BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Liễu Tông Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Liễu Tông Nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

CHÙM THƠ XUÂN CỦA VƯƠNG BỘT, BẠCH CƯ DỊ, LÝ BẠCH, CAO THÍCH, LIỄU TÔNG NGUYÊN – Đỗ Chiêu Đức


Tác giả bài viết Đỗ Chiêu Đức 

  1. KÝ XUÂN - Vương Bột 
 


羈春                        KÝ XUÂN                                                  

客心千里倦,           Khách tâm thiên lý quyện,
春事一朝歸.           Xuân sự nhất triêu quy.
還傷北園里,           Hoàn thương bắc viên lý,
重見落花飛.           Trùng kiến lạc hoa phi.
        
      王勃                               Vương Bột
 
* Chú thích:
      
Tác giả Vương Bột, quê quán miền bắc (Sơn Tây), con nhà gia thế, tuổi trẻ tài cao, được Bái Vương Lý Hiền vời vào phủ cho giữ việc tu soạn và rất tin dùng. Vì một bài thơ trách đùa con gà chọi của Anh Vương, vua Cao Tông nổi giận, sai trục xuất ông khỏi phủ. Ông đi chu du nhiều nơi ở phương nam, cuối cùng chết đuối trên đường đi Giao Chỉ thăm cha, lúc mới 26 tuổi…       
Bài thơ trên đây làm lúc ông bị trục xuất khỏi Bái Vương Phủ đang chu du nơi đất Thục. Vốn dĩ muốn mượn cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ của núi sông đất Thục để tiêu sầu, nhưng lòng quê nhớ về đất bắc vẫn canh cánh khôn nguôi. 
 - Ký Xuân 羈春:KÝ là Ở lại, giữ lại. Nên KÝ XUÂN có nghĩa là "Xuân đến mà vẫn phải ở lại nơi đất khách".   
- Quyện :là  Mỏi mệt, buồn chán.   
- Xuân Sự 春事: là Chuyện mùa xuân. Ý chỉ Cảnh sắc chung quanh khi xuân về.
 

Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

HAI BÀI THƠ “GIANG TUYẾT”, “NGƯ ÔNG” CỦA LIỄU TÔNG NGUYÊN - Đỗ Chiêu Đức



LIỄU TÔNG NGUYÊN 柳宗元(773819), tự là Tử Hậu 子厚,người đất Hà Đông, nên còn gọi là Liễu Hà Đông 柳河東. Ông là nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà văn học và là nhà thơ của buổi Trung Đường. Ông là một trong Đường Tống Bát Đại Gia 唐宋八大家 (Tám người giỏi văn thơ nhất đời Đường và đời Tống), là dòng dõi thế phiệt hiễn hách mấy đời, tuổi trẻ đã đậu đạt hiển vinh, thanh vân đắc ý, ông từng tham gia cải cách tân chính với Vương Thúc Văn; Cải cách thất bại, ông bị biếm đi làm Tư Mã ở Vĩnh Châu, lại bị giám sát, cuộc sống ngột ngạt; Mười năm sau lại bị biếm đi làm Thứ Sử Liễu Châu và mất ở nơi đây. Hưởng dương 46 tuổi. Để lại một tập Thơ, Truyện, Luận "Liễu Hà Đông Tập 柳河東集".