Vùng
đất phương Nam ghi dấu công lao của người hùng Lê Văn Duyệt. Ông là một trong 3
vị quan Tổng trấn thành Gia Định có uy tín và được dân yêu kính, tôn sùng dù
tính cách có phần lập dị.
Tượng
Tả quân đúc bằng đồng nguyên chất tại khu Lăng thờ Lê Văn Duyệt ở TP.HCM
TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT QUA GÓC NHÌN NHÀ SỬ HỌC HÀN QUỐC CHOI BYUNG WOOK
Ảnh:
T.L
TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT QUA GÓC NHÌN NHÀ SỬ HỌC HÀN QUỐC CHOI BYUNG WOOK
Lê Công Sơn
Nguồn gốc của thành Gia Định, theo sách Vùng đất Nam bộ
dưới triều Minh Mạng (1820 -1841) của nhà sử học Hàn Quốc Choi Byung Wook (do
Omega và NXB Hà Nội ấn hành):
“Gia
Định thành được thành lập vào năm 1808, sau thời gian triều đình Huế lập ra Bắc
Thành với bộ máy hành chính được giao cho các võ quan và củng cố quyền lực bằng
vai trò của người Hoa định cư tại đây. Nguyễn Văn Nhân được chỉ định làm quan Tổng
trấn đầu tiên của thành Gia Định. Sau này, Nguyễn Huỳnh Đức và Lê Văn Duyệt kế
nhiệm. Quan Phó Tổng trấn Gia Định thành, có thể xác định: Trương Tiến Bảo (quê
Vĩnh Long) và Trần Văn Năng (quê Khánh Hòa). Hai Hiệp trấn là Trịnh Hoài Đức và
Ngô Nhân Tịnh lần lượt quê ở trấn Biên Hòa và Phiên An, thuộc Nam Bộ”.
Cảnh
Lăng Ông Bà Chiểu xưa - nơi thờ Tả quân Lê Văn Duyệt. Ảnh:
T.L