BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hiến Lê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Hiến Lê. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

THẤT BẠI TRONG HÒA BÌNH - Nguyễn Hiến Lê

Dẫn nhập:

Những ngày áp cuối tháng 4, Sàigòn bắt đầu hỗn loạn. Võ Phiến rời tòa soạn Bách Khoa trên đường Phan Đình Phùng để đến từ giã người bạn tâm giao là Nguyễn Hiến Lê. Đôi bạn cùng ngậm ngùi. Cả hai đều biết sẽ không gặp lại. Sang đến Mỹ, Võ Phiến không bao giờ quên dòng nước mắt lăn trên má người bạn có sở học uyên thâm.
Võ Phiến chọn ra đi. Nguyễn Hiến Lê chọn ở lại vì trong nội chiến Nam-Bắc, cụ Lê dành nhiều cảm tình cho phía “cách mạng”. Rồi chứng kiến “xã hội mới, con người mới” của phía chiến thắng áp đặt lên đồng bào đã đầu hàng, cụ Lê phê phán không tương nhượng.
Sống đúng với lương tâm của mình, là tiêu chí của Nguyễn Hiến Lê.

                                                                                  Trần Vũ
                                                                         (January 13th, 2024)


    THẤT BẠI TRONG HÒA BÌNH 
                                                              Nguyễn Hiến Lê
 
Mấy tháng đầu sau ngày 30-4-75, các bạn kháng chiến, già cũng như trẻ, nhất là trẻ, đều có tâm lý chung là hăm hở hưởng thụ sau mấy chục năm gian khổ sống chui, sống nhủi trong rừng, trong bụi, dưới hố dưới hầm. Đành rằng phải bắt tay ngay vào việc kiến thiết, nhưng đã có đường lối sẵn rồi, có kinh nghiệm 20 năm ở Bắc thì không có gì khó; vả lại đã thắng được Mỹ, thành cường quốc thứ ba trên thế giới, sau Nga và Trung Hoa thì có việc gì mà làm không được, chỉ trong 5 năm sẽ tiến bộ, 20 năm sẽ đuổi kịp Nhật Bản về kinh tế.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2022

ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN CỦA DÂN MIỀN NAM VỀ CHẾ ĐỘ MỚI: VIỆC ĐỐT SÁCH SAU NĂM 1975 – Nguyễn Hiến Lê

Đoạn văn dưới đây được trích từ chương “Văn Hóa” của cuốn “Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê” Tập III, từ trang 74 đến trang 80, Văn Nghệ xuất bản.
 


VĂN HÓA
 
Một trong những công việc đầu tiên của chính quyền là hủy tất cả các ấn phẩm (sách, báo) của bộ Văn hóa ngụy, kể cả các bản dịch tác phẩm của Lê Quí Đôn, thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Du; tự điển Pháp, Hoa, Anh cũng bị đốt. Năm 1976 một ông thứ trưởng Văn hóa ở Bắc vào thấy vậy, tỏ ý tiếc.
 
Nhưng ông thứ trưởng đó có biết rõ đường lối của chính quyền không, vì năm 1978, chính quyền Bắc chẳng những tán thành công việc hủy sách đó mà còn cho là nó chưa được triệt để, ra lệnh hủy hết các sách ở trong Nam, trừ những sách về khoa học tự nhiên, về kĩ thuật, các tự điển thôi; như vậy chẳng những tiểu thuyết, sử, địa lí, luật, kinh tế, mà cả những thơ văn của cha ông mình viết bằng chữ Hán, sau dịch ra tiếng Việt, cả những bộ Kiều, Chinh phụ ngâm… in ở trong Nam đều phải hủy hết ráo.
 

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2021

TÌM MỘ HỌC GIẢ NGUYỄN HIẾN LÊ - Trần Thị Trung Thu

Nguồn:
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tim-mo-cu-nguyen-hien-le.html

Học giả Nguyễn Hiến Lê


“Mộ Nguyễn Hiến Lê hả? Chị không biết. Chị chưa nghe cái tên này bao giờ” - chị D. lắc đầu. Nhìn sâu vào mắt chị, tôi biết chị nói thật. Tôi cứ nghĩ một học giả tài đức vẹn toàn như cụ thì ai từng cắp sách đến trường đều biết. Huống hồ chị - người công tác trong lĩnh vực văn hóa...
 
“ÔNG NÀY CŨNG NỔI TIẾNG DỮ!”
 
Tôi chạy hơn 150 km bằng xe Honda đến Đồng Tháp để tìm mộ cụ Nguyễn Hiến Lê. Tôi đi chỉ để thắp một nén nhang trước linh cữu con người đáng kính ấy. Đọc sách, tôi biết mộ cụ nằm ở Lai Vung. Với một người có nhiều đóng góp cho nền văn hóa như cụ, tôi tin người dân ở đó sẽ chỉ cho tôi mộ cụ dễ dàng như trở bàn tay.
 
Câu nói chân thật của chị D. không khiến tôi suy suyển. Tôi cẩn thận ghi tên cụ vào giấy rồi đưa chị đọc. Cuối cùng, chị trả lại mảnh giấy với nụ cười e lệ: “Chị không biết thật rồi. Để chị giới thiệu cho em một người khác nhé!”.
 

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

HỒI KÝ NGUYỄN HIẾN LÊ, CHƯƠNG XXIX: BẠN XA GẦN

Nguồn:
https://isach.info/story.php?story=hoi_ki_nguyen_hien_le__nguyen_hien_le&chapter=0030


Học giả Nguyễn Hiến Lê
(1912–1984)

Trong chương này tôi chép lại ít hồi kí một số người nhờ cái duyên văn tự tôi được gặp trên đường đời, có người thân như ruột thịt, hơn ruột thịt nữa; có người chỉ gặp một lần hoặc chưa gặp lần nào; có người tánh tình trái ngược hẳn với tôi, nhưng vẫn có điểm cảm thông với nhau.
 

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

NGƯỜI VIỆT NAM ĐẦU TIÊN ĐẶT CHÂN ĐẾN CHÂU MỸ - Nguyễn Hiến Lê

Nguồn:
https://nguoiphuongnam52.blogspot.com/2017/09/nguoi-viet-nam-au-tien-at-chan-en-chau.html

             
                          Học giả Nguyễn Hiến Lê
                                    (1912–1984)

Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm, người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ.
                            
NGƯỜI VIỆT NAM ĐẦU TIÊN ĐẶT CHÂN ĐẾN CHÂU MỸ                                                                                    Nguyễn Hiến Lê

Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.