BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Văn Nghĩa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Văn Nghĩa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

CHUYỆN VUI VĂN HỌC SÀI GÒN: CƠM CHÁY CỦA NGUYỄN THỤY LONG VÀ NGUYỄN ĐỨC SƠN – Lê Văn Nghĩa

Hay:
Chuyện vui "Nguyễn Đức Sơn đãi cơm Nguyễn Thụy Long".
 
Quán Anh Vũ ở đường Bùi Viện – Sài Gòn
 
“Bữa cơm nầy không phải tớ đãi cậu do tiền bạc mà do rút kinh nghiệm phương pháp chống đói. Con heo mất một miếng cơm cháy cũng chẳng thể đói hơn được. Nó đói thì nó la, chủ nó phải lo cám cho nó, Người dưng nước lã không bỗng dưng phải lo cho nhau. Con heo gầy bán mất giá, chủ nó phải vỗ béo để bán cho được nhiều tiền hơn. Mi, tao béo gầy thì đời cũng mặc mẹ, chết mặc xác…”

*
Khi Nguyễn Thụy Long sống lang thang, không nhà không cửa phải ngủ ở vỉa hè thì gặp được Nguyễn Đức Sơn – “thằng người Quảng điên điên khùng khùng thường hay đang thơ trên Sáng Tạo, Văn Nghệ, Quan Điểm” – thuộc loại chuyên gia ngủ ở khách sạn “ngàn sao”. Sơn lạc quan nói với Long đang trong cơn ốm đói  “… Mình rong chơi, rong chơi mà no đủ kìa, tiền tiêu có thể là không có, nhưng no đấy, ngày hai bữa đựơc không?”.
 
Tất nhiên là Nguyễn Thụy Long thấy không được mà là… quá được. Và đây là hành trình ngày hai bữa cơm mà Nguyễn Đức Sơn chăm lo cho Nguyễn Thụy Long.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2022

BÙI GIÁNG VIẾT TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP – Lê Văn Nghĩa

Theo hồi ký của Hoàng Hải Thủy: “Tôi không nhớ tên truyện của Bùi Giáng, chỉ nhớ anh dùng thật nhiều hai tiếng liên tồn, tồn liên trong truyện. Anh tả và cho nam nữ nhân vật khơi khơi nói hai tiếng trên đại khái: “Nàng có sắc đẹp tồn liên; Nàng nở nụ cười liên tồn. Đa tạ đại hiệp đã có dạ tồn liên…”.
 
Kỳ nhân Bùi Giáng

Có một thời tiểu thuyết võ hiệp tràn đầy các mặt báo Sài Gòn. Truyện chưởng của Cấm Dùng (Kim Dung) xếnh xáng thì gần như báo nào cũng phải có. Thấy tiểu thuyết võ hiệp là mảnh đất màu mở, dễ câu khách, các tờ nhựt trình cũng mời nhà văn Việt ta sáng tác tiểu thuyết võ hiệp.
 

CHUYỆN VUI: T.V.Đ. LÀ CÁI ĐÉO GÌ? – Lê Văn Nghĩa


Nhà văn Lê Văn Nghĩa

 
Bây giờ đố ai tìm thấy được ba chữ T.V.Đ trên các tờ báo. Nhưng đó là một sinh hoạt văn nghệ mà không nhắc lại thì e có phần thiếu sót cho văn học Sài Gòn một thuở.
 
T.V.Đ là viết tắt ba chữ “thi văn đoàn” của các bạn trẻ ở lứa tuổi thiếu niên đã biết mơ mộng văn chương, ham đọc, thích viết. Sang trọng thì ghi tên gia nhập vào những “gia đình” của các tờ báo thiếu nhi hoặc các trang báo thiếu nhi của những nhật báo lớn như “Gia đình Thằng Bờm” (báo Thằng Bờm), báo Tuổi Hoa, Mai Bê Bi (báo Chính Luận).
 
Gia nhập những “gia đình sáng tác” này có cái lợi là bài hay thì sẽ được đăng báo ngay, phát hành rộng rãi thì “sướng rên mé đìu hiu” (chữ của một nhà văn) như sắp thành nhà văn thứ thiệt. Cái không hay của những “gia đình” kiểu này thì ít khi được gặp nhau, không được trao đổi “kinh nghiệm sáng tác”.
 

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

TẬP SÁCH “VĂN HỌC SÀI GÒN 1954 - 1975: NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ”, NHÀ VĂN LÊ VĂN NGHĨA BIÊN SOẠN - Nguyễn Trương Thu Quỳnh

Cuốn sách đồ sộ này là tác phẩm không thể thiếu của những người yêu mến và muốn tìm về những giá trị văn hóa một thời.
Quyển "ngoại văn sử" đầu tiên được xuất bản trong nước về những văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975, cả cái tên cấm kỵ lần đầu tiên được nhắc lại một cách chính thức sau gần nửa thế kỷ: Duyên Anh Vũ Mộng Long.

VĂN HỌC SÀI GÒN 1954- 1975: NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ


Những tác giả được nhắc đến trong tập sách này hầu hết đều có tên trong đại tác phẩm "Vạch mặt những tên biệt kích văn nghệ".
Những tác phẩm của họ được trưng bầy chung với súng đạn, xe tăng, máy chém ở nhà trưng bày Tội Ác Mỹ Ngụy.