BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HÓA - ẨM THỰC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HÓA - ẨM THỰC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2024

VÌ SAO LẠI CÓ MÓN BẠC XỈU? – Theo Sài Gòn Vi Vu


Hình ảnh Quỳnh Trân.
 
Bạc xỉu 白少 hay bạc sỉu là từ của tiếng Quảng Đông, thứ ngôn ngữ người Hoa dùng phổ biến tại khu buôn bán ở Sài Gòn - Chợ Lớn thời bấy giờ. BẠC XỈU được gọi đầy đủ là "BẠC TẨY XỈU PHÉ"

BẠC/BẠCH() là màu trắng.
TẨY/ĐỂ () là cái ly.
XỈU/ /THIỂU (,) là một chút.

PHÉ (, phi viết tắt của 咖啡 gia phi) là cà phê, ý nói món đồ uống từ sữa nóng, pha thêm chút cà phê.
 
Là món đồ uống có nguồn gốc từ người Hoa sống ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn những năm thập niên 1950-1960 và là món thức uống phổ biến ở khu vực này và các vùng xung quanh. Bạc xỉu khá giống với cà phê sữa nhưng chỉ khác ở chỗ, cà phê sữa thì phần cà phê nhiều hơn phần sữa, còn bạc xỉu lại ngược lại là phần sữa nhiều hơn phần cà phê, vì vậy bạc xỉu còn được gọi là cà phê trắng.
 
Có thể nói Bạc Xỉu là món nước uống pha trộn của ba nền văn hóa Hoa-Việt-Pháp. Trong thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam 1858-1954, cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn có lẽ đi sớm hơn người Việt trong kinh doanh hàng quán, trong đó có cà phê. Vào thời gian đầu, cà phê đen cùng với cà phê sữa vẫn rất khó uống đối với phụ nữ và trẻ con vì họ không quen vị đắng của cà phê, nhưng mùi và vị của cà phê rất cuốn hút. Sau này công thức pha cà phê sữa ở Sài Gòn được người Hoa biến đổi theo cách giảm tỷ lệ cà phê, tăng sữa trong ly thức uống để những người khó uống cà phê nhất vẫn thấy thích thú.
 
Nhiều người Sài Gòn còn quả quyết, bạc xỉu ra đời để dành cho đám trẻ theo ba, hay phụ nữ theo chân bạn bè (là đàn ông) tới quán cà phê. Trẻ em hay phụ nữ không quen với vị đắng gắt của cà phê đen, nhưng cũng không thể hững hờ với mùi hương quyến rũ, bạc xỉu kết nối họ lại. Bạc xỉu có thể vừa uống nóng và vừa uống lạnh tuy nhiên nếu uống nóng thì mùi hương sẽ tuyệt vời và ngon hơn. Bạc xỉu cũng rất thích hợp khi thưởng thức chung với bánh tiêu và giò cháo quẩy.
 
Postscard bài thơ SAIGON tác giả Y VÂN của Sài Gòn Vi Vu trong triển lãm đầu tiên "Sài Gòn Vi Vu - Vi Vu đến những điều xưa nhất" năm 2016.

                                                                            IG:SAIGONVIVU.

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2024

CÀ CUỐNG, NHỚ CHÚT HƯƠNG XƯA - Vũ Thị Tuyết Nhung, Song Thao


Nhà văn Vũ Thị Tuyết Nhung

Tôi còn nhớ, mẹ tôi thuở sinh thời, cứ vào cữ tháng Bảy mùa thu trở ra đến tháng Mười chớm đông, lúc Người đi chợ Hàng Bè, thi thoảng lại được mấy bà hàng tôm cá quen gọi vào, thầm thì dúi riêng cho mấy con cà cuống mà các bà thường chỉ để dành cho khách ruột sành ăn.

Ngày ấy chưa có tủ lạnh, nên mẹ tôi đem cà cuống về là cho vào nồi cơm hấp chín. Sau đó, bà sai chị Trưởng tôi băm nhỏ, dặn thêm là nhớ băm nhẹ tay kẻo bắn ra thì phí lắm. Chỉ cà cuống đực có bọng tinh dầu thơm, mới băm ra như vậy, còn cà cuống cái thì để ăn trứng. Rồi bà chọn một chai nước mắm thực ngon, cho cà cuống băm vào ngâm. Thời bao cấp gọi là “nước mắm gái đẻ”, vì chỉ có phụ nữ khi sinh nở mới được cấp cho một phiếu mua hàng có ô nước mắm loại A. 

Mỗi lần nhà ăn bún chả hay bún nem, bà cẩn thận mở nút chai nước mắm cà cuống giấu kỹ góc chạn gỗ, dốc ra một chút, pha lẫn vào bát nước chấm cho dậy mùi thơm. Hay là cũng có khi, gặp mớ rau muống đầu mùa non mướt, bà cũng rộng lòng mở nút chai, chấm vào bát nước mắm chanh ớt một đầu đũa nhỏ. Thế mà thơm lừng khắp mâm cơm. Lúc nhà có cỗ bàn hoặc tết nhất, bà hay để ý xem chai nước mắm cà cuống đầy vơi đến đâu để còn liệu. Nhỡ mà quá tay thì đến lúc không có gì mà đãi khách. Đặc biệt là ba món: Bún thang, bánh cuốn, chả cá, mà thiếu một chút hương cà cuống thì thà đừng đụng đũa cho xong. Nhưng mà mẹ tôi thường dạy, hễ đã cho cà cuống thì chớ dùng hạt tiêu, hoặc là gừng, tỏi. Bởi ăn như thế thì thành ra ăn hổ lốn, không phải là cách ăn của người Hà Nội.

Bao năm nay, từ ngày đi lấy chồng, tôi cũng đã nhiều lần đặt bánh chưng ở các cửa hàng nổi tiếng trong thành phố, hay là tự gói lấy bằng các thứ gạo đỗ, thịt thà thơm ngon nhất, mà sao ăn cứ không được nhưhương vị bánh chưng mẹ gói lúc sinh thời. Thì ra, ngày xưa, mẹ tôi khi ướp nhân bánh trước khi gói, bao giờ cũng nhớ rảy vào một chút tinh dầu cà cuống mà bà để trong một chiếc lọ bé xíu, gọi là lọ penixilin nút cao su, quấn mấy lần nilon như một thứ đồ gia bảo, cất trong ngăn trên của chiếc tủ chùa ở gác hai. Nếu không cho vào nhân bánh, thì khi xóc gạo gói bánh, bà cho nhàn nhạt muối đi một chút. Đến lúc bóc bánh ăn, mới chấm thêm chút nước mắm cà cuống, thì cũng hợp giọng khôn tả. 

Con cà cuống vốn là một giống côn trùng có cánh, trông hơi giống con ve sầu, song bộ cánh của nó có vẻ mỏng mảnh hơn, màu nâu nhạt. Nghe các cụ già truyền lại câu được câu chăng, thì hình như cà cuống vốn sống trong vùng rừng quế ở Thanh Hóa (chắc đó là cách các cụ giải thích về nguồn gốc hương thơm của giống cà cuống). Vào mùa hè nắng nóng, nó bay ra sinh sống ở các vùng đồng ruộng ngập nước. Và tối tối, nó hay tìm những nơi có nhiều luồng sáng tập trung thành vầng lớn để theo ra. Ở Hà Nội, trước đây, các nơi như quảng trường Lăng Hồ Chí Minh, hay thành cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cà cuống về dày đặc. 

                   

Nhưng có lẽ do bà con nông dân sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, nên cà cuống theo đó mà mất dần. Bây giờ, nhiều người Hà Nội nghe nói đến cà cuống thì ngớ người chẳng biết là con gì. Chứ thời trước, ở Hà Nội, trong các gia đình, cà cuống được coi như một thứ gia vị không thể thiếu trong các món ăn đặc biệt. Người ta đem con cà cuống về, tách hai bên cánh, khía một đường ở nơi có thể gọi như gáy của con cà cuống, chỉ con đực thôi, rồi rút ra một bọng dầu nhỏ như hạt gạo vàng. Đấy chính là phần tinh tuý nhất trong con cà cuống.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2024

CẶP VỢ CHỒNG KHIẾN NHIỀU NGƯỜI MỸ “PHẢI LÒNG” MẮM TÔM – Đức Trung


Món bún đậu mắm tôm tại nhà hàng MẮM NYC ở New York, Mỹ. Ảnh: Instagram/mam.nyc

Nhung và Jerald mở nhà hàng bán bún đậu ở New York, thuyết phục thực khách thử món mắm tôm, khiến nhiều người "phải lòng" và gọi tới hai bát.
 
Đầu bếp trẻ người Mỹ Jerald Head gặp Nhung Đào, một nhân viên văn phòng, tại TP HCM vào mùa thu năm 2016, khi anh tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm ẩm thực. Một năm sau, khi Jerald đã là bếp trưởng một nhà hàng Việt ở New York, anh quay lại Việt Nam và kết hôn với Nhung.
 
Thời điểm Nhung sang Mỹ định cư cùng chồng năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, khiến các nhà hàng ở New York phải đóng cửa và Jerald lâm cảnh thất nghiệp. Cơ hội đến với hai vợ chồng vào tháng 9/2020, khi chính quyền New York cho phép các nhà hàng bán mang về và cho thực khách dùng bữa ở vỉa hè.
 
Nhung và Jerald quyết định mở "MẮM", một gian hàng thời vụ theo mô hình pop-up trên con phố vắng đối diện công viên ở trung tâm Chinatown, Manhattan, để bán bún đậu mắm tôm, món ăn gắn liền với những buổi hẹn hò của hai người ở Việt Nam, cũng là một trong những món Việt khó tìm nhất ở Mỹ.
 

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2024

“VẬT VỜ”, LOẠI ẤU TRÙNG ĐƯỢC XEM LÀ LỘC TRỜI ĐẶC SẢN SÔNG HỒNG



Ngày xưa, “vật vờ” chỉ là món ăn dân dã của người dân làng chài, thế nhưng số lượng ngày càng khan hiếm giúp chúng trở thành của ngon vật lạ, được nhiều người săn lùng với giá lên tới cả triệu đồng/1kg.
 
Một trong những loài đặc sản sống ở sông Hồng là “vật vờ” (hay “vờ vờ”). Đây là một loại côn trùng có tuổi đời ngắn nhất, thường chỉ kéo dài vài tiếng, cùng lắm là một tuần từ lúc còn là ấu trùng cho tới khi lột xác thành vật vờ trưởng thành.
 

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

LIÊN TƯỞNG TỪ “Ổ MÌ XÍU” TUỔI THƠ ĐẾN “THỊT XÁ XÍU” BÂY GIỞ - La Thụy



Mấy hôm nay, ăn sáng tôi hay dùng bánh mì kẹp thịt, dù cũng khá ngon, nhưng sao tôi vẫn cảm thấy không bằng“ổ mì xíu” của quê hương Quảng Trị mà tôi đã từng ăn từ thời còn nhỏ.
  
Ôi! “ổ mì xíu” nóng giòn, được ăn vào sáng mùa đông lạnh buốt của các xe đẩy bán hàng rong lấy bánh mì từ lò Đắc Lập (gần nhà máy đèn thị xã Quảng Trị) về chế biến, lúc tôi còn học tiểu học, sao mà ngon đến thế!


“Ổ mì xíu” này không hề có rau, dưa leo, đồ chua... như ổ bánh mì kẹp thịt bây giờ. Ổ mì xíu Quảng Trị bình dị, chỉ đơn giản thịt xíu kho, “nước xíu” thật ngon để chan vào giữa ổ bánh mì.“Ổ mì xíu” là cách nói tắt của “Ổ bánh mì xá xíu”
 
Nước thịt xíu kho rim sánh vàng nâu cánh gián, chỉ chan với bánh mì cũng thơm ngon lạ lùng
 
Tìm hiểu “xá xíu” có nghĩa là gì? Tôi biết:
 
Thịt xá xíu người Hoa (Char siu -) được hiểu là thịt heo quay, nướng hoặc kho rim.
 
Xá xíu là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc được làm từ cách quay hoặc nướng thịt heo ở nhiệt độ cao. Thịt heo được chọn để làm xá xíu thường là phần thịt vai, được lạng bỏ phần xương, tẩm ướp gia vị và mang đi quay, nướng trên lửa ở nhiệt độ cao.
 
Theo thời gian, xá xíu theo chân những người Hoa di cư du nhập vào Việt Nam và trở thành món ăn quen thuộc và hấp dẫn đối với người dân nơi đây đặc biệt là ở miền Nam.
 
Ngày nay, xá xíu đã được chế biến và kết hợp với nhiều món ăn khác nhau như: bánh bao xá xíu, hủ tiếu xá xíu, mì xá xíu,...và được khá nhiều người yêu thích và đón nhận.
 
Tìm hiểu thêm (xá xíu) có âm Hán Việt và có nghĩa như thế nào, ta thấy:

có âm Hán Việt là XOA THIÊU

XOA 
1. bắt chéo tay
2. những thứ có đầu toè ra
3. dạng ra, khuỳnh ra
4. cái chĩa, cái nĩa, cái đinh ba
5. Đâm, xiên
 
THIÊU, THIẾU 
Đốt, đun, nấu, quay, xào, nướng
 
Như vậy, có lẽ ban đầu, người Quảng Đông, xiên thịt heo để quay nướng trên ngọn lửa có nhiệt độ cao. Sau này, họ chiên xào, kho rim thành món “xá xíu” như bây giờ.
 
Tìm trên mạng, tôi thấy “bánh mì xá xíu” của Huế, Đà Nẵng,... không giống như “mì xíu” mà tôi từng được ăn thuở còn nhỏ ở quê nhà Quảng Trị.
 

Bánh mì thịt xíu - kiểu Huế (hình lấy từ trên mạng)

Bánh mì thịt xíu Đà Nẵng (hình lấy từ trên mạng)

Thịt xá xíu người Hoa (Char siu -叉烧)

Đi ăn quán, tôi thấy “thịt xá xíu” của tô mì hoành thánh và các món ăn khác không hề giống như “thịt xíu” trong “ổ mì xíu” tuổi thơ của tôi ở Quảng Trị, thập niên 1960s một chút nào cả!

Có lẽ “thịt xá xíu” mà tôi thấy ở trong tô mì hoành thánh, trong tô hủ tiếu là phần thịt vai được người Hoa chế biến bằng cách tẩm ướp, chiên (hoặc nướng) cho vàng đều các mặt, rồi mới đun với chút ít nước sôi cho thịt chín mềm, thấm vị

Thịt xá xíu người Hoa (Char siu -叉烧)

Còn “thịt xíu” trong “ổ mì xíu” mà tôi ăn thời còn nhỏ ở quê nhà, là thịt heo ba chỉ được kho rim một cách đặc biệt nên “thịt xíu”“nước xíu” chan vào bánh mì thật thơm ngon...

          Thịt xíu và nước xíu chan vào ổ bánh mì ở Quảng Trị  trước năm 1972

Kỷ niệm tràn về, cảm xúc dâng trào làm tôi bồi hồi nhớ mãi tuổi thơ hoa mộng một thời ở cố hương! 
                                                                                              La Thụy

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2023

CÂY MĂNG TÂY: CÔNG DỤNG, CÁCH CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN - Hoàn Mỹ

Măng tây cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe của cơ thể con người, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng, bảo vệ sức khỏe xương, da và hệ miễn dịch. Theo dõi bài viết dưới đây của Hoàn Mỹ để nắm được cách bảo quản cũng như phương pháp chế biến măng tây ngon nhất.
 

Thành phần dinh dưỡng có trong măng tây

Cây măng tây chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe con người. Thông thường, trong mỗi 100gr măng tây sống thường chứa:
 
Calories: 20 calo
Nước: 93,22 gram
Chất đạm (protein): 2,2 gram
Chất béo: 0,12 gram
Carbohydrates: 3,88 gram
Chất xơ: 2,1 gram
Đường: 1,88 gram
Vitamin C: 5,6 mg
Canxi: 24 mg
Sắt: 2,14 mg
Magie: 14 mg
Phốt pho: 52 mg
Vitamin K, vitamin A, vitamin B6, vitamin B2, vitamin B1, vitamin B9, crom,…
 

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (11) - Nguyên Lạc

                                                  (Kỳ cuối)
 


LỜI KẾT
 
Trong các phần trên, chúng ta đã tản mạn về rượu phương Tây, giờ xin sơ lược vài hàng về Đông phương.
 
1. Rượu trong văn học Trung Quốc
 
Văn học Trung Quốc qua bao thời đại không thiếu thơ văn ca ngợi rượu. Thậm chí rất nhiều. Thông thường người ta chia ra làm ba cách uống rượu: tục tửu, thường tửu và tiên tửu. Tục tửu là uống đến chỗ phóng đãng bừa bãi, không làm chủ được mình. Thường tửu là uống xong cho sảng khoái, uống chỉ vì thích uống mà thôi. Tiên tửu là uống rượu như một thứ trợ hứng để bàn về thi ca, nghệ thuật nhằm di dưỡng tinh thần. Đến Kim Dung thì chén rượu lại được điểm xuyết thêm một phần ý vị nữa: đó là chén rượu lãng mạn hào hùng giữa chốn giang hồ. Đối với cuộc sống rong ruỗi phiêu bạt của khách võ lâm, có thể trong buổi tiễn đưa hoặc buổi trùng lai thiếu tiếng đàn tiếng hát, nhưng chắc chắn trong nỗi buồn li biệt hay trong niềm vui hội ngộ đó luôn luôn có rượu. Chung quanh chén rượu và ngay trong chén rượu có biết bao nhiêu tâm sự của muôn vạn mãnh đời. Khắp võ lâm, từ trà đình tửu quán cho đến chốn núi thẳm rừng sâu, hễ nơi đâu có mặt hảo hán giang hồ là y như nơi đó có rượu.
Một điều đáng ghi nhận là trong tác phẩm Kim Dung, hầu như những nhân vật nào đam mê rượu cũng đều có tâm hồn hào sảng, phóng khoáng. Đó là một Tiêu Phong kiêu dũng, một Hồng Thất Công cương trực, một Lệnh Hồ Xung khoáng đạt, một Đan Thanh hào phóng v.v… Bang chủ Hồng Thất Công do tính ham rượu và nhậu nhẹt nên bị Hoàng Dung dùng mẹo lừa để ông phải truyền tuyệt kĩ “Hàng long thập bát chưởng” cho Quách Tĩnh. Đoàn Dự khi lang bạt giang hồ tìm Vương Ngọc Yến, thấy Tiêu Phong ngồi uống rượu trên Tùng hạc lâu mà sinh cảm mến, cùng nhau uống rượu rồi kết làm huynh đệ. Đó là cách uống rượu hào sảng của khách anh hùng. Đoàn Dự dùng Thiếu trạch kiếm để tiết hết rượu ra khỏi người theo đầu ngón tay út mới có thể đối ẩm với “đại tửu lâm cao thủ” là Tiêu Phong. Đó là cách uống rượu đầy tiểu xảo mà Đoàn Dự vô tình phát hiện.

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (10) - Nguyên Lạc

                                                 (Kỳ 10)

Phần phụ lục:
 
COCKTAIL

Cocktail (Cốc-tai) là một loại đồ uống có cồn, được pha chế từ rượu kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như: trái cây, đường, nước ngọt, mật ong, sữa, kem, đá lạnh… Sự pha trộn nguyên liệu độc đáo tạo nên nhiều món cocktail tuyệt vời cả về hình thức lẫn hương vị. Ngày nay, cocktail là một trong những loại đồ uống phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Dưới đây, ta thử tìm hiếu 2 loại Cocktail: Tây Ban Nha và Mỹ.
 

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (9b) - Nguyên Lạc

                                                 (Kỳ 9b)

VI. COGNAC – ĐỆ NHẤT MỸ TỬU (tt)
 
“Vỗ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi,
Trời đất mang mang ai người tri kỷ, lại đây cùng ta cạn một hồ trường”
Mỹ tửu hề đây chai “tửu vương”
Cỏ-nhắc hề lòng mãi vấn vương
Mỹ nhân hề ta nhớ mùi hương
 
Xin tiếp tục tôn vinh “đệ nhất mỹ tửu”, “tửu vương” cỏ-nhắc (Cognac) để làm đẹp lòng các tửu sĩ thuộc môn phái Cognac.
 

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (9a) - Nguyên Lạc

                                                 (Kỳ 9a)


VI. COGNAC – ĐỆ NHẤT MỸ TỬU
“Mỹ tửu khó kiếm – Mỹ nhân dễ tìm”
 
Xin được sơ lược lại vài hàng về rượu Brandy, rồi sau đó chúng ta tìm hiểu rõ về “đệ nhất mỹ tửu” Cognac, tôn vinh nó để làm đẹp lòng các tửu sĩ thuộc môn phái Cognac (Cỏ-nhắc).
 
1. Rượu Brandy

Rượu Brandy là tên gọi chung của các loại rượu mạnh (spirit) có 35-60 độ cồn (70-120 proof của Mỹ). Rượu Brandy là loại rượu được chưng cất (distill) từ các loại nước ép trái cây đã lên men, chủ yếu là nho, táo và các loại trái cây khác; rồi sau đó ủ trong thùng gỗ sồi (ít nhất là hai năm) để lên tuổi rượu.
Quy trình sản xuất rượu mạnh Brandy thay đổi từ loại này sang nhà máy chưng cất khác. Nhưng quá trình chỉ quy lại có bốn bước cơ bản như sau:
– Đầu tiên, nước ép trái cây được lên men, sau đó được chưng cất thành rượu.
– Khi quá trình chưng cất hoàn tất, quá trình ủ bắt đầu. Bước này là chìa khóa để phân biệt cả chất lượng và chủng loại của rượu brandy.
– Bước tiếp đến là pha trộn rượu
– Cuối cùng là đóng chai, dán nhãn hiệu
Phần lớn các loại brandy được đóng chai ở mức 40% độ cồn (khoảng 80 proof của Mỹ).
 

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (7) - Nguyên Lạc

                                                     (Kỳ 7)


VIII. KẾT HỢP RƯỢU VANG VỚI ẨM THỰC

1. Câu “thần chú”

Có một câu được xem là “thần chú” khi chọn rượu kết hợp với món ăn là “vang trắng Pháp uống với thịt trắng, vang đỏ uống với thịt đỏ, Champagne dùng uống khai vị”.
Rượu Champagne được dung kết hợp với những món ăn có vị mặn như: khoai tây chiên giòn, snack, hải sản, món gà,…
Rượu trắng kho hợp với những món ăn như: salad, rau củ nướng, các món hải sản có cách chế biến đơn giản, ít gia vị…
Rượu trắng bán ngọt hợp với những món cay của Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc; các món hải sản có cách chế biến phức tạp…
Rượu trắng đậm thường ăn kèm với các món có nước sốt béo, các món nướng, đút lò có nhiều gia vị…
Rượu đỏ nhẹ thích hợp khi dung kèm với món ăn với nấm, pasta, cơm chiên,…
Rượu đỏ vừa thường ăn cùng với các món quay, nướng; các loại thịt chế biến sẵn; các món thịt có màu đỏ nhẹ như thịt heo, thịt cừu,…
Rượu đỏ đậm hợp khi dùng với các món nướng BBQ, hun khói; các món thịt có màu đỏ đậm như thịt bò…
Rượu ngọt tráng miệng dùng kèm với các món ăn như bánh ngọt, trái cây, bánh táo, kem…
Rượu champagne có thể coi là loại rượu vang duy nhất có thể phục vụ với tất cả các món ăn trên bàn tiệc vì nó rất hài hòa với các mùi vị và chất liệu khác nhau.

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (6) - Nguyên Lạc


 

VII. CÁCH THỬ NẾM VÀ THƯỞNG THỨC RƯỢU VANG
 
1.   Thử nếm rượu vang

Một khi bạn đã biết uống và thưởng thức rượu vang thì tức là bạn đã có một bước tiến đến quá trình thử nếm rượu vang. Thử nếm rượu trước hết là phân tích những cảm giác bạn nhận được khi nếm rượu vang, rồi sau đó là sự diễn đạt những cảm xúc đó bằng những từ ngữ cụ thể, chính xác và thích hợp. Thử nếm rượu vang, hay nói khác đi, là phân giải những cảm quan cho phép bạn đánh giá chất lượng của rượu vang và tìm ra những nhược điểm, nếu có. Thử nếm rượu vang được chia ra làm 3 giai đoạn, nhờ 3 giác quan chính: mắt, mũi và miệng.

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (5b) - Nguyên Lạc



VI. ĐÔI ĐIỀU VỀ RƯỢU VANG TRẮNG VÀ RƯỢU VANG ĐỎ (tt)
1. Vang Trắng
(Đã đăng)
 
2. Vang đỏ
Ở phần trên, chúng ta đã sơ lược qua về vang trắng, giờ thử tìm hiểu về vang đỏ.
Mời đọc thêm trích đoạn từ các bài viết về Rượu của “đại tửu sĩ” Lão Ngoan Đồng:
 
[Trích đoạn]
Các đấng thi văn nhạc sĩ gốc Mít sính dùng từ, thường gọi bốn mùa là “xuân xanh – hạ trắng – thu vàng – đông xám”, tuy nhiên tửu sĩ Nguyễn VH ở Victoria còn văn huê hơn một bậc khi sử dụng chữ “đông tím”.
Số là tử sĩ họ Nguyễn đã yêu cầu hội chủ (chứ không phải “chủ hụi”) Hoàng Hoa Hội giới thiệu vài chai rượu “vang đỏ” đáng đồng tiền bát gạo để tửu sĩ uống trong mùa “đông tím” sắp tới.
Trả lời:
Nguyễn tửu sĩ thân mến,
Với một người thích chơi tới nơi tơi chốn, ngân sách gia đình “thặng dư” mà lại “uống thường nhưng không uống bao nhiêu” như tửu sĩ, Lão Ngoan Đồng (LNĐ) đề nghị mua các chai shiraz kha khá một chút, giá từ 30 tới 40 đô-la một chai, chẳng hạn:
– Mount Pleasant Rosehill Shiraz
– Penfolds 128
– Wolf Blass Grey Label Shiraz
– Passing Clouds Reserve Shiraz
Trường hợp muốn chơi đẹp với anh sui (cũng là dân sính vang đỏ), tửu sĩ có thể mua một trong các chai shiraz sau đây:
– Fox Creek Reserve Shiraz (khoảng $60 )
– Mount Langi Ghiran Shiraz (khoảng $60)
– Henschke Mt Edelstone Shiraz (khoảng $70-80)
Có điều LNĐ hơi thắc mắc là tại sao Nguyễn tửu sĩ hỏi về vang đỏ của Úc mà chỉ nhắc tới shiraz, không thấy nhắc tới cabernet sauvignon – một loại vang đỏ nổi tiếng khác của Úc (thường được gọi tắt là “cabernet”, hoặc có khi ngắn gọn hơn, là “cab”).
Nếu Nguyễn huynh đã uống thử mà không thích thì chẳng nói làm gì, nhưng nếu chưa uống, hoặc uống rồi mà không để ý, LNĐ xin giới thiệu đôi hàng như sau:
Theo kỹ nghệ rượu vang quốc tế, trong số hàng trăm giống nho trồng để làm rượu vang, có 6 loại được xem là quý phái (noble) nhất, gồm 3 trắng – sauvignon blanc – riesling – chardonnay, và 3 đỏ – cabernet sauvignon – merlot – pinot noir.
Tức là không có shiraz!
Sở dĩ shiraz trở thành loại vang đỏ phổ biến và nổi tiếng nhất của Úc, là vì điều kiện phong thổ của Úc thích hợp nhất với giống nho này. Từ đó, các nhà trồng nho và làm rượu vang đã tìm hiểu, rút tỉa kinh nghiệm để sản xuất những chai shiraz ngon nhất thế giới, chẳng hạn “Grange” của hãng Penfolds, chai “Platinum Label” của hãng Wolf Blass.
Nhưng ở Pháp nói riêng, các nước tây phương khác nói chung, các chai vang đỏ nổi tiếng thường làm bằng nho cabernet sauvignon. Sự khác nhau giữa vang đỏ shiraz và vang đỏ cabernet sauvignon là: trong khi shiraz có “vị” đậm đà nhất, thì cabernet sauvignon nổi bật nhờ “sắc – hương”: màu rượu đẹp hơn, và mùi rượu thơm hơn.
Nếu so sánh hai loại vang đỏ này với đàn bà con gái, LNĐ có thể viết shiraz là một người vợ đảm đang, còn cabernet sauvignon là một người vợ xinh đẹp hấp dẫn. Nếu khi lập gia đình, tùy quan niệm của mỗi người mà chúng ta sẽ ưu tiên chọn nết hay chọn sắc, thì uống rượu cũng thế.
Người nào thích nhìn ngắm màu rượu, ngửi mùi thơm của rượu trước khi uống, thì sẽ chuộng cabernet sauvignon, còn người nào cầm ly lên là uống ngay, để khoan khoái hưởng cái vị đậm đà thấm qua từng kẽ răng, thì sẽ chuộng shiraz.
Vì thế, nếu Nguyễn tửu sĩ chưa từng uống cabernet sauvignon, hoặc uống rồi mà không để ý phân biệt, nhận xét, LNĐ đề nghị tửu sĩ uống thử một số chai cabernet sauvignon được ưa chuộng trên thị trường hiện nay, như:
– Wynns Coonawarra Estate Cabernet Sauvignon ($30-35)
– Orlando St Hugo Coonawarra Cabernet Sauvignon (($30-35)
– Balnaves Coonawarra Cabernet Sauvignon (($30-35)
Hoặc “nhẹ tiền” hơn, như:
– Saltram Mamre Brook Cabernet Sauvignon (khoảng $20)
– Rosemount Estate Show Reserve Cabernet Sauvignon (khoảng $20)
– West Cape Howe Cabernet Sauvignon (khoảng $20)
– Ring-bolt Cabernet Sauvignon (khoảng $20)
Muốn thử “sắc – hương – vị” của cabernet sauvignon, nên đi chung với các món ăn sau đây: bò bí-tết, sườn cừu nướng, hoặc vịt Bắc Kinh).
                                                                                     [Hết trích]
 

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (5a) - Nguyên Lạc



V. CÁC QUỐC GIA TRỒNG NHO VÀ LÀM RƯỢU CHÍNH CỦA THẾ GIỚI (tt)
 
6. Úc (Australia):
Hiện nay, Australia là nước sản xuất rượu vang lớn thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 4 về xuất khẩu rượu vang.
Diện tích trồng nho ở Úc chiếm khoảng 160.000 ha (năm 2020). Khu vực trồng nho nhiều nhất là ở Nam Úc, Tây Úc như New South Wales (NSW), Tasmania, Queensland, Victoria (VIC), trong đó Nam Úc chiếm 52%, New South Wales 24% và Victoria 15%…
Có rất nhiều thương hiệu vang nổi tiếng đến từ nước Australia như Pinot Noir, Merlot, Cabernet Sauvignon, Chardonnay, Riesling, Shiraz. Sản lượng rượu vang cung ứng ra thị trường thế giới hằng năm là 1,02 tỷ lít, thị trường trong nước tiêu thụ 40% sản lượng này, mức tiêu thụ tính theo đầu người 20,4 lít/năm.
Vùng Nam Australia có các địa danh Barossa Valley nổi tiếng với giống nho Syrah (Shiraz theo tiếng địa phương); địa danh Adelaide Hills nổi tiếng với các giống Sauvignon Blanc, Chardonnay và Pinot Noir; địa danh McLaren Vale nổi tiếng với các giống nho đỏ Syrah và Cabernet Sauvignon; địa danh Coonawarra nổi tiếng không những bởi giống nho Cabernet Sauvignon mà còn bởi cấu tạo đất gồm một lớp đất đỏ trên một tầng đá vôi. Chai vang Australia được giới sành điệu rượu vang nói tới nhiều nhất là chai Penfolds La Grange, làm từ nho Shiraz (Syrah).
Lịch sử nghề trồng nho ở Australia:
Nghề trồng nho ở Australia chắc chắn là một trong những nghề phát triển nhanh nhất thế giới.
Đầu thế kỷ thứ 19, người nhập cư, thương gia và các chủ đồn điền ở Australia đã đưa các giống nho Châu Âu vào trồng ở châu lục này. Từ năm 1820, nho đã được trồng nhiều ở bang Nam Nouvelle – Galles; tiếp đó, năm 1829, ở miền Tây nước Australia, nhờ nhà thực vật học Thomas Waterns; ở bang Victoria, nhờ việc phát hiện ra các mỏ vàng; cuối cùng, ở miền Nam nước Australia nhờ dân Italia nhập cư. Cho đến khi xuất hiện nạn rệp rễ nho Phyloxera năm 1877, bang Victoria đã là nơi cung cấp rượu chính cho toàn nước Australia. Những năm tiếp theo, vùng miền Nam, do không bị rệp Phyloxera tấn công, lại biết phát triển hệ thống kênh tưới tiêu trong thung lũng Murray và xuất khẩu rượu vang pha cồn sang Anh, nên đã đạt được những tiến bộ vượt bậc.
Đến năm 1930, sản lượng nho vùng miền Nam nước Australia đã chiếm đến 75% tổng sản lượng nho toàn quốc. Rượu vang Australia xuất khẩu sang Anh đã giữ vị trí bá chủ trong suốt thời kỳ, trên cả rượu vang Pháp. Những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, do nhu cầu tiêu thụ về rượu vang trong nưóc tăng lên rất mạnh, do những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng nho, làm rượu và do sự phát triển của hệ thống các cửa hàng chuyên môn, các hầm rượu và các Câu lạc bộ những người hâm mộ rượu vang, diện tích trồng nho và sản lượng rượu ở Australia cũng tăng lên nhanh chóng. Những năm 1980, 80% sản lượng rượu là rượu có chất lượng trung bình, được bán lẻ hoặc là rượu bịch (bag – in – box).
Chủ yếu rượu vang Australia được tiêu thụ trong nước, nhưng những năm gần đây, vang Australia xuất khẩu đã chiếm tới 25% tổng sản lượng quốc gia. Các nước nhập rượu Australia quan trọng nhất là: Anh, Thụy Điển, Đức, Ireland, Mỹ, New Zealand, Canada, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Sĩ và Hồng Kông.
Một số thương hiệu Australia nổi tiếng:
– Penfolds, nhất là rượu La Grange Hermitage, từ giống nho Shiraz,
– Wolf Blass – Yellow Label – Cabernet Sauvignon,
– Wynns – Cabernet – Shiraz,
 

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023

CỖ THỊT CHUỘT Ở LÀNG ĐÌNH BẢNG – Nguyễn Khôi

                               Tặng Nhà văn Lê Xuân Quang


 
Từ lâu lắm rồi, thiên hạ đồn thổi “cỗ Đình Bảng không có món thịt Chuột là không to”. Đó là lối ngoa truyền cho vui như đòi ăn gan Ruồi, trứng Trâu… Kiểu như thi nói khoác của các tay “phó phét” làng Đông An trên Yên Phong ấy thôi.
 

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (3) - Nguyên Lạc

                                                   (Kỳ 3)

 
IV. CÁCH LÀM RƯỢU VANG TRUYỀN THỐNG
 
Cách làm rượu vang là quá trình chuyển hóa nước nho ép thành rượu. Thường cần khoảng từ 1,3-1,5kg nho tươi để thu được 1 lít rượu vang.
 
1. Các giai đoạn chủ yếu
Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình sản xuất rượu là:
– tách cuống nho khỏi chùm nho,
– ép nước nho, ủ nho
– lên men.
Tùy theo ý muốn của nhà sản xuất rượu, muốn thu được rượu vang đỏ, hồng hay trắng mà các công đoạn sản xuất sẽ khác nhau. Giống nho làm rượu cũng ảnh hưởng đến loại rượu thu được.
Giai đoạn lên men rượu – giai đoạn chủ yếu của quá trình làm rượu – là một quá trình tự nhiên, trong đó đường có ở nho chuyển hóa thành cồn, do tác động của vi khuẩn và chất lên men có sẵn trong vỏ nho. Rượu trong quá trình lên men sẽ thải ra khí CO2 (Carbon dioxide). Chính loại khí này trong các chai rượu Champagne sẽ làm bật nút chai và làm rượu Champagne sủi bọt trông rất hấp dẫn.
Sau khi ép, nước nho được lọc cặn, cho thêm một lượng nhỏ khí sulfua để diệt khuẩn và được nuôi trong thùng inox hoặc thùng bê tông quét sơn thực phẩm (Epoxy) hay thùng gỗ sồi. Thời gian nuôi trong thùng gỗ do nhà sản xuất tính toán tùy theo tính chất của giống nho. Một thời gian sau, vang được rút ra khỏi thùng, lọc và đóng chai trước khi đem ra bán cho người tiêu dùng.
 

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2023

TẢN MẠN VỀ RƯỢU NHO (2) - Nguyên Lạc

                                                 (Kỳ 2)


Rượu nho được làm từ quả nho. Từ nước ép quả nho, khi ủ ta được rượu Vang (tiếng Pháp: Le vin). Mời các bạn bước vào “khu vườn Rượu nho” rồi thưởng thức “Cam lồ thủy”.
 
Phần I
 
RƯỢU VANG
 
Vài câu nói thú vị về rượu vang:
– Rượu vang là một trong những điều văn minh nhất thế giới và mang lại một mức độ thưởng thức thống khoái hơn bất cứ thứ gì ta có thể mua được trên cõi đời này – Ernest Hemingway
– Đàn ông cũng giống như rượu vang: Một số để lâu sẽ thành giấm, nhưng một số càng “có tuổi” lại càng ngon – Giáo hoàng John XXII
– Tình yêu cũng như rượu vang. Có những loại vài tháng là uống được, nhưng cũng có loại phải lưu giữ rất nhiều năm để đạt độ cần thiết. Điều quan trọng không phải là sớm hay là muộn, mà là đúng lúc. Bởi mọi thứ đều có thời điểm của riêng nó. Vị rượu ngon chính là phần thưởng của tháng năm.
– Nếu muốn biết điều chân thật nhất của phụ nữ là gì, hãy để họ khóc. Nếu muốn hiểu đàn ông nghĩ gì, cứ để họ say.
 

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

DU KHÁCH MỸ BÀY TỎ THÁI ĐỘ SAU KHI DÙNG MÓN TIẾT CANH VỊT - Huy Hoàng

 


Được một người bạn Việt Nam mời đến nhà dùng bữa, chàng trai người Mỹ có dịp nếm thử món tiết canh vịt - món ăn theo đánh giá của anh là "đáng sợ nhất" trong ẩm thực Việt.

Chris Lewis là một blogger người Mỹ có niềm đam mê với ngoại ngữ và du lịch. Trên trang cá nhân thu hút gần 800 nghìn người theo dõi của mình, anh chia sẻ nhiều video chia sẻ hành trình trải nghiệm, khám phá văn hóa, ẩm thực và con người ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.