BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lại Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lại Quảng Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

VÌ SAO NGUYỄN DU LẠI VIẾT “ĐÊM ĐÊM HÀN THỰC, NGÀY NGÀY NGUYÊN TIÊU - Lại Quảng Nam


         
                     Tác giả Lại Quảng Nam


VÌ SAO NGUYỄN DU LẠI VIẾT “ĐÊM ĐÊM HÀN THỰC, NGÀY NGÀY NGUYÊN TIÊU

 Tiểu dẫn
Tính đến nay Đoạn trường tân thanh (Kiều) đã xuất hiện trên dưới 200 năm. Người khảo sát Truyện Kiều của Nguyễn Du lần đầu tiên một cách tường tận và có hệ thống là ông Vân Hạc Lê văn Hòe (1953) (1) với quyển Truyện Kiều Chú-Giải rất nổi tiếng trong văn giới và trong giới giáo dục. Ông dừng rất lâu lại tại câu Kiều thứ 942 này, với ưu tư là tại sao Nguyễn Du lại viết "Đêm đêm Hàn Thực, ngày ngày Nguyên Tiêu", mà lại không viết "ngày ngày Hàn thực, đêm đêm Nguyên tiêu", bởi tất cả lễ lạc đông người dành cho quần chúng do triều đình Tàu sắp đặt đều xảy ra, ban ngày cho Hàn Thực, ban đêm cho ngày Nguyên Tiêu. Sự ưu tư này kéo dài mãi đến hơn nửa thế kỷ nay, đúng hơn là 60 năm nay mà không ai lý giải một cách rốt ráo để rồi "?" ….

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

BÀI CHÒI CỔ BÀI DI SẢN NHÂN LOẠI - Lại Quảng Nam


         
                 Tác giả Lại Quảng Nam


     BÀI CHÒI CỔ BÀI DI SẢN NHÂN LOẠI

                                                  Lại Quảng Nam

Loạt bài viết nhằm tưởng nhớ đến người anh hùng Đoàn Xuân Trinh, người con ưu tú của dòng họ Đoàn, Đông Yên, Quảng Nam vị quốc vong thân. Mật thám Pháp tra tấn Ngài đến chết tại Lao xá Hội An năm 1930. Ngài là động lực khiến chúng tôi đeo đuổi việc giải mã di sản tiền nhân này. Bài viết thay cho nén hương của người ly khách.

          Thế nào là di sản nhân loại? Di sản nhân loại là di sản về minh triết giúp thế giới loài người trở nên tốt đẹp hơn, loài người có một xã hội tốt đẹp hơn. Tôn giáo, các tác phẩm của các triết gia, các phát minh về khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng đến văn minh nhân loại một cách bền vững.

Bài thứ nhất

Làm quen với bộ bài chòi. Bài Chòi Thuận Quảng

“Ông G. L. Bouvier, ông P. Huard, ông M. Durand là những nhà nghiên cứu âm nhạc học người Pháp. Họ đã đến Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX để nghiên cứu về các thể loại âm nhạc ở nước ta. Ông đã dành một chương dài có tên là La chanson Populaire de L"Anam (trong quyển La Rousse Musicale -Paris 1928) để nói về nguồn gốc Bài Chòi. Năm 1902, G. L. Bouvier xuất bản tập sách mang tên “Voici quelques pièces Hat Bai Choi tireés du Phong trao Can Vuong” có viết “Bài Chòi được hình thành và phát triển sau những năm 1470 Nam tiến, người Việt ra sức khẩn hoang từ vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định cho tới Bình Thuận, đặc biệt đã thành công trong việc xây dựng kinh tế, văn hóa và đời sống vùng châu thổ ở Bình Định và Phú Yên rất phì nhiêu... " (1).
 

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

BA BÀI THƠ VUI TẶNG HAI BẠN THƠ CHU VƯƠNG MIỆN VÀ LẠI QUẢNG NAM - Nguyễn Khôi


  

Ba bài thơ vui tặng hai bạn thơ Chu Vương Miện và Lại Quảng Nam
     
     1- XUÂN HÀ NỘI
     "Khách xa gặp lúc mùa xuân chín "  
                              Thơ Hàn Mạc Tử

      Mưa phùn ướt đẫm áo em
      Môi thì nhợt nhạt, tóc mềm rủ thương
      Mịt mờ sương phủ hồ Gươm
      Chừng xa nghe vọng tiếng chuông Tây Hồ
      Nhớ xuân xưa đón Giao thừa
      Ta đi "hái lộc" bên bờ Thiền Quang
      Xuân mưa thả cái dịu dàng
      Bên nhau hơi ấm từ nàng tỏa ra
      Mưa phùn quấn quít hai ta...
                 

     2- PHÊ BÌNH CÁI ĐÈO NGANG
        "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà"
              Thơ Bà Huyện Thanh Quan

     Một cái Đèo Ngang bao tranh cãi
     Cứ hoài hoài Quốc Quốc với Gia Gia
     Tới đây "đứng" lại hay "ngoảnh" lại ?
     Đâu "chợ" bên sông,"rợ" mấy nhà ?
     Chỉ thấy
     Núi trơ trụi, bãi sim mua cằn cỗi
     Bặt cánh chim, ầm ĩ biển vỗ bờ...
     Anh hay cãi
     Anh ăn sóng / nói gió
     Nổ "phê bình"... phải/ trái gió bay
     Ai yêu nước / ai Việt gian bán nước ?
     Hay gì cuộc Nội Chiến dằng dai ? !
     Ôi,
     đường Nam Tiến gánh gồng đi chiều dọc
     mà "phê bình" lại quay ngoắt
    Đèo Ngang !?!

                 
     3- CẢM THƠ LÊN ĐỈNH ĐÈO NGANG
           "Lòng một tấc son còn nhớ nước
            Tóc hai phần bạc vẫn thương thu"
                                    Thơ Hương Sơn

     Thực chẳng  may sinh ra là Người Việt
     ở Miền Trung nắng gió Trời đày
     Qua sông Gianh lại đến duềnh Bến Hải
     máu Việt tuôn thù hận ngút trời mây...
     Ta ở đây mơ sang Úc / Mỹ
     "Thế giới Tự do" được quyền làm Người
     được làm việc dưới Mặt trời chói lọi
     Lao động hết mình và được xả hơi...
     Ta ở đây dẫm chân tại chỗ
     lên Cao Tầng lại ngó xuống chân
     Ôi con "lộ" như đóng băng: xe cộ đứng
     lên đỉnh Đèo Ngang
     ca khúc "4000 năm
     Ta lại là Ta"
     chợt nghe tiếng Gia Gia / Quốc Quốc
     vạch Trời lên
     GÀO
     một tiếng
    Thầm !  (1)

     Hà Nội 15/3/2017
     NGUYỄN KHÔI

    ----

    (1) Đáo địa nhất vô thanh.

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

TRAO ĐỔI VỚI ÔNG CHU VƯƠNG MIỆN - Lại Quảng Nam


                
                  Nhà biên khảo Lại Quảng Nam


Kính gởi  ông Chu Vương Miện
1
Trưa nay nằm đọc lại email trên laptop, tôi kinh ngạc về lời trong thư của ông. Phàm khi muốn tranh luận với ai về một đề tài gì thì nguyên tắc chung là chỉ trích xuất các từ trong văn bản đó mà thôi. Vậy mà Ông đã sai ngay từ đầu. Trước khi tôi phản hồi với ông tôi xin nhắc lại hai điều mà tôi cảm  nhận về ông.

THƯ GỬI ANH LẠI QUẢNG NAM - Phiếm đàm của Chu Vương Miện


             
                   Nhà thơ Chu Vương Miện


              THƯ GỬI ANH LẠI QUẢNG NAM
                                     

Kính Anh!

Rất hân hạnh được đọc bài viết của anh do anh Nguyễn Khôi chuyển lại, không có đầu đề, chẳng qua là nối điêu "tiếp theo bài viết của nhà thơ Quách Tấn"
Qua nội dung của bài viết của anh, chúng tôi ghi nhận được vài điều xin ghi lại để tiện trao đổi :
1- An Chi là " học giả đừờng phố ".
2- Tiến sĩ thời nhà Lê Trần Danh Án là Việt Gian.
3- Xỉ vả không thương tiếc  Ban Giáo Sư Tiến Sĩ đã biên tập và chú giải một cách nhếch nhác về bài thơ này trong Ngữ Văn lớp Bảy (7) mấy mươi năm qua.
4- Các  giáo sư ngày trước (có nghĩa là trước 1975) đã không toàn tâm toàn ý... để hầu như 99% đều đọc là "Rợ mấy nhà".
5- Ngoài ra các lớp đàn anh, họ còn dựa vào Phép Ngụy Biện "Van vái tứ phương".
Đọc xong bài viết của anh Lại Quảng Nam, tôi Chu Vương Miện rất cảm động về tấm lòng yêu nước và tha thiết với văn học Việt Nam của anh, nhưng hoàn cảnh đất nước đổi thay, sách báo miền Nam bị tịch thu và đốt hết, tất cả các tác phẩm của các tác giả miền Nam "in thành sách" đều bị liệt kê vào loại sách Phản Động "cấm lưu trữ và lưu hành". Tôi (CVM) vần C, đứng gần đầu sổ, và trên 200 văn nghệ sĩ bị đi tù, có người đã chết như thi sĩ Vũ Hoàng Chương, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn...
Nhưng bài viết của anh quá ngắn và lại "không trích dẫn "Nhà văn An Chi là Nhà Văn Đường Phố". Nhà văn đường phố là loại nhà văn gì ? Tiến sĩ Trần Danh Án là Việt Gian ? Việt Gian ở chỗ nào ? Việt Gian cho ai ?
Rồi đến các vị soạn sách Giáo Khoa, sau 1954 đến 1975 thì Nam hay Bắc cũng giống nhau, đó là thời kỳ loạn lạc, trường học, lớp học cũng lôi thôi, có nhiều miền trong "vùng giải phóng" phải học ban đêm, dưới ánh đèn dầu.
Chu Vương Miện di cư vào Nam, giữa năm 1954, nhưng đến tháng 12 năm 1955 trường Trung Học Trần Quốc Tuấn Quảng Ngãi mới khai giảng, lý do là trường đang xây cất bị bão làm sập, thầy hiệu trưởng là thầy Nguyễn Văn Nghi, chỉ là giám thị trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang, chỉ có bằng Trung học rồi sửa thành bằng Tú Tài, sau một năm nội vụ bị phát giác thì bị cách chức Hiệu Trưởng nhưng lại thăng làm Quận Trưởng quận Tư Nghĩa, giáo sư Hà Như Hy (em ruột của giáo sư Hà Như Chi; anh ruột của bác sĩ Hà Thúc Như Hỷ) về làm hiệu trưởng, lúc đó trường chỉ có duy nhất giáo sư Bùi Đức Chu người Quảng Ngãi, giáo sư Bảo Phốc (người Huế)  và giáo sư Chu Duy Kham (cháu của giáo sư hiệu trưởng trường Nguyễn Hoàng tỉnh Quảng Trị là giáo sư Chu Duy Khánh) là có bằng Tú tài 2, phần còn lại toàn là Tú Tài 1 (tương đương  lớp 11 bây giờ) và các giáo viên tiểu học. mãi đến năm 1958 mới có các giáo sư tốt nghiệp Sư Phạm cấp tốc một năm về giảng dạy cho lớp Đệ Tam (đệ nhị cấp).
Xin bạn Lại Quảng Nam mở lòng từ tâm, mà chấp nhận  đất nước của chúng ta trong hoàn cảnh như thế, loạn lạc gần trọn một thế kỷ! Có chuyện cần làm ngay mà cũng có chuyện làm từ từ, chuyện người trước chưa làm xong thì để cho người đời nay làm. Trước làm sai thì sau sẽ số gắng làm cho đúng.
Theo cách bạn viết thì Học Giả An Chi "câm mồm không dám nói, không dám phản biện với bạn”, vì ngu quá ? Ban soạn sách giáo khoa toàn Tiến Sĩ cũng im luôn.
Suy nghĩ như vậy bạn tự trở thành một thứ Đông Phương Bất Bại, trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, và Độc Cô Cầu Bại trong Thần Điêu Đại Hiệp, không ai dám lên tiếng với bạn, vì họ ngu dốt qúa,hèn hạ quá! Còn những người đã qua đời như tiến sĩ Trần Danh Án và những vị soạn sách giáo khoa mà bạn chê cũng đành ngậm cười nơi chín suối!
Ý kiến của người viết bài này, rất thô lậu quê mùa, bài bạn viết hay những bài bạn đã viết, không ai dám lên tiếng ! Lý do giản đơn như sau :"là trong bài viết về Văn Học, Văn Hóa của bạn có quá nhiều Từ Ngữ "Chợ Búa Hàng Tôm, Hàng Cá & Đường Phố Bến Xe; Vỉa Hè, nên đa số dân cầm bút văn chương "trói gà không chặt" không hiểu là bạn nói cái gì ? bạn viết cái gì ? và bạn chửi cái gì ? và cũng hoàn toàn không đủ chữ nghĩa Hè Phố để bồi đáp bạn, " trao đổi với bạn ", đành chịu thua bạn.
Bạn là dân Quảng Nam, con dân của một miền đất có truyền thống cách mạng, là một nơi Địa Linh Nhân Kiệt,  nhiều Công Thần Danh Tướng, nhiều nhà Nho Lỗi lạc,  nhiều phong trào Văn Thân, Cần Vương, Duy Tân, bạn là một người có ăn học và  có học vị "Cao Học", lại là một người cầm bút nổi danh, chuyển dịch thơ Đường, các bài biên khảo giá trị. Bạn phải giữ tư cách cho bạn, Văn Chương; Văn Học đâu có phải là chỗ đầu đường hay bến xe  để cho bọn Chí Phèo Tung Hoành.
Viết đến đây có lẽ cũng cạn lời, bạn coi kẻ viết những dòng chữ tâm huyết này là thù hay bạn cũng tốt! Dù sao đi nữa thì giữa tôi và bạn cũng có môt thời coi nhau như bằng hữu.
                                                                                         Kính
                                                                               Chu Vương Miện

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

TRAO ĐỔI VỚI THẠC SĨ LẠI QUẢNG NAM - Phiếm luận của Chu Vương Miện


        
             Nhà thơ Chu Vương Miện


                      MA MỊ
          (Trao đổi với Thạc Sĩ Lại Quảng Nam)

Được biết anh, chưa tới 25 tuổi đã tốt nghiệp Cao học. Bây giờ sau 42 năm, chúng ta còn may mắn sống sót qua cuộc "kim kiếm điêu linh" thật là mừng. Xin trao đổi về từ Ma Mị, theo anh thì từ Ma không có nghĩa nào Tốt Đẹp cả.
Chu Vương Miện chỉ Thống Nhì với anh ở quan niệm này mà thôi, không thể thống nhất được. Nếu dùng từ Nhất Trí thì cũng chỉ là Nhất Trí Thôi, chớ không Nhất Trí Cao được.
Mở vài trang ở vài cuốn tự điển, thì Chu Vương Miện thấy như sau :
- Ma là một loại cây có vỏ, có thể tước ra phơi khô, xe lại thành dây để cột (như cây gai còn có tên là cây tầm ma, cây trữ ma)
- Ma có nghĩa là cha, các Hoàng Tử con của vua Khang Hy gọi Ngài là Hoàng A Ma, còn Hoàng A Nương Là Mẹ, là Hoàng Hậu"
- Ma thuật là chiến thuật tác chiến quân sự, khi ẩn khi hiện, làm cho quân địch không biết đâu là thật đâu là giả để dành lấy thắng lợi.
Chữ để diễn đạt nghĩa, không có từ nào chỉ để diễn tả cái xấu, và cũng không có từ nào chỉ để diễn tả cái đẹp ?
*
Từ MA MỊ mà nhà văn Lê Mai choàng vào thơ của nhà thơ Nguyễn Khôi, là quyền của nhà văn Lê Mai, còn đúng được bao nhiêu phần trăm lại là phần chung của người đọc, chứ không có nghĩa là ai cũng giống như nhà văn Lê Mai. Chúng tôi không có ý khen hay chê mà chỉ tham gia vào giải nghĩa từ chữ mà thôi.
Anh Lại Quảng Nam có đề cập tới Mị Nương và Mị Châu là hai Mỹ nhân có mang từ Mị, (hình như để trả lời riêng với bạn Phú Đoàn) mà không đề cập chi nhiều tới từ Ma. Vậy trước khi đi tới diễn giải từ Mị, chúng tôi xin lạm bàn về từ Ma trước.

MA
Ma Thiên Lãnh là một Ải tối quan trọng của nước Đông Liêu, tức là nước Cao Ly, vào thế kỷ thứ 7, thì Sử Trung Hoa còn chưa mở mang, họ cũng không biết nước Cao Ly là nước nào, mà họ chỉ biết nước Liêu ở Phương Bắc, tiếp giáp với Sơn Hải Quan của tỉnh Hà Bắc "bây giờ là Bắc Kinh" gần với sông Áp Lục mà qua sông này là nước Cao Ly, mà nằm về phía Đông của nước Liêu, nên họ gọi là Đông Liêu  (tức là nước nằm về phía Đông của nước Liêu). Ải Ma Thiên Lãnh là một vị trí chiến lược quan trọng vào bậc nhất, bên cạnh núi là vực thẳm của biển cả, vì nếu chiếm được Ải Ma Thiên Lãnh thì chỉ đi chừng 50 dặm nữa là đến một vùng mỏ vàng Lộ Thiên  Kim Ô, tha hồ mà tiếp thu, đó là lý do nhà Đại Đường mang quân chinh phạt nước Cao Ly. Lý do phụ là chậm ngày Cống Phẩm, đáng lẽ phái đoàn đi về phía Tây đến Lạc Dương, Hà Nam thì lại đi về hướng đông. Còn lý do chính là nước Cao Ly (Đông Liêu) có mỏ vàng lộ thiên, cứ xúc mang về nấu lỏng ra đổ vào khuôn là mang ra xài thoải mái, không phải mất nhiều sức lao động chi cả. Thành ra cứ thường xuyên lấy cớ mang quân sang chiếm "dạy cho bài học nhớ đời". Cứ bổn cũ soạn lại, đi Tiền Phong là các bạn Hỏa Đầu Quân dưới quyền Nguyên Soái Tiết Nhơn Quý, khi thành công thì toán này đi chỗ khác chơi, mà dành cho Lỗ Quốc Công Trình Giảo Kim với mấy chục chiếc xe goòng, cấp kỳ ngày đêm khuân vàng ròng lên xe, rồi chuyển xuống thuyền mang về nước Tàu. Càng học cho đến khi Mỏ Vàng Lộ Thiên hết ráo, thì người Hán không còn mang quân dạy cho nước Đông Liêu một bài học nào nữa.
- Đơn Kiếm Diệt Quần Ma là tác phẩm kiếm hiệp Chưởng cùng môn phái với đại văn hào Trà Lương Cấm Dùng.
- Lục Chỉ Cầm Ma cũng giống như trên, nhưng có xuất xứ từ pho Lục Mạch Thần Kiếm, dùng 6 đường chỉ lực để giữ con Ma lại không thì sợ con Ma biến mất!

MỊ
Thời Hùng Vương con trai Vua được gọi là Lạc Hầu (văn) và Lạc Tướng (võ), con gái gọi là Mị Nương tức Công Chúa. Vào thời Nhà Thục thừa kế nhà Hùng Vương thì gọi khác đi, con gái là Mỵ Châu. Nếu xét về từ chữ thì Mị Nương đã sai rồi , bài thơ ca dao truyền khẩu như sau :

Ngày xưa có anh Trương Chi
Người thì thậm xấu hát thì thậm hay 
Cô Mị Nương vốn ở lầu tây
Con quan Thừa Tướng ngày rầy cô cấm cung 
                                          (Lời ca dân gian) 

Như trên đã dẫn, từ Nương chỉ để dành cho con Gái nhà Vua  mà thôi (như Công nương Diana), còn con quan Thừa Tướng ai cho phép được gọi là Nương (Mị)?
Thôi bỏ qua chuyện này, chúng tôi trở lại với từ Mị, Giai nhân Mị Nương được chàng Ca Nhạc Sĩ Trương Chi ngưỡng mộ, còn Trương Chi thì cũng được ngưỡng mộ lại, nhưng khi gặp nhau thì kết quả không ra cái gì! Chàng Ca Nhạc Sĩ ôm mối tình tuyệt vọng mà thác, thân xác thì tan thành cát bụi để trộn với vôi xây lâu đài, còn trái tim thì được đục đẽo cải tạo thành cái ly uống nước trà, mỗi khi nàng Mị Nương uống trà thì hình ảnh anh chàng thuyền chài nghèo khổ mặt rỗ mắt toét, xuất hiện trên ly trà, và tiếng hát xa xưa vọng về. Mị Nương thương cảm rớt nước mắt trên ly nước, sau đó thì nước và ly nước tan ra thành nước hết.
Mị Châu là con vua Thục An Dương Vương, vì mắc vào Kế Nam Nhân nên thân bại danh liệt và bỏ của chạy lấy người. Chạy đến chân núi Mộ Dạ thì thần Kim Qui hiện lên và phán ngay rằng : "Giặc sau lưng nhà ngươi đó", thế là An Dương Vương bèn rút kiếm, chém một nhát cô con gái cưng Mị Châu đi đời nhà ma! Máu của Mị Châu từ cổ chảy lênh láng xuống biển, các loài nhuyễn thể như con trai, con sò, uống phải nên kết tinh lại thành những viên ngọc trai tuyệt đẹp tuyệt đắt giá.
Phần trên là trái tim của chàng Trương kết thành khối Ngọc Người. Phần dưới thì máu Mị Châu kết thành Ngọc Trai.
Ma Mị có nghĩa chung chung là mối tình lâm ly bi đát, có thể mang diễn thành tuồng tích hay soạn thành phim truyện để chiếu thành cinema.
Và người viết này tức Chu Vương Miện đang chờ Thạc Sĩ Lại Quảng Nam chỉ bảo cho đôi điều phải quấy.
                                                                                          Kính!
                                                                                Chu Vương Miện