BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Tuân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Tuân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2024

SỨC MẠNH CỦA CÁI ĐẸP TRONG “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN - Thái Văn Phú


Hình ảnh: Hương Lê
 
Nhà văn thiên tài người Pháp thế kỉ XIX Vích-to Huy-gô đã từng cho rằng: “Tác phẩm nghệ thuật ưu tú là tác phẩm đạt đến tính tuyệt đối”. Nghĩa là nghệ thuật không chấp nhận cái bình thường, tầm thường mà phải luôn tìm kiếm và vươn tới cái hoàn mĩ, cái cao cả. Có lẽ khi viết “Chữ người tử tù”, một truyện ngắn mang đầy đủ những yếu tố đặc trưng của văn học lãng mạn, nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã từng nghĩ tới nhận định ấy.
 
Nếu Vích-to Huy-gô xem cái tầm thường giết chết nghệ thuật thì suốt đời Nguyễn Tuân theo đuổi và tôn thờ cái đẹp, đưa nó lên như một thứ tôn giáo, một thứ tín ngưỡng và niềm tin. Là nhà văn của chủ nghĩa duy mĩ, thích cái đẹp, cái độc đáo, thích sự cầu kì, Nguyễn Tuân đã tạo cho mình một thế giới những nhân vật đặc biệt, những hoàn cảnh đặc biệt và những cá tính không lặp lại. Dẫu nhiều độc giả có đôi lúc cũng tỏ ra khó chịu vì sự quá mức cầu kì trong câu chữ, trong những hình ảnh và hoàn cảnh được chọn lựa, song hiếm có ai không trân trọng sự lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc, đầy công phu của nhà văn họ Nguyễn.
 

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2024

GÃ BIẾT CHỮ NHƯNG CHỮ KHÔNG HỀ BIẾT GÃ – Phí Ngọc Hùng



Nguồn:
https://sangtao.org/wp-content/uploads/2019/04/mot_chut_doi_gia_2-ngo_khong.pdf


Trong làng xóm văn chương ai chả hay biết là đã làm văn hóa thì phải có văn chương, một tác phẩm hay là có văn có truyện. Một truyện ngắn hay là truyện khó viết, không phải ai cũng viết được. Thêm nữa, chỉ một dúm chữ không thôi nhưng vẫn có hồn, có cốt tráng qua nét văn chương. Chữ đẻ ra chữ, có khi chỉ phảy vài nét, mà tóm lược được thần thái, lột được hết hồn vía của nhân vật, tình tiết. Chữ để đọc.

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2020

NHÀ VĂN NGUYỄN TUÂN TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoi-ky-nguyen-dang-manh-nguyen-tuan/
 
 
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh

Từ nhỏ tôi đã đọc Nguyễn Tuân trong kho sách của bà chị cả tôi. Tất nhiên chẳng hiểu gì lắm! Nhưng cũng muốn bắt chước chủ nghĩa xê dịch của Nguyễn Tuân: thích lang thang ngắm trời, ngắm đất. Thời kháng chiến chống Pháp, một mình đi trên đường Việt Bắc, lội suối, leo đèo, rất khoái – thực sự cảm thấy cái khoái “Đường vui” của Nguyễn Tuân quả là có thật. Hồi về Hà Nội học Đại học Sư phạm (1957), tôi có lần dắt xe đạp thử đi suốt đêm ở Hà Nội, từ phố này sang phố khác, bắt chước Nguyễn Tuân làm “Một người lữ hành trong thành phố chúng ta”, xem Hà Nội sinh hoạt về đêm như thế nào, thưởng thức những tiếng rao đêm có giọng điệu riêng của các hàng quà rong xuất hiện rất đúng hẹn cho mỗi thời khắc.