Nguyễn Tường Tam đã được gõ búa trong phiên đấu Aguttes 30/9/2021 ở mức 8.000€, thêm 29% phí và thuế, giá thành tương đương khoảng 270 triệu VND. Tôi cho rằng mức giá này quá hời đối với sự quý hiếm của bức tranh.

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

XÓM CẦU MỚI, MỘT HOÀI BÃO LỚN CỦA NHẤT LINH -Nguyễn Tường Thiết

Nguồn: Báo Việt Luận
 


Cha tôi, nhà văn Nhất Linh, cho ra đời hơn mười tác phẩm. Mẹ tôi sinh đẻ hơn mười người con. Bà thường nói đùa với chúng tôi: “Cứ mỗi lần Mợ có mang thì Cậu lại thai nghén một quyển truyện”. Những đứa con của mẹ tôi khi chào đời thường song hành với một tác phẩm mới của cha tôi được xuất bản. Chẳng hạn như anh Thạch tôi sinh năm 1935 ứng với năm tác phẩm Đoạn Tuyệt ra đời. Nhưng khi cha tôi bắt đầu thai nghén và khởi viết Xóm Cầu Mới vào năm 1940, trong khi mẹ tôi cuối năm đó sinh đẻ ra tôi, thì tác phẩm này vẫn chưa chịu ra đời. Lần này khi khởi viết Xóm Cầu Mới Nhất Linh mang hoài bão quá lớn, “cái thai” quá to, nên tác phẩm không chịu xuất hiện trên đời cho mãi đến ba mươi ba năm sau. Kỳ diệu thay chính tôi lại là người “đỡ đẻ” cho tác phẩm ra đời khi tôi cho xuất bản cuốn Xóm Cầu Mới lần đầu tiên vào năm 1973.
 

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

CÔ MÙI CÒN KHÔNG - Nguyễn Đức Tùng



Giữa hai nhân vật chính, Siêu và Mùi, trong tiểu thuyết “Xóm Cầu Mới” của Nhất Linh, có những câu chuyện lai rai tán gẫu nhỏ nhặt thế này:
Mùi hỏi:
- Quả trứng gì?
- Cô không biết à? Bây giờ cô muốn để một quả trứng đứng dựng trên đĩa, cô làm thế nào?
- Em chẳng bao giờ để nó đứng cả. Để nó nằm tiện hơn.
Siêu cười nói:
- Cô ngớ ngẩn lắm, đấy là nói thí dụ thế.
 

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

KHÁM PHÁ HỒ TÂY: NHÀ TRANH, GỐC LIỄU CỦA THẠCH LAM - Nguyễn Ngọc Tiến


                                     Nhà văn Thạch Lam và các tác phẩm tiêu biểu


       KHÁM PHÁ HỒ TÂY: 
       NHÀ TRANH, GỐC LIỄU CỦA THẠCH LAM 
                                                                   Nguyễn Ngọc Tiến

Hồ Tây gắn liền với những văn sĩ tài hoa bậc nhất của thi đàn Việt Nam, từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, cho đến sau này là Thạch Lam, tác giả của “Hà Nội ba sáu phố phường”. Nhà văn yểu mệnh này có căn nhà soi bóng xuống Hồ Tây, đã đi vào thơ bạn bè mà không hề tô vẽ: Tây Hồ có danh sĩ/ Nhà thì ở nhà tranh/ Cửa trúc cài phên gió/ Trước thềm bóng liễu xanh…”
  

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

TRỞ VỀ MIỀN QUÁ KHỨ - Nguyễn Tường Việt

Tác giả Tường Việt, tức Nguyễn Tường Việt, con trai trưởng của nhà văn Nhất Linh. Ông viết bài này để đóng góp vào cuốn sách “Tự Lực Văn Đoàn và các cây bút hậu duệ”, được ra mắt tại Nam California vào ngày hôm nay, 15 tháng 9, 2019.

 


     TRỞ VỀ MIỀN QUÁ KHỨ

Chuyến bay của hãng hàng không Nhật Bản đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất vào lúc nửa đêm. Mục đích chuyến trở về lần này của chúng tôi (năm 2018) là muốn cháu Maya biết về quê nội của nó.
Sau chuyến bay dài mệt mỏi tôi ngủ một giấc ngon lành. Sáng hôm sau, trong lúc gia đình Tường Anh, cậu con trai của tôi lấy taxi đi tham quan Sài Gòn, tôi một mình tản bộ xuống phố tìm quán cà-phê.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

TƯỞNG NHỚ VỀ NHẤT LINH ! - Trương Kim Anh

Nhà văn Trương Kim Anh ngay từ thời ấu thơ đã có nhiều kỷ niệm đẹp với "bác Nguyễn Tường Tam". Mời đọc bài viết của bà về nhà văn Nhất Linh.

           


Nhà văn Nhà văn Trương Kim Anh sinh 1946, tại Hà Nội, là ái nữ của nhà báo kiêm dịch giả Trương Bảo Sơn và nhà văn Nguyễn Thị Vinh. Năm 1953 theo cha mẹ di cư vào Nam, Trương Kim Anh lớn lên, đi học, lập gia đình ở Sài Gòn. Năm 1967-1974 bà theo chồng sống tại Nha Trang. Năm 1980 bà cùng chồng con định cư tại Na Uy. Trương Kim Anh bút hiệu Bạch Liên Trương Kim Anh, là dịch giả của một số truyện Dân Gian Na Uy của hai nhà văn nổi tiếng Peter Christen Asbjørnsen và Jørgen Moe; Căn Nhà Búp Bê của kịch tác gia Henrik Johan Ibsen…