Nguồn:
http://thang-phai.blogspot.com/2020/05/phong-van-nguyen-khoi-nguyen-van-hoa.html
Nhà thơ Nguyễn Khôi
Nguyễn Khôi (ngồi ngoài cùng)
Gặp
vợ chồng Thế Phong lần đầu tiên ở Hà Nội, ngày 10/ 10/ 2006.
(Ảnh:
Thế Phong chụp tại Khách sạn Phùng Hưng/
Hà Nội.)
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoa
27.12.2011: Nhà thơ Nguyễn Khôi bước sang Mùa Xuân thứ
75. Nhân dịp này Ts Nguyễn Văn Hoa (Kinh Bắc) đã công phu tổ chức một cuộc phỏng
vấn nhà thơ Nguyễn Khôi xoay quanh câu chuyện Văn Chương. Chúng tôi trân trọng
giới thiệu cùng Độc giả yêu thơ Kinh Bắc bài phỏng vấn này.
NGUYỄN VĂN HOA (NVH):
Thưa nhà thơ Nguyễn Khôi (NK), Anh sinh vào năm nào ?
Thưa nhà thơ Nguyễn Khôi (NK), Anh sinh vào năm nào ?
NGUYỄN KHÔI (NK):
Nguyễn Khôi sinh vào năm 1938, cầm tinh CON CỌP.
Nguyễn Khôi sinh vào năm 1938, cầm tinh CON CỌP.
NVH : Vậy là NK cầm tinh Hổ - Ông Ba Mươi)
NK: Đúng vậy, NK tuổi Mậu Dần.
NVH: Anh sinh ở đâu?
NK : NK sinh ở Yên Bái .
NVH: Nơi sinh là Yên Bái ?
NK: Yên Bái chỉ là nơi sinh. Gốc gác của NK là Làng
(nay là Phường) Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. NK từ nhỏ đến này vẫn
giữ trọn vẹn Hồn quê Kinh Bắc: NK đẻ ở Yên Bái, nhưng ngay sau đó - gửi về quê ở
Vú (U nuôi) tại làng, lên 4 "bắt" về ở nhà Ông bà ngoại (Đồ Nho) đi học,
năm 1945, lên 7 tuổi đã học lớp 2 trường tiểu học Đình Bảng, 1946 tản cư lên
Yên Thế, 1948 về Bắc phần Bắc Ninh (tự do) rồi lên Hiệp hòa học lớp 3, lớp nhì
tiểu học.
Như vậy là từ lên 1 đến 12 tuổi NK sống ở quê hương Kinh Bắc (Bắc Ninh - Bắc Giang). Năm 1950 tản cư lên Thái Nguyên, học cấp 1, cấp 2 / hệ 9 năm, nhưng vẫn sống trong cộng đồng người Bắc Ninh (tản cư ở theo cả họ cả làng thành 1 khu vực kiểu "tự trị")... 1955-1958 học cấp 3 Lương Ngọc Quyến-Thái Nguyên, nhưng trọ học vẫn mấy người Bắc Ninh với nhau... Do đó ăn nói (ngôn ngữ) từ bé đến lớn vẫn giữ được ngôn ngữ phong tục tập quán “Người Đình Bảng - Bắc Ninh.”
Như vậy là từ lên 1 đến 12 tuổi NK sống ở quê hương Kinh Bắc (Bắc Ninh - Bắc Giang). Năm 1950 tản cư lên Thái Nguyên, học cấp 1, cấp 2 / hệ 9 năm, nhưng vẫn sống trong cộng đồng người Bắc Ninh (tản cư ở theo cả họ cả làng thành 1 khu vực kiểu "tự trị")... 1955-1958 học cấp 3 Lương Ngọc Quyến-Thái Nguyên, nhưng trọ học vẫn mấy người Bắc Ninh với nhau... Do đó ăn nói (ngôn ngữ) từ bé đến lớn vẫn giữ được ngôn ngữ phong tục tập quán “Người Đình Bảng - Bắc Ninh.”
NVH: 21 năm công tác ở Tây Bắc, anh còn nhớ gì nhất ?
NK: Khi vác ba- lô đi Tây Bắc (15-4-1963) trong hành trang của NK là tập "Thái dương vu thổ nhưỡng" - "Ánh sáng và phù sa" của Chế Lan Viên (bằng tiếng Trung) và các cuốn Đường thi nhất bách thủ, Tống thi nhất bách thủ, thơ ca Trung Hoa từ cổ đại tới Minh - Thanh, Thơ và từ Mao Trạch Đông (1 bản tiếng Trung và 1 bản tiếng Việt )... Sau này ghiền thêm cuốn Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh in ở trong Thành hồi 1950. Lên Sơn La, NK là cán bộ "cắm bản" chỉ đạo HTX nông nghiệp phải học tiếng Thái để 3 cùng với dân bản, thế là có điều kiện đi vào Sống Chụ Son Sao... Thơ Mới (1930-1945) nhất là Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Hoàng Cầm cùng 3 tác phẩm cổ điển Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung Oán ngâm khúc... + thơ Trung Hoa + thơ Thái... đã cho NK cái vốn ( chữ nghĩa) để làm thơ và dịch thơ.