BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn HƯNG ĐẠO VƯƠNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HƯNG ĐẠO VƯƠNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2023

QUAN VŨ KHÔNG THỂ SO SÁNH VỚI HƯNG ĐẠO VƯƠNG

Đã có những bài viết gây tranh cãi đến từ việc so sánh Quan Vũ với Trần Hưng Đạo. Những người này cho rằng Quan Vũ tài giỏi hơn Trần Hưng Đạo nên được thờ cúng nhiều hơn, người Việt thờ Quan Vũ nhiều hơn, coi trọng sức ảnh hưởng của Quan Vũ hơn.

Tượng Quan Vũ (trái) và tượng đài Hưng Đạo Vương (phải).
 
Quan Vũ là vị tướng cao nhất của nhà Thục Hán, được tôn là “Võ Thánh”, là người nhà trời, khi chết còn quay lại báo thù, là vị tướng duy nhất được thờ riêng trong Đế Vương Miếu tại Cố cung Bắc Kinh, hơn cả Nhạc Phi, Địch Công, Lưu Bá Ôn…Tại Việt Nam, Quan Vũ có sức ảnh hưởng nhất định, cả về mặt văn hóa, tín ngưỡng của một bộ phận nhỏ người dân Việt Nam, đến phim ảnh, trò chơi điện tử… Việc thờ phụng Quan Vũ, cơ bản là không sai. Tuy nhiên, nhiều người đem so Quan Vũ với Đức Thánh Trần, tôn vinh Quan Vũ thái quá và hạ thấp Đức Thánh là một việc rất sai, nếu không muốn là đi vào “vết xe xét lại lịch sử”.
 
Tuy nhiên, phàm là người Việt mà lại đánh giá Quan Vũ cao hơn Đức Thánh Trần là những người không hề có kiến thức về lịch sử, thiếu tự tôn dân tộc, chỉ nghiên cứu lịch sử bằng dã sử dưới con mắt thần thánh hóa của La Quán Trung.

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2023

CHUYỆN XƯA CÀNG ĐỌC CÀNG THÊM THẤM - Matthew NChuong



1/ Người Tàu ngửa mặt lên trời, than: phải chi danh tài đất Việt sinh ra ở phương Bắc thì đỡ cho nước Tàu biết mấy. Người châu Âu cũng tiếc hùi hụi. Chuyện chi?
Giáo sư Lưu Trung Khảo viềt hai câu đối:

,
,

(Địa chuyển ngã chủng Việt cư Bắc phương, Âu châu cảnh nội vô Mông kỵ tung hoành thiên vạn lý.
Thiên sinh thử lương tài ư Tống thất, Trung Quốc sử tiền miễn Nguyên Triều đô hộ nhất bách niên.)

Nghĩa là:
"Ví như đổi được đất, dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm!
Nếu như trời sinh thiên tài này ở nhà Tống, thì lịch sử Trung Quốc trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên đô hộ một trăm năm!"
Khỏi nói, đọc tới đây, hễ là người VN đều biết. Thiên tài mà tây tàu đều mơ ước, còn ai ngoài đức Thánh Trần Hưng Đạo!

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

ĐÔI ĐIỀU VỀ THÂN THẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG - Tô Như

Sử ta chép Hưng Đạo Đại vương mất tháng 8 năm Canh Tý (1300), nhưng không thấy ghi chép ngài thọ bao nhiêu tuổi. Nghĩa là năm sinh của ngài chưa xác định được.
Các nguồn tư liệu cũng không thống nhất được vấn đề năm sinh này mà đưa ra các suy đoán khác nhau, từ 1225, 1226... đến 1232 và thậm chí còn cho rằng ông sinh sau năm 1237 (thời điểm Thuận Thiên công chúa vợ của Trần Liễu bị ép gả cho Trần Thái Tông). Phần đa số thì cho rằng Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, dựa trên năm sinh của Trần Tung (được cho là anh trai ông) là 1230.
Để khoanh vùng vấn đề này, chúng ta cần xem xét mối tương quan với một số nhân vật như Trần Liễu, Trần Tung, Thuận Thiên công chúa... và một vài mốc thời gian được ghi chép lại trong sử.



ĐÔI ĐIỀU VỀ THÂN THẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG

Vấn đề này tương đối rõ ràng, nhưng vẫn nhiều người còn nhầm lẫn mà cho rằng Trần Quốc Tuấn là con của Thuận Thiên công chúa khi bà còn là vợ của Trần Liễu.
Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Kỷ Hợi (1299) mùa Xuân, tháng 4, ngày 12, xuống chiếu cấm chữ húy của Khâm Minh Đại vương và Thiện Đạo quốc mẫu (Khâm Minh tên húy là Liễu, Thiện Đạo tên húy là Nguyệt; Thiện Đạo là phu nhân của Liễu) khi làm văn không được dùng. Các chữ Ngụy, Thấp, Nam, Càn, Tô, Tuấn, Anh, Tảng khi làm văn phải viết bớt nét. Nhà Trần kiêng tên húy họ ngoại bắt đầu từ đây”.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

“BINH THƯ YẾU LƯỢC” CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO BÀN VỀ PHÉP HÀNH QUÂN - Trịnh Sinh


                   Đền thờ Trần Hưng Đạo tại Kiếp Bạc, Hải Dương. Ảnh: Trịnh  Sinh


“BINH THƯ YẾU LƯỢC” CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO BÀN VỀ PHÉP HÀNH QUÂN 
                                                                                    Trịnh Sinh

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị tướng đại tài trong lịch sử dân tộc. Ông không những có công đuổi giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi nước ta, mà còn là một nhà văn kiệt xuất với áng văn bất hủ “Hịch tướng sĩ” (nguyên văn chữ Hán là Dụ Chư Tỳ tướng hịch văn) làm nức lòng quân dân Đại Việt trong lúc thế giặc mạnh như chẻ tre.

Vào năm 1284, Thoát Hoan chỉ huy quân Nguyên Mông xâm lược nước ta đã chiếm được ải Chi Lăng, quân ta phải lui binh về Vạn Kiếp. Vua Trần Nhân Tông đã phải mời Trần Hưng Đạo đến để hỏi ý kiến nên đánh hay nên hàng: “Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?”. Trần Hưng Đạo đã quyết tâm chiến đấu: “Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng tôn miếu xã tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng”. Nhờ đó mà Trần Nhân Tông cũng quyết tâm cùng quân dân đi đến cùng của cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và thắng lợi. Cũng một phần nhờ tài năng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà quần tụ được 20 vạn quân sĩ ở Vạn Kiếp và khích lệ quân sĩ bằng “Hịch tướng sĩ”. Trong dịp này, Trần Hưng Đạo cũng viết sách “Binh thư yếu lược” để cho quân tướng của mình biết các binh pháp đối phó với giặc. Cuối cùng, quân ta đã đại thắng trong cuộc chiến lần thứ hai.