BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn KIM DUNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KIM DUNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2024

NHỮNG GIAI THOẠI VỀ TIỂU THUYẾT KIM DUNG– Phan Nghị




(Vietkiemhiep) - Sài Gòn mới lại cho in lại một số tiểu thuyết của Kim Dung như “Tiếu Ngạo Giang Hồ”, “Anh Hùng Xạ Điêu”, “Ỷ Thiên Kiếm/Đồ Long Đao”, “Lộc Đỉnh Ký” mà người dịch là Vũ Đức Sao Biển và vài dịch giả khác. Mỗi bộ gồm bốn cuốn, bìa các tông bán với giá gần 400,000 đồng. Sách Kim Dung có còn được người ta ưa chuộng, mê say như cách đây hơn 30 năm không?
Điều này cũng dễ phối kiểm khi nhìn thấy chúng được xếp thành từng chồng cao ngất ngưởng trên quầy của những nhà sách mà sức tiêu thụ chỉ nhỏ giọt!
 
Nhân đây, xin ghi lại một số giai thoại về tiểu thuyết của Kim Dung ở Sài Gòn vào những năm cuối của thập niên 1960, để coi như là một sự ôn cố tri tân.
 

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2024

VỀ TRƯƠNG VÔ KỴ VÀ “CÔ GÁI ĐỒ LONG” CỦA KIM DUNG – Hoài Nguyễn



Có lẽ nhiều người từng say mê những bộ trường thiên võ hiệp của nhà văn Hong Kong Kim Dung (1924-2018) đều đã đọc qua bộ ba tiểu thuyết “Xạ điêu tam bộ khúc I,II,III” có liên quan về kết cấu nhân vật, lịch sử Trung Hoa và có thể cũng từng yêu quý những nhân vật trong những quyển tiểu thuyết này - Đó là bộ “Anh hùng xạ điêu” (Bộ I - 1957); “Thần điêu đại hiệp” (Bộ II -1958); “Cô gái Đồ Long” (Bộ III - 1962).

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

MÙA XUÂN CÙNG “TIẾU NGẠO GIANG HỒ” – Hoài Nguyễn



Tiếu ngạo giang hồ được coi là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất, là tác phẩm tương đối ít bi thương của nhà văn Kim Dung so với những tác phẩm trước đó.
Nội dung bộ truyện xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, một đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ.
 

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

TÊN GỌI VÀ NHỮNG NGOẠI HIỆU THÚ VỊ CỦA CÁC NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM KIM DUNG - Thế Giới Kiếm Hiệp



1. Vi Tiểu Bảo
Vi là cái gì nhỏ xíu, Tiểu là cái gì nho nhỏ, Bảo là cái gì quý báu. Kết hợp 3 ngữ nghĩa đó ta được Vi Tiểu Bảo là cái gì quý giá mà nhỏ xíu xìu xiu.

2. Dương Quá, Tiểu Long Nữ
Dương Quá, tự là Cải Chi, tên do Quách Tĩnh đặt. Quá là lỗi lầm, Cải là sửa chữa, ý nói có lỗi phải sửa.
Long Nữ, là con gái Long Vương trong truyện thần thoại. Có thể Tiểu Long Nữ trong truyện Thần Điêu được lấy ý tưởng từ nhân vật nữ thần trong chương Tiêu Dao Du, sách Trang Tử.

3. Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh
Xung, ý nói trống rỗng, Doanh, lại có nghĩa là đầy, 2 cái tên nói lên sự khác biệt tính cách. Sách Lão Tử chương 45 có nói: Đại doanh nhược xung, kì dụng bất cùng. (Đầy mà như vơi, thì dùng mãi chẳng hết), tức là ý nói cái đầy và cái vơi đi liền với nhau, thống nhất với nhau. Chu Bá Thông trong Anh Hùng Xạ Điêu cũng có nói câu này, chứng tỏ khả năng Kim Dung dựa vào sách Lão Tử để đặt tên 2 nhân vật trên là rất lớn.

100 CÁI NHẤT VỀ CÁC TÁC PHẨM KIM DUNG (KỲ 1) - Thế Giới Kiếm Hiệp



Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Kim Dung (1924-2024), Thế Giới Kiếm Hiệp thực hiện chuyên đề đặc biệt : 100 cái nhất về các tác phẩm Kim Dung. Mỗi tháng Thế Giới Kiếm Hiệp sẽ đăng 1 kỳ và kết thúc vào tháng 10/2024. Mời các bạn đón xem.

1. Bạch mã khiếu tây phong - tác phẩm có mặt sớm nhất tại Việt Nam của Kim Dung
Năm 1963, một NXB ở Sài Gòn cho in 2 tập Độc bá quần hùng của dịch giả Tam Khôi, đề nguyên tác của Kim Dung. Độc bá quần hùng chính là đoản thiên Bạch mã khiếu tây phong. Cũng năm này, Tam Khôi dịch bộ Phi hồ ngoại truyện lấy tựa Việt là Tiểu anh hùng Hồ Phỉ, rồi qua năm 1964 dịch bộ Tuyết sơn phi hồ lấy tựa Việt là Lãnh nguyệt bảo đao.
Như vậy Tác phẩm võ hiệp Kim Dung đầu tiên chính thức có mặt trong văn hóa đọc tiểu thuyết của người Sài Gòn là Bạch mã khiếu tây phong từ năm 1963.

2. Trương Vô Kỵ - nhân vật chính duy nhất học được tinh hoa võ công của tam giáo: Phật Giáo, Đạo Giáo, Ma Giáo
Trương Vô Kỵ có nhiều kỳ duyên, học được nhiều võ công của cả Phật Giáo, Đạo Giáo , Ma Giáo và đạt tới trình độ cao thâm tuyệt đỉnh trong võ học - trình độ đăng phong tạo cực.
Trương Vô Kỵ học được toàn bộ Cửu dương thần công- tuyệt đỉnh thần công của Phật Giáo; học Càn khôn đại nã di và Thánh hỏa lệnh thần công (võ công tối cao của Ma giáo do Sơn Trung Lão Nhân sáng tạo); võ công tinh hoa Đạo giáo (Thái cực quyền, Thái cực kiếm và triết lý võ học Võ Đang do Trương Tam Phong truyền lại).
Việc Trương Vô Kỵ học được nhiều võ công của cả Phật Giáo, Đạo Giáo , Ma Giáo, thống nhất , dung hòa và phát huy được cả võ công của cả 3 nhà đem lại nhiều triết lý mới mẻ, thú vị và sâu sắc mà mỗi người đọc cần suy ngẫm và chiêm nghiệm ( sự phân biệt chính và tà, nguồn gốc võ học, con đường đi đến đỉnh cao của võ học ....).

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023

CÔ GÁI ĐỒ LONG LÀ AI ??? - Theo "thế giới kiếm hiệp"



Nhiều người đọc truyện hay xem phim thường thắc mắc Cô Gái Đồ Long (cô gái giết rồng) là ai. Những cái tên được đưa ra tranh luận nhiều nhất là Chu Chỉ Nhược, Hoàng Sam nữ tử,  Quách Tương.
Thực ra trong truyện hay trong phim không có ai là cô gái Đồ Long cả. Nguồn gốc cái tên Cô Gái Đồ Long bắt nguồn từ câu truyện sau đây.

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2023

TOÀN CHÂN THẤT TỬ, THẤT TINH BẮC ĐẨU TRẬN - Đỗ Trung Quân



Chịu ảnh hưởng văn hoá cổ Trung Quốc từ hình ảnh Trúc Lâm Thất Hiền. trong những tác phẩm kiếm hiệp (Đồ thật, không phải “giả Kim Dung” ) Kim Dung cũng thường xây dựng những Group 7 nhân vật. Hạng A là Toàn Chân Thất Tử những cao đồ thời cực thịnh của Toàn Chân giáo mà tổ sư Vương Trùng Dương chọn lọc, thu nhận (Mã Ngọc, Khưu Xử Cơ, Lưu Xử Huyền, Vương Xứ Nhất, Đàm Xử Đoan, Hách Đại Thông, Tôn Bất Nhị)
Võ Đang Thất Hiệp (Tống Viễn Kiều, Dư Liên Châu, Dư Đại Nham, Trương Tòng Khê, Trương Thuý Sơn, Hân Liên Đình, Mạc Thanh Cốc)
Hạng B là Giang Nam Thất Quái (Kha Trấn Ác, Chu Thông, Hàn Bảo Cân, Nam Hy Nhân, Trương A Sinh, Toàn Kim Phát, Hàn Tiểu Oanh)
Trở lại với Vương Trùng Dương, ông biết Thất Tử là những cao đồ của mình nhưng từng người tách riêng không đủ tuổi đối phó với Ngũ bá, nguy hiểm nhất vẫn là Tây Độc Âu Dương Phong.
 Vương Trùng Dương biết rõ sau ông, người duy nhất có thể đối đầu ngang đẳng cấp với Tây Độc là sư đệ Châu Bá Thông thì khổ thay lại hành tung bất định, hầu như thường không có mặt ở Toàn Chân giáo
Vương Chân nhân bèn đóng cửa thảo am hơn một niên, treo bảng miễn tiếp khách, miễn trà đàm, trà đạo, miễn cà phê cà pháo với giáo chủ họ Vũ ở Tây Nguyên. Chân nhân tập trung nghiên cứu và lập nên một tuyệt kỹ trấn môn, một trận pháp cho 7 cao đồ có tên “Thất Tinh Bắc Đẩu Trận”. Trận pháp phát triển  từ những phương vị biến hoá, dịch chuyển của chòm sao Bắc Đẩu.
Có trận pháp tuyệt kỹ trấn môn,Vương Chân Nhân yên tâm cỡi hạc lên trời.

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2023

KIM DUNG: KỶ HIỂU PHÙ NGA MI LIỆT NỮ - Đỗ Trung Quân



Nhân vật nữ chỉ là vai phụ thấp thoáng tưởng như có vẻ mờ nhạt thua xa Chu Chỉ Nhược đồng môn vừa nhan sắc hơn người, vừa xảo quyệt tham vọng…

Nhưng không hẳn.
Xuất hiện ít, chết sớm nhưng để lại một mối tình bất hủ là Kỷ Hiểu Phù [Ỷ Thiên Đồ Long Ký]

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

QUÁCH TƯƠNG – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Nhân vật Quách Tương.

Côn LuânTam Thánh Hà Túc Đạo thua vắt giò lên cổ mà chạy, chạy khoảng nửa canh giờ thì vẫn còn luẩn quẩn trong khu vực Tung Sơn. Quách Tương nữ thiếu hiệp thấy chuyện xẩy ra tức cười quá cưỡi con lừa xanh chạy theo, cuối cùng cũng gặp lại tiên sinh ở một toà thạch đình dưới chân núi. Sau khi uống nước nghỉ khoẻ thì hai người trao đổi về kiến thức võ học, quan niệm của người quan ngoại Tây Vực, và người quan nội Trung Thổ. 

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2023

PHỤC VIÊN (VỀ VƯỜN) – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” – Chu Vương Miện



Trong lán trại của Minh Giáo an toạ trong khu rừng phía sau của Thiếu Lâm Tự  giáo chủ Trương Vô Kỵ ngồi chủ trì đại cuộc, bên cạnh là Triệu Mẫn quận chúa có hai vị Tiêu Dao nhị tiên [tức hai vị sứ giả Dương Tiêu và Phạm Dao], Thanh Dực Bức Vương Vi Nhất Tiếu, cùng nhị sư bá Dư Liên Châu phái Võ Đang, cuộc họp nội bộ này dùng tiếng Mông Cổ là chính, để khỏi lọt bí mật ra ngoài tiếng Háng chỉ là phụ. Nói là cuộc họp, nhưng thực ra là một cuộc phân công phân nhiệm cắt đặt hậu sự của giáo chủ Minh Giáo mà thôi, và người [nhân tuyển] được chỉ định chức phận cũng chỉ chấp hành nghiêm chỉnh phục mệnh. Giáo chủ Trương Vô Kỵ phân bổ nói:
- Sự đời đến và đi là một con đường thẳng, cục phân bò hay Kim Mao Sư Vương Ta Tốn thì cũng không khác chi nhau! Bát cơm hay bát cứt giá trị tương đương, bát cơm dùng cho con người, bát cứt dùng cho con chó, đếu là chất bồ dưỡng tương đương, chẳng qua thời gian chuyển hoá trước và sau mà thôi, thì cái chuyện đến và đi nó cũng vậy. Cuộc đơì vốn bất thường vô thường, nay vầy mai khác. Vậy trong lúc còn bình thường thư giãn, bổn giáo chủ xin được phân công phân nhiệm những nhiệm vụ trong bổn giáo vào những ngày sắp tới, kính mong những vị đại hiệp cao cấp hộ giáo một lòng đáp ứng nhiệt tình ủng hộ cho. Nay đề cử tả sứ Dương Tiêu là giáo chủ Minh Giáo đời thứ ba mươi lăm, hữu sứ Phạm Dao là phó giáo chủ, có nhiệm vụ phụ tá cho giáo chủ xử lý công việc hoàng dương bổn giáo. Các vị còn lại mỗi vị thăng lên một cấp. Riêng bổn tọa thì xin được cáo lão hồi hưu, nhiệm vụ đến đây cũng tạm như “đại công cáo thành”. 

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2023

NƠI VẠN AN TỰ - Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Ba vị đại hiệp là giáo chủ Trương Vô Kỵ, tả sứ Dương Tiêu và Vi Nhất Tiếu nhắm ngay Vạn An Tự xuất phát, ngôi chùa này ở trước một khu rừng nhỏ, gồm có một dẫy nhà cao bốn tầng, phía sau có một bảo tháp cao 13 tầng, so với diện tích chùa Thiếu Lâm ở Hà Nam thì cũng không nhỏ hơn, và cũng là một thắng tích nổi tiếng cuả đại đô thời đó, vì quá rộng nên ba người cứ men theo gốc cây đại thụ mà tiến vào, không gặp một trở ngại nào cả, cứ thấy quân tuần tiễu đi tới thì nhẩy lên nóc nhà để tránh. Thấy mọi căn phòng trong trang viện đều không có đèn, duy nhất ở tầng thứ sáu trên bảo tháp sáng mà thôi. 

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023

MÈO LẠI HOÀN MÈO - Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Chu Nguyên Chương xưng Đế, đặt quốc hiệu là Minh, 
trở thành Minh Thái Tổ
 
Chu Nguyên Chương đăng cơ lên ngôi, đặt quốc hiệu nước là Đại Minh có nguồn gốc xuất xứ từ Minh Giáo] niên hiệu là Hồng Vũ, đóng đô ở Kim Lăng [Nam Kinh Chiết Giang] ngày nay gọi là Ứng Thiên Phủ. Trong buổỉ chiêu đãi dạ yến trong hoàng cung, rất giới hạn chỉ một số người đặc biệt ngoại lệ mới dự tiệc mà thôi. Bàn rất rộng hình vuông, trải khăn lụa vàng, có tất cả các vị sau đây: Chu Nguyên Chương, bên cạnh là Mã Hoàng Hậu, kế đó là Hồng Nhân Lưu Cơ, Giáo chủ Trương Vô Kỵ, quận chúa Triệu Mẫn, Định Quốc Công Từ Đạt, Thượng Tướng Quân Thường Ngộ Xuân, Đại tướng Thang Hoà, Đại Tướng Mộc Anh, Tể tướng Thiết Mê Khuê  có nghiã là ngồi bên trái cuả Chu nguyên Chương]. Để mở đầu khai mạc buổi dạ yến, Đại Minh Hồng Võ cùng Mã Hoàng Hậu trân trọng đứng lên, mọi người trong bàn tiệc đứng lên theo cả. Chu Trọng Bát hồi hộp nói:
- Kính xin gửi đến Quận chúa Triệu Mẫn bốn lậy [chỉ nói thôi] vì nhờ có quận chúa buông cung tên xuống mà dân tộc đại Hán được độc lập, và cũng xin gửi đến giáo chủ Minh giáo Trương Vô Kỵ bốn lậy [chỉ nói thôi] vì đã không có ý muốn làm vua mà nhường cho Chu Trọng Bát làm vua giùm, xin dùng chén rượu này kết nghĩa anh em huynh đệ với Quận chúa và giáo chủ, không cần chết cùng ngày cùng giờ, ai già chết trước ai trẻ chết sau, ngoài ra ai đã là huynh đệ uống máu ăn thề rồi thì cũng vẫn như cũ. 

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2023

NGOÀI TRỜI LÀ TRỜI - Ỷ Thiên Kiếm ngoại truyện của Chu Vương Miện



Nữ hiệp Quách Tương ngồi nghỉ ở Thạch Đình cách chùa Thiếu Lâm khoảng mười dậm, thì thấy ba vị đại hiệp tuổi trạc gần năm mươi phóng ba con ngựa lông đỏ chạy về phía chùa, một thoáng thì lại thấy ba vị quay ngựa trở lại vào Thạch Đình ngồi nghỉ, Quách Tương thắc mắc bèn hỏi:
- Ba lão chắc là Côn Luân Tam Thánh?
Ba lão già thấy một vị cô nương tuổi chưa đến hai chục mà ăn nói hỗn hào, lấy làm không vừa lòng! Bèn trả lời sẵng:
- Tại sao cái gì mà ngươi cũng biết cả?
- Ta còn biết các vị lên Thiếu Lâm để đấu võ? Chắc bị thua rồi chạy xuống dưới này chứ gì?
 

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023

NGOÀI NGƯỜI LÀ NGƯỜI – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Buổi sáng vào quãng giờ Thìn, quận chúa Triệu Mẫn đã dừng kiệu và vào ngay Vạn An Tự cho đòi lập tức hai lão Huyền Minh và tổng quản Ô Vượng A Phổ vào dậy việc. Nhiệm vụ của hai lão là mang thuốc giải độc “Thập Hương Nhuyễn Cân Tán” cho các quần hùng cuả bốn phái còn lại là Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My và Hoa Sơn uống. Đến giờ Ngọ thì mời phái Hoa Sơn là tự động ra về, không cần phải người đưa đón nữa. Riêng phái Nga My thì tự do, muốn ở lại chơi một thời gian ngắn nữa cũng được. Hai phái trên thì trân trọng mời đến phòng khách để dự tiệc trà. Riêng phần Tổng quản Ô Vượng A Phổ tự mình cắt đặt lo liệu một buổi tiệc chay “rất là có chất lượng” ở ngay phòng trệt ngay bên cạnh phòng khách để chiêu đãi quần hùng của các đại môn phái. Ngay bây giờ thì cho kêu Ôn Ngoạ Nhi chuẩn bị một bữa tiệc trà bánh ngọt, để quá giờ Ngọ thì quận chúa nương nương có một buổi trà đàm, tuyệt đối không dùng phụ nữ và những người có Võ Công làm nhân viên phục vụ, bày ở phòng trệt ngay dưới đất. Ba người nhận lệnh hoả tốc đi ngay.

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2023

LONG XÀ QUYẾT ĐẤU – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Khi “Cô Gái Áo Vàng” đánh ra một chiêu, dao ngắn cùng nhuyễn tiên trên hai tay Chu Chỉ Nhược đều bị rơi xuống, người thì ngã sấp mặt xuống nền cỏ không ngóc đầu dậy nổi, thì ở trong đám những nhà sư áo xám, có một lão tăng bật lên một câu nói khẽ:
- Ồ Hoàng Sam Nữ Tử?
Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn đang ngồi trên một tảng đá nghỉ khoẻ với giáo chủ Trương Vô Kỵ bật đứng ngay dậy la to lên:
- Thành Khôn [Côn] ngươi đừng có chạy? Ta nhận ra tiếng nói của ngươi rồi!
Nhà sư áo xám, đứng thẳng người lên, không còn giả vờ làm người gù lưng đứng sau Không Trí thần tăng nữa, vỗ tay vào ngực bật cười lên ha hả:
- Chính ta là Thành Côn Viên Chân đây! Ngươi làm gì được ta nào?

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2023

NHỮ DƯƠNG VƯƠNG PHỦ - Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Đây nói về Nhữ Dương Vương phủ, một bộ phận công cụ tối cần thiết cho chính quyền nhà Nguyên thời vua Thuận Đế, tài liệu về cá nhân của Nhữ Dương Vương cũng rất là sơ sài, chỉ biết ông là bà con xa trong hoàng tộc Mông Cổ, dù rằng cũng mang giòng họ Thiết Mộc Nhĩ, ở đây cũng xin nói vòng vo một chút kẻo người mến mộ văn tài Kim Dung ít hiểu lầm hơn. Về âm chữ cuả người Hán, chữ thì nhiều nhưng âm thì ít, đôi khi lại trùng âm trùng nghĩa nữa là đằng khác, chả hạn:
- Hãng [Xưởng], Hàng [Ngân Hàng], Hành [bộ Hành], Hạnh [Đức hạnh] cũng chỉ đều là một chữ
- Cố Nhằn, Cù Lẻng, Cu Lờ cũng đều là Cô Nương [姑娘]
 

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

HÒA CẢ LÀNG – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Võ Lâm Trung Nguyên thời nhà Nguyên sắp mạt, thì có một thông cáo thông chồn được phổ biến trên tivi trên đài phát thanh cho toàn thể các Bang, các Phái, các Đảo, các Động, các Giáo, các Trại nếu có nhã hứng thì tới đạo quán Võ Đang ở quận Tương Dương tỉnh Hồ Bắc để thảo luận “vấn đề Chính Tà hợp nhất”. Bang Phái nào loe ngoe vài mống thì khỏi, đồng ký tên trong ban vận động là Chơn Nhơn Trương Tam Phong chưởng môn phái Võ Đang, Thiền sư Không Văn phương trượng chùa Thiếu Lâm,Trương Vô Kỵ giáo chủ Minh Giáo đời thứ ba mươi tư. Ghi chú “đây chỉ là những người tự nguyện ăn cơm nhà vác ngà voi ký tên đứng ra mời gọi, không có nhiệm vụ trách nhiệm gì sứt cả gì cả”, các chức vụ sau này hoàn toàn không ăn lương nếu có thì sau khi họp toàn thể các vị lão hiệp, nam hiệp, nữ hiệp, trung hiệp và thiếu hiệp giới thiệu đề cử ra. Cuộc họp mặt là nhằm vào ngày Trung Thu năm nay còn tám tháng nữa, địa điểm là núi Võ Đang.
 

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

HỌP GIAO BAN NGÀY – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Trong nhà cưới, chú rể giáo chủ Trương Vô Kỵ nhìn nắm tóc mầu vàng của nghĩa phụ Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn rồi chạy tức thì theo Triệu Mẫn quận chúa. Cô dâu chưởng môn Chu Chỉ Nhược bị bỏ lại không nói được lời nào, bèn chạy theo tân lang dùng Cửu Âm Bạch Cốt Trảo đâm mười ngón tay vào hai vai quận chúa nương nương máu nhỏ giọt thấm ướt áo rồi phóng đi mất, sư tỷ Đinh Mẫn Quân và Tĩnh Huyền sư thái vội vã chạy theo. Thế là đám cưới trở thành đám chạy đua. Cũng may là cỗ bàn chưa dọn ra, đúng là lễ hội tưng bừng khai trương và âm thầm đóng cửa. Các lục đại phái tự động lui gót có trật tự.
 

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

KỲ ĐÀ CẢN MŨI – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện


Đám cưới của Trương Vô Kỵ và Chu Chỉ Nhược bị Triệu Mẫn phá vào phút chót
 
Sau khi nghe Trương Vô Kỵ trả lời lão gia tử Tạ Tốn, thì Chu Chỉ Nhược ngám ngẫm cái sự đời, thương cho thân mình ngâm thầm hai câu thơ trong đầu:

“phận sao phận bạc hơn vôi
cũng đành nước chẩy cái nôì trôi đi ?”
 
Một câu nói hết sức là huề vốn như sau:
-“Theo ý hài nhi, hôm nay hài nhi sẽ đính hôn với Chu cô nương, để giúp nàng trừ độc trị thương cho tiện. Nếu trời cho chúng ta về được Trung Thổ, khi nào hài nhi giết được Triệu Mẫn, đoạt lại thanh đao Đồ Long cho nghiã phụ, bấy giờ thành hôn với Chu Cô Nương, vậy là vẹn cả đôi bề!”
 

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2023

HỘI Ý, GIAO BAN ĐÊM – Phụ lục “Đồ Long nữ tử” của Chu Vương Miện



Ngày mai thì phái đoàn Minh Giáo chia tay ai về nhà nấy, ai về chốn đó. Ai đi theo Hàn sơn Đồng thì về Hoài Bắc, ai theo Từ Thọ Huy thì về Cam Thiểm. Những nhân vật quan trọng thì đi theo Dương Tiêu, Phạm Dao về hướng Tây, tức là trực chỉ chùa Thiếu Lâm Hà Nam tiến phát, phụ giúp Trương giáo chủ nhằm cứu thoát Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn. Những nhân vật dư thừa không dùng vào việc gì thì trực chỉ về ngay tổng đàn Quang Minh ở sa mạc Gobi. Lo trấn giữ không thì sợ bão cát thổi bay thánh địa đi mất?