BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cố đô Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cố đô Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

GIA HỘI, PHỐ CỔ BỊ LÃNG QUÊN GIỮA LÒNG CỐ ĐÔ HUẾ - Phúc Đạt

Từ trước đến nay, mỗi lần nhắc đến phố cổ ở Huế thường thì nhiều người nhớ ngay đến phố cổ Bao Vinh. Thế nhưng, ít ai biết đến phố cổ Gia Hội - khu phố sầm uất nằm ngay giữa lòng Cố đô Huế thơ mộng.
 
 Nơi đây tập trung nhiều phủ đệ, gắn với những ngôi chùa, đình, miếu của người Việt đã tạo thành một cấu trúc đặc thù. Bên cạnh các di sản kiến trúc truyền thống, còn có các di sản phi vật thể về các lễ hội truyền thống, các ngành nghề thủ công cổ truyền, các hoạt động trình diễn nghệ thuật cung đình Huế… tiêu biểu cho một phần sinh hoạt của khu đô thị cổ bên cạnh kinh thành.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế, khu phố cổ Gia Hội - chợ Dinh nằm ở phía đông ngoài kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất xứ kinh đô Huế đầu thế kỷ 19.

Khu đô thị cổ này thực sự là một di sản độc đáo, mang yếu tố cấu trúc văn hóa của một vùng đô thị cổ, đang tồn tại trong một cộng đồng dân cư không ngừng biến động, bị sức ép của quá trình đô thị hóa thời hiện đại, lại thiếu một định hướng bảo tồn và phát triển phù hợp, nên qua thời gian đã bị biến dạng. Điều này dẫn đến không gian kiến trúc có tính lịch sử và văn hóa của vùng này sẽ bị phá vỡ, tài nguyên văn hóa du lịch đang bị lãng phí.

Khu phố này thuộc phường Gia Hội (TP. Huế) với hơn 5.500 hộ, gần 29.000 khẩu. Đa số người dân làm nghề lao động phổ thông, tiểu thủ công nghiệp, thợ mộc, thợ nề, cơ khí, chằm nón, may mặc... còn lại làm nghề buôn bán nhỏ, dịch vụ.
 
Nhiều ngôi nhà ở đường Bạch Đằng vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ.

Nhiều nhà cổ nằm lọt thỏm giữa những nhà cao tầng hiện đại.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Các (SN 1944, sống ở ngôi nhà cổ số 22 đường Bạch Đằng) cho biết, bà sống ở nhà cổ này từ nhỏ thời ông cố của bà để lại. “Nhà tôi là một trong những ngôi nhà còn gần như nguyên bản từ xưa. Theo thời gian, những ngôi nhà cổ ở đây ngày càng mất dần. Huế có nhiều lợi thế nhưng tại sao chúng ta không phát triển những khu phố cổ này sầm uất trở lại để phục vụ du lịch như ở phố cổ Hội An“, bà Các trăn trở.
 
Những kết cấu còn nguyên bản ở nhà cổ của bà Nguyễn Thị Cẩm Các.
 

Nhiều ngôi nhà mang hơi hướng cổ xưa.

Theo thời gian, nhiều người dân tu sửa những ngôi nhà cổ để phù hợp với nhu cầu sinh hoạt.
 
Những mái ngói cổ nhuốm màu thời gian.
 
Đến thời điểm hiện tại, khu đô thị cổ này ngày càng biến dạng, nhưng cơ bản chưa bị xoá sổ. Vì thế theo ông Nguyễn Xuân Hoa, trong bối cảnh tỉnh đang tập trung thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, vấn đề bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị khu đô thị cổ Gia Hội - chợ Dinh càng đòi hỏi phải sớm bắt tay thực hiện, bằng một đề án cụ thể và với tinh thần trách nhiệm trước dân, trước lịch sử rõ ràng hơn.
 
Còn theo kiến trúc sư Võ Sỹ Châu (Khoa Kiến trúc - Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế), khu phố cổ Gia Hội là nơi lưu trữ đa dạng các loại hình kiến trúc nhà ở thương mại, minh chứng cho quá trình phát triển đô thị Việt Nam từ thời Nhà Nguyễn đến nay. Nếu biết khai thác các giá trị đặc trưng của các công trình sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách, đây là cách mà phố cổ Hội An đã làm được.

                                                                                              Phúc Đạt
 *
Nguồn:
https://laodong.vn/photo/gia-hoi-pho-co-bi-lang-quen-giua-long-co-do-hue-1113115.ldo

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2022

HUẾ CỦA MỘT THỜI - Huy Phương



Huế không bao giờ là của tương lai, nơi đó là quá khứ, là những gì đã yên nghỉ, cùng với những linh hồn oan khuất chưa siêu thoát.
 
Trong giọng nói, có một cái gì đó gọi là rất Huế, đối với Quảng Nam-Ðà Nẵng, cách nhau một ngọn đèo thì có khác, cũng là điều đương nhiên, nhưng với Quảng Trị, chỉ cách mấy mươi cây số đường bằng, giọng Huế vẫn không lẫn vào đâu được. Dạ, dạ thưa tiếng nói nhỏ nhẹ dịu dàng.
 

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

ẢNH CỰC HIẾM VỀ CHÙA THIÊN MỤ NHÌN TỪ MÁY BAY

Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/di-san/anh-cuc-hiem-ve-chua-thien-mu-xua-nhin-tu-may-bay-1528581.html
 
Nhìn từ không trung, chùa Thiên Mụ - ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Cố đô Huế - gây choáng ngợp với diện mạo kiến trúc bề thế và vẻ đẹp hài hòa cùng cảnh quan thiên nhiên...
 
 
 Chùa Thiên Mụ thập niên 1920 nhìn từ máy bay. Tháp Phước Duyên là công trình gây ấn tượng mạnh dù quan sát từ mặt đất hay trên không trung.

 
Chùa Thiên Mụ với khuôn viên rộng lớn nổi bật giữa khung cảnh hoang sơ phía Tây Kinh thành Huế đầu thế kỷ 20
 
 
           Chùa Thiên Mụ (ảnh trên) trong một album ảnh của Pháp thập niên 1920
 
 
                 Chùa Thiên Mụ năm 1963 nhìn từ máy bay trực thăng Mỹ.
 
 
            Toàn cảnh chùa Thiên Mụ trong một bức ảnh tô màu không rõ niên đại.
 
 
                            Tấm bản đồ Huế và vùng phụ cận thập niên 1930. 
            Chùa Thiên Mụ được đánh dấu bằng hai ô màu đỏ ở góc trên bên trái.
 
 
                Không ảnh chùa Thiên Mụ ngày nay. Ảnh: Huesmiletravel.
 

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

VÌ SAO CỐ ĐÔ HUẾ ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẤT THẦN KINH ? - Hà Sơn

Biệt danh đất Thần Kinh của Huế bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Thần Kinh ở đây là từ ghép có nguồn gốc từ 2 từ “Kinh đô” và “Thần bí”. Theo nghĩa này, đất Thần Kinh có nghĩa là “Kinh đô thần bí”. Vùng đất Huế bắt đầu trở thành “kinh đô” của các chúa Nguyễn ngay từ thế kỷ 16, gắn liền các câu chuyện thần bí. Từ đó, kinh đô Huế còn được gọi là vùng đất Thần Kinh.



     VÌ SAO CỐ ĐÔ HUẾ ĐƯỢC GỌI LÀ ĐẤT THẦN KINH ?

Trước hết, đó không phải là vùng đất của những người mắc bệnh thần kinh đâu nhé. Gọi là đất Thần Kinh, là do hai chữ KINH ĐÔ và THẦN BÍ ghép lại mà thành.