BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

MỘT LOÀI CÁ CHÉP KHỔNG LỒ CHƯA HÓA RỒNG TRÊN SÔNG CỬU LONG - Nguyễn Thanh Điệp

Cá Hô có tên khoa học là Catlocarpio siamensis thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) và bộ cá Chép (Cypriniformes). Ở Việt Nam, loài cá nước ngọt có kích thước khổng lồ này còn được biết đến với tên gọi cá Chép Thái hay “cá vua”. Kích thước tối đa của chúng có thể đạt tới 3m và trọng lượng có thể lên tới 300 kg. Loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao này cho đến nay mới chỉ được ghi nhận phân bố ở vùng Đông Nam Á.

Cá Hô thường sinh sống ở các ao hồ sâu nhưng chúng có thể di chuyển theo mùa vào các con kênh hoặc sông. Cá thể chưa trưởng thành thì thường được phát hiện ở vùng đầm lầy hoặc các nhánh sông nhỏ hơn. Mặc dù có kích thước cơ thể đồ sộ nhưng thức ăn chủ yếu của cá Hô lại là các loài thực vật thủy sinh rất nhỏ như tảo, rong biển và cả các loại quả của các loài thực vật ngập nước.


Từ lâu cá Hô đã được xem là món ăn thượng hạng của vùng sông nước trù phú, vì thế nhu cầu sử dụng loài cá này trong chế biến thực phẩm ngày một tăng cao. Tuy nhiên, số lượng cá Hô đánh bắt được trên sông Mê Kông ngày càng khan hiếm và hiện hiếm có cá thể nào có thể đạt được kích thước bằng một nửa kích thước tối đa.

Đặc biệt, loài cá này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi thực trạng ô nhiễm nguồn nước, giao thông thủy và việc đánh bắt quá mức dọc vùng phân bố của chúng, trải dài từ Campuchia tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Các nhà khoa học lo ngại rằng, quần thể cá Hô đã bị suy giảm tới mức chỉ còn một vài cá thể có thể tồn tại đến thời điểm sinh sản của chúng.

Chính phủ các nước đã và đang nỗ lực thực hiện các dự án gây nuôi loài cá này như một biện pháp bảo vệ một trong những biểu tượng của khu vực, trong đó những con cá Hô con sẽ được thuần dưỡng để trở nên thích nghi với môi trường nuôi nhốt trong ao và phù hợp cho việc nhân nuôi.


ĐỌC “BÙI NGÙI” THƠ ZULU DC, BÀI THƠ TẢ TÌNH NGỤ CẢNH - Châu Thạch


   
                              Nhà thơ ZuLu DC

BÙI NGÙI

Khi về đứng giữa bờ thiên cổ
Thấy những tàn phai thân ái xưa
Thấy những bâng khuâng còn sót lại
Nói cười như thể trong cơn mơ.
                                           ZuLu DC

ĐẶC SẢN LOÀI NGƯỜI - Hoàng Hương Trang


             
                    Nhà văn Hoàng Hương Trang


                 ĐẶC SẢN LOÀI NGƯỜI

Có thể nói tạo hóa ưu ái dành riêng cho loài người một thứ đặc sản mà không một giống loài nào có được, kể cả loài sống trên không, loài lội dưới nước hay loài ở trên mặt đất. Đó là đặc sản nụ cười! Chim chóc chỉ biết hót hoặc kêu, con hổ chỉ biết gầm, ngựa thì hý, dê kêu be be, bò thì rống, gà thì gáy, chó thì sủa, chó sói thì tru, mèo thì kêu, ve gào mùa hạ, rắn, rết, cá không kêu, ếch nhái cũng chỉ phát ra tiếng kêu đêm đêm, loài khôn ngoan như linh trưởng, khỉ, dã nhân cũng không biết cười như con người, các loài cá ngoài biển khơi đôi khi có tiếng phát ra đơn điệu để gọi nhau, đa số im lặng, tuyệt đối không cười bao giờ.

THIÊN THU - Thơ Lê Văn Trung


      


THIÊN THU

Xin gom hết những vàng phai tàn tạ
Những rong rêu trên đền tháp ngàn năm
Cho tôi tạc bức tượng đài lên đá
Đá Thiên Thu vỡ lệ khóc Vô Cùng

Xin gom hết những hoàng hôn trên mắt
Những sương rơi lên tóc nhuộm hương chiều
Cho tôi vẽ thành bức tranh tuyệt bích
Khung vải tình da thịt của thu phai

Xin gom hết tiếng thì thầm của gió
Của hư vô, của hố thẳm, diệu kỳ
Cho tôi gõ vào mây lời nhã nhạc
Lời của trùng lai hội ngộ, của chia ly

Xin gom hết, như một niềm khổ nạn
Tôi trở về ngồi mộng giữa hoang vu
Trăm năm nhau là trăm mùa trăng khuyết
Không ai về nhỏ lệ khóc thương đau.

                                            Lê Văn Trung  

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

LOÀI MÈO HIẾM Ở VIỆT NAM BƠI LẶN RẤT GIỎI, BẮT CÁ “NHƯ THẦN” - Mộc Nhiên

(Kiến Thức) - Mèo cá Việt Nam được mệnh danh và vận động viên bơi lội cừ khôi, có thể lặn sâu xuống đáy nước để đuổi bắt con mồi.

Mèo vốn được biết đến là một trong những động vật sợ nước, thế nhưng ở Việt Nam lại tồn tại một loài mèo kỳ lạ mê bơi lội và bắt cá dưới nước siêu đẳng.


Mèo cá có tên khoa học là Prionailurus viverrinus. Đây là một loài mèo hoang cỡ vừa, tập trung phân bố chủ yếu ở khu vực ngập nước ở Nam Á và Đông Nam Á.


Tại Việt Nam, mèo cá được phát hiện ở các vùng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Loài mèo này có ngoại hình khá giống mèo rừng thường gặp với bộ lông màu xám đốm, tuy nhiên kích thước lớn hơn.


Con trưởng thành có thể dài 57-78 cm chưa tính đuôi và nặng 5,1 - 16kg. Bởi vậy đây cũng là thành viên lớn nhất trong chi Mèo báo.


Mèo cá có cuộc sống gắn bó với mặt nước từ nhỏ. Mèo mẹ đẻ mỗi lứa 1 - 4 mèo con và chúng sống cùng nhau ở dọc các sông, suối và đầm lầy.


Bởi vậy không quá ngạc nhiên khi mèo cá có sở thích ngâm mình dưới nước, thậm chí là khả năng bơi lội cực giỏi. Chúng được mệnh danh là những vận động viên bơi lội cừ khôi của thế giới loài mèo.


Do có tập tính sống ở những vùng nhiều nước, thay vì tìm kiếm con mồi trên cạn như những loài mèo khác, mèo cá tìm kiếm thức ăn dưới nước. Và tất nhiên con mồi yêu thích của chúng là cá.

       

Chúng thường hoạt động về đêm, có thể lặn sâu xuống để đuổi bắt con mồi dưới đáy nước.


Một số thức ăn khác của chúng bao gồm động vật thân mềm, lưỡng cư, gặm nhấm, chim và xác thối.


Tuy nhiên do bị săn bắt quá mức để lấy thịt, lông hoặc làm vật nuôi, mèo cá Việt Nam đang được xếp vào nhóm động vật sắp nguy cấp trong Sách Đỏ


Cận cảnh loài mèo hiếm ở Việt Nam giỏi bơi lội.


Mèo cá thoải mái ngâm mình dưới nước.


                                                                                         Mộc Nhiên

Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/loai-meo-hiem-o-viet-nam-cuc-gioi-boi-lan-bat-ca-thanh-than-1415054.html


          

CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG 7 /2020 - Thơ Nguyễn Khôi


   
                                    Nhà thơ Nguyễn Khôi


CHÙM TỨ TUYỆT THÁNG 7 – 2020

1- Cúm Vũ Hán lai rai "hành" nhân loại
Donald Trump bực bội cuống điều hành
Tập Cận Bình run lo "Tam Hiệp" vỡ
Nước Trường Giang đổ lũ lụt mông mênh...
                              
2- "Vải Lục Ngạn" được mùa dân hớn hở
"Du Lịch" mừng... vội mở : bộn người chen
Đà Nẵng "toang"... truy lùng mươi "chú Khách"
Lại "khẩu trang" - " giãn cách" cuống cả lên...
                              
3- Thanh Nghệ hạn đồng khô cỏ cháy
Nhãn trĩu cành để rụng úa hoàng hôn
Giá thịt lợn vẫn đỉnh cao hiếm thấy
"Lên Ti vi" hỏi Bộ trưởng Nông thôn ?
                               
4- "Túy" chưa khuất đã nảy nòi "Nhân Chiến" (1)
Mẹo "cờ Vua" hòng kiếm chút oai danh ?
"Người Quan Họ làm Quan cả Họ
Quê Thuận Thành chẳng thuận cũng thành " !
                               
5- Con Covid ..."tịt" vận hành Thế giới
Vàng leo thang, thất nghiệp tràn lan
Phen này hẳn ngồi nhà mà "trực tuyến"
Rao "bán Thơ" xuất khẩu chắc an toàn ?

                                 Hà Nội 28-7-2020
                                    Nguyễn Khôi
-----

(1) Hai Bí thư Bắc Ninh nổi tiếng về "cả Họ làm Quan"

KIM ĐÂU, CHỢ SÒNG: LÀNG TÔI ! (phần cuối) - Hà Huy Hoàng


                  
                                  Tác giả bài viết Hà Huy Hoàng                                                                                 

KIM ĐÂU, CHỢ SÒNG: LÀNG TÔI ! (phần cuối) 
                                                            Hà Huy Hoàng

Ngày còn bé thì không sao, nhưng khi bước qua tuổi của bậc trung học, và từ lúc bạn Luyện bằng tuổi tôi, em của anh Thông con chú Trợ, bị mấy ông “giải phóng” ban đêm về “tuyển quân” lên rừng, tôi không còn được ngủ đêm tại nhà nội mỗi lần về thăm. Luyện bị đưa lên vùng trung du với một khoảng cách khá xa làng, cu cậu cũng lanh, giả vờ đi “ẻ” (đại tiện - tiếng Quảng trị), ngồi xuống đất với tư thế làm cho chó chạy lại, cu cậu cứ nhích dần nhích dần xa ra, khi thấy mấy bác “giải phóng” lơ là một chút thế là cậu ta chuồn lẹ, về đến nơi cả làng mừng hú! Lúc tôi còn nhỏ, có lần mấy bác này về chỉ tôi đang ngủ, hỏi O Đá: thằng ni con ông Liệu phải không? Còn bé quá nên mấy bác chưa rớ tới, chỉ điểm danh và để dành?? Phải chi mấy bác chịu khó dắt đi và không bị tiêu tùng trong cuộc chiến khốc liệt, trong trò chơi súng đạn của hai miền Nam-Bắc thời đó, biết đâu giờ này đã thành ông bộ đội với cấp hàm to bự chảng rồi hè!? Nói chơi rứa thôi, tôi không ham “zụ” này! 

GIẤC MƠ - Thơ Phan Dương Thy


       
                Nhà thơ Phan Dương Thy


GIẤC MƠ

Chẳng biết vì sao cứ mơ thấy em,
Một giấc mơ ngọt lành về ngày xưa đi học.
Vẫn mượt mà bài Bông sen em hát,
Nắng chiều vàng tha thướt tóc em thơm,

Mỗi bận về Sài Gòn là nỗi nhớ tròn hơn,
Anh thức với mưa và trăng sùi sụt.
Mưa như thác khóc mùa hè tiễn biệt!
Trưa suối Lồ Ồ khắc nỗi nhớ lên cây.

Đêm công viên ngất ngây với mây trời say,
Đời chết ngộp chỉ có tình yêu đẹp mãi!
Ta hạnh phúc và ta cùng ái ngại,
Anh quá khờ để không neo nỗi tim em!

Ba mươi năm rồi, anh vẫn nhiều đêm,
Mơ cái dáng le te và nụ cười hồn hậu.
Trưa ký túc cây phượng già in dấu,
Hai đứa mình từng hờn giận vu vơ.

Sinh nhật em, anh lén vợ làm thơ,
Quên sao được mối tình đầu da diết thế!
Xin chia xẻ với em nỗi đời dông bể,
Đã xối xuống đời em những kẻ bạc tình!

Thôi em! Đường đời nhung nhúc những quái tinh,
Cứ thua thiệt mà đi, cứ cho mà sống!
Quả đất thì chật, mà tình đời thì rộng.
Trách làm chi những kẻ tự đánh mất mình!

Như đường đời máu chảy về tim,
Chết với sống chuyện đời thường không biết được!
Chỉ xin em điều này anh nói trước:
Tha thứ cho anh những nông nỗi ngày nào!

                                        Gởi em nhân ngày 01/12
                                              Phan Dương Thy


          
           Nghệ sĩ ngâm thơ Bùi Thị Minh Loan

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

SANG MÙA - Thơ Phan Quỳ


   


SANG MÙA

Hoa lá sang mùa em biết không?
Mưa thu dịu nhẹ đoá sen hồng
Ngày đi chiều tới hương phảng phất
Nửa như hờ hững, nửa như mong.

Em có hay tình, em biết chăng?
Lối về quạnh vắng, nửa vầng trăng.
Ai đem bằn bặt vào trong ấy
Để mãi trong ta khuyết chị Hằng.

Em có mơ gì, em có mơ
Ta về xa xót mấy vần thơ
Em mơ sen nở lên tà áo.
Ta nâng cánh vỡ đếm ơ hờ.

Em có nhớ gì những ngây thơ
Tiếng cười trong trẻo giữa vườn xưa
Ta thương mùi tóc, ôi mùi tóc!
Hương nồng theo mãi một chiều mưa.

Ta về nắn lại mấy đường tơ
Gởi vào trong gió những chơ vơ
Em ơi sầu muộn sen thôi thắm
Mình ta thơ thẩn bước ven hồ.

                               Phan Quỳ

THÂM CUNG BÍ SỬ: CHUYỆN PHI TẦN, THỊ NỮ CỦA VUA TỰ ĐỨC - Lê Công Sơn

Lâu nay, chuyện "thâm cung bí sử” của nhà vua thường chỉ được biết qua sách sử. Tuy nhiên lần đầu tiên, Charles-Édouard Hocquard - một thầy thuốc quân y kiêm nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp đã hé lộ nhiều chuyện về phi tần, thị nữ của vua Tự Đức.

                                             Điện Càn Thành - Palais du Musée
                                             Ảnh: Charles – Édouard Hocquard

THÂM CUNG BÍ SỬ: CHUYỆN PHI TẦN, THỊ NỮ CỦA VUA TỰ ĐỨC 
                  Lê Công Sơn

Nếu nói tới phi tần, thị nữ của nhà vua thì nhiều vô kể. Cuốn sách Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Omega và NXB Đà Nẵng ấn hành), kể: “Tự Đức có một trăm lẻ tư bà phi tần. Phi tần được chia làm chín bậc, mỗi bậc có một danh xưng khác; họ ăn mặc và hưởng bổng lộc theo quy định của triều đình tùy vào thứ bậc của họ. Bổng lộc này không đáng kể lắm: Hoàng hậu mỗi năm nhận một nghìn xâu tiền, tương đương khoảng 800 franc, cùng hai trăm năm mươi đấu gạo màu, năm mươi đấu gạo trắng và sáu mươi súc lụa để may xiêm y; các bà nhất giai phi thì chỉ có năm trăm xâu tiền, hai trăm lẻ năm đấu gạo màu, bốn mươi lăm đấu gạo trắng và bốn mươi tám súc lụa; các bà cửu giai tài nhân thì chỉ được nhận phần lương bổng ít ỏi gồm năm mươi ba xâu tiền, một trăm tám mươi đấu gạo màu, năm mươi sáu đấu gạo trắng và mười hai súc lụa”.

      
                Một trong các cửa sơn son ở hậu cung triều đình Huế
                Ảnh: Charles – Édouard Hocquard

HỒ DZẾNH - Vũ Thư Hiên

Giới thiệu bài viết về HỒ DZẾNH của nhà văn Vũ Thư Hiên…

Vũ Thư Hiên có bút danh là Kim Ân, từng đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1988 với tác phẩm 'Miền thơ ấu'. Ông là con trai của ông Vũ Đình Huỳnh - thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


               
                                        Nhà văn Vũ Thư Hiên
  

                HỒ DZẾNH                            
                                                Vũ Thư Hiên

Nhà văn Thanh Châu có một giang sơn riêng – một gác xép bằng gỗ ghép.
Thời ấy, tức là cái thời trong câu chuyện này, gác xép có ở hầu hết các nhà đông người mà chật hẹp. Gác xép tăng diện tích ở không được bao nhiêu, nó chỉ bằng một phần ba diện tích căn phòng dưới nó, nhưng là một mảng riêng tư của Thanh Châu, nơi ông dành để tiếp bạn, người nhà không hề lai vãng.
Để lên cái gác xép ấy tôi phải leo một cái thang dựng ngược, bám cứng vào hai thành lung lay của nó mà nhích từng bước để rồi chui qua một lỗ vuông hẹp.

CHUYỂN MÙA ? - Thơ Lê Phước Sinh


       
                    Nhà thơ Lê Phước Sinh


CHUYỂN MÙA ?

Có phải Thu đến không
sáng nghe trời lành lạnh
hay là Hạ đuối sức
thức sâu đêm ngã bệnh...?!

            Lê Phước Sinh

ĐỌC THƠ CỔ NHỚ NGƯỜI XƯA : NGUYỄN DU - Nguyên Lạc



Nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của Đại thi hào Tiên Điền Nguyễn Du (1820- 2020) tôi làm bài thơ tưởng niệm này:


TƯỞNG NIỆM NGUYỄN DU

"Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như" *

Nến trầm đêm đọc người xưa
"Thập loài văn tế" xót xa hồn này
Tiên Điền thơ cổ kinh thay
Rợn hồn từng chữ từng lời oan khiên

"Còn chi ai quí ai hèn
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu
Một phen thay đổi sơn hà
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu" [1]

"Long thành cầm giả" khúc đau
Ngậm ngùi thơ cổ bể dâu cuộc đời
Sắc hương đệ nhất một thời
Ðàn cầm thánh thoát  giờ rồi tàn phai [2]

Trăm năm thoáng chốc thở dài
Bồi hồi chuyện cũ thương ai mà buồn
Động lòng khói sóng Tiền Đường [3]
Thương Kiều phận bạc "Đoạn trường tân thanh"

Hai trăm năm đấng tài danh
Bài thơ tưởng niệm con dâng tặng người
Đất nước tôi dân tộc tôi
Nguyễn Du hai chữ rạng ngời Việt Nam

...

* Không biết hơn ba trăm năm sau/ Thiên hạ ai người khóc Tố Như?- Độc Tiểu Thanh ký- Nguyễn Du
[1] Câu thơ trong "Văn tế thập loại chúng sinh" - Nguyễn Du
[2] Quái để giai nhân nhan sắc suy/ Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng/ Khả liên đối diện bất tương tri - "Long thành cầm giả ca" - Nguyễn Du
[3] Thúy Kiều trầm mình trên sông Tiền Đường - Đoạn Trường Tân Thanh

                                                                                         Nguyên Lạc

MẬT CUNG TÂN SỞ, ĐỢI ANH …! - Thơ Văn Thiên Tùng


     


MẬT CUNG TÂN SỞ *
(Nhân tháng cách đây 135 năm (02/6/Â. Dậu- 13/7/1885)
Vua Hàm Nghi nước ĐẠI VIỆT tuyên chiếu CẦN VƯƠNG tại đây).

Tân sở mật Cung hậu lộ dùng
Triều thần ấp ủ hận đà nung
Quân cơ thục luyện nằm chờ lệnh
Đại pháo canh tầm ém đợi…"bung"
Mang Cá Bắc thành thề xóa sổ
Nam sông Tòa sứ quyết không dung
Y giờ khai hỏa đồng công tấn
Giặc Pháp một đêm hoảng tột cùng

Giặc pháp một đêm hoảng tột cùng
Kinh thành hận nhả chẳng bao dung
Nhị thần đốc chiến không ngơi nghĩ
Quân sỹ xáp vào tống hỏa… "bung"
Pháo đạn ụp xòe từng ụn cháy
Trại - tòa thiêu trụi tợ lò nung
Sáng ngày chúng lại tăng binh viện
Tân Sở hậu đô khởi sự dùng.

                           25/7/2020.
              Mai Vân Văn Thiên Tùng

* Mật cung Tân Sở được phe chủ chiến cẩn mật, ngấm ngầm xây dựng và dự trữ binh khí quân lương để chống quân Pháp, khi họ đặt chân đến và thực hiện chính sách đô hộ nước ta, như tằm ăn dâu ép buộc triều đình đương thời nhượng, cắt đất các vùng màu mỡ, hầm mỏ, cũng như vị trí chiến lược... trên toàn lãnh thổ ...Nam -Bắc rồi đến Trung kỳ.
Sau đêm Kinh thành lửa dậy 22/5/Ất Dậu-1885, Rạng ngày 23 giặc Pháp phản công kinh thành thất thủ, Hoàng cung cùng quần thần theo 2 hướng ra xứ Quảng Trị. Tôn Thất Thuyết Phò Vua Hàm Nghi mới 13 tuổi lên mật cung Tân Sở, nơi sơn phòng bí hiểm củng cố lực lượng, tuyên chiếu Cần Vương ngày mồng 2/6/A. Dậu ( 13/7/1885), kêu gọi Sỹ phu cùng quần dân Đại Việt đứng lên chống giặc Pháp. Đây là vị Vua đầu tiên của triều Nguyễn tuyên chiếu dụ kêu gọi nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp...


   


ĐỢI ANH …!

Mùa Hạ ấy khi cổng trường hờ khép
Ta quen nhau qua bấy nụ cười đưa
Lúc gần bên trời đất bỗng dư thừa
Mà chẳng hiểu vì sao mình lại thế !

Lắm lúc cố dằn lòng nhưng chẳng dễ!?
Bởi khi xa tâm trạng cứ ngây buồn
Từng đêm dài lãng vãng giọt sầu tuôn
Hương mùi tóc quyện lèn sâu nỗi nhớ!

Cũng tại bởi dáng hình kia gieo nợ
Trước cổng trường ai chuốc để ta vương
Tuổi học trò hai buổi bước chung đường
Mến thật đấy nhưng chưa lần tình tỏ…

Tuổi đôi mươi giữa khung trời rộng mở
Bước vào đời muôn hướng với ngàn phương
Nhưng nào đâu dứt được mối tơ vương
Hằng dấu kín với người hằng yêu mến

Anh sẽ về… đợi anh về em nợ!
Trao mảnh thương em ghép nỗi nhớ thành
Lời tỏ tình duy nhất của lòng anh
Mà ngày đó bời dại khờ nên nợ…

                             Quảng Trị, 30.5.2017
                         Mai Vân Văn Thiên Tùng

CỎ MAY - Thơ Lê Kim Thượng


   


CỎ MAY

Nhớ ngày... em ở bên anh
Nhớ đêm... hai đứa năm canh tự tình...                    
Bên nhau... chung một bóng hình
Gương soi chung ảnh... ta mình chung đôi
Tình thơ khẽ chạm bờ môi
Vòng tay khờ dại... bồi hồi, thiết tha
Xuân thì hương thoảng gần xa
Nụ cười ngọt lịm... như là nụ hôn
Tóc thề đen mượt dài suôn
Đôi tay quấn quít đan luồn thịt da
Bờ vai trắng nuốt nõn nà
Dáng thơ, da phấn, mặt hoa tươi màu
Đen tròn đôi mắt Bồ Câu
Má hồng môi thắm... nghiêng đầu làm duyên
Áo tà trắng xóa trinh nguyên
Tặng anh nửa lúm đồng tiền làm tin
Nắng rơi trên áo vô tình
Nghiêng nghiêng bầu ngực non trinh son màu
Tôi - Em... hòa lẫn vào nhau
“Thương nhau cởi áo... qua cầu gió bay...
Giọt mưa trên ngọn Cỏ May
Giọt tình đọng lại... gió lay nụ hồng...
Hẹn thề son sắt mặn nồng
Sao dời, vật đổi vẫn không nhạt màu...                 
                         
Đắm say duyên mới tình đầu
Nào ai biết được mai sau... đôi đường
Tàn đêm... tàn mộng khói sươn
Còn đâu huyền thoại con đường tình duyên
Vầng trăng khuyết nửa con thuyền
Cho tôi gửi trọn lời nguyền sang sông
Bây giờ... tình có như không
Sao lòng cứ mãi ngóng trông làm gì?
Nào ai biết trước phân ly
Đã yêu thì có tiếc chi giữ gìn
Cho em... cho trọn niềm tin
Sao em trả lại... muôn nghìn thương đau
Ngày mong, tháng nhớ xa nhau
Từ trong sâu thẳm nát nhàu héo hon
Trăm năm nước chảy đá mòn
Tình còn luyến nhớ... là còn tơ vương...

                Nha Trang, tháng 7. 2020
                    LÊ KIM THƯỢNG

“...” Ca dao

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

VỊ TƯỚNG KHIẾN GIẶC KHIẾP SỢ NGAY TẠI SÀO HUYỆT CỦA CHÚNG: HIỂN HÁCH MUÔN ĐỜI PHÁ “TỐNG BÌNH CHIÊM” - Trần Đình Ba

Nước Việt có người họ Lý, đã cầm quân là tất thắng lợi, đã trị nước thì dân được yên, danh lẫy lừng thiên hạ, tiếng vang khắp xa gần.


DÒNG DÕI KIỆT HIỆT

Điểm trong sử nước Nam, có hai người làm tướng mà danh thơm nức tiếng ở triều đại họ sống, dẫu đều là những người tịnh thân. Đó là trường hợp của Thái úy Lý Thường Kiệt thời Lý và Tả quân Lê Văn Duyệt thời Nguyễn.