Mời
quý anh chị và các bạn đọc bài báo dưới đây. Tôi không ngờ vua Tự Đức có nhiều
vợ đến thế như ghi trong bài viết (103 người).
Tuy lắm vợ như vậy nhưng vua Tự Đức không ai là con ruột. Ông nhận ba
người cháu ruột làm con nuôi là Ưng Chân, Ưng Đường và Ưng Đăng. Khi Tự Đức qua
đời, Ưng Chân được lên làm vua, lấy hiệu là vua Dục Đức. Lý do vua Tự Đức không
có con nối dõi có lẽ là vì lúc nhỏ vua mắc bệnh đậu mùa. Bệnh này ngoài việc
gây sẹo trên mặt và cơ thể người bệnh còn có thể gây vô sinh ở nam giới và sẩy
thai hoặc thai chết non (stillbirth) ở nữ giới.
An
Vui,1 tháng 10, 2023, Sài Gòn Nhỏ
Lăng mộ bà Tài nhân (cấp bậc Cửu giai phi) họ Lê, một
trong nhiều bà vợ của vua Tự Đức, đã được xây mới hoàn toàn sau khi bị đơn vị
thi công dự án bãi đậu xe du lịch ở Huế san ủi hồi sáu năm trước.
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vua Tự Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vua Tự Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023
Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2023
MẤY Ý KIẾN VỀ TÁC GIẢ BÀI THƠ “KHÓC BẰNG PHI” – Hoàng Đằng
KHÓC BẰNG PHIỚi Thị Bằng ơi đã mất rồi!Ới tình, ới nghĩa, ới duyên ôi!Mưa hè, nắng chái, oanh ăn nói,Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,Xếp tàn y lại, để dành hơi.Mối tình muốn dứt càng thêm bận,Mãi mãi theo hoài cứ chẳng thôi.
Tác giả bài thơ “KHÓC BẰNG PHI”, trong sách giáo khoa văn học, là vua Tự Đức (sinh 1829 – mất 1883; lên ngôi năm 1847).
Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020
THÂM CUNG BÍ SỬ: CHUYỆN PHI TẦN, THỊ NỮ CỦA VUA TỰ ĐỨC - Lê Công Sơn
Lâu
nay, chuyện "thâm cung bí sử” của nhà vua thường chỉ được biết qua sách sử.
Tuy nhiên lần đầu tiên, Charles-Édouard Hocquard - một thầy thuốc quân y kiêm
nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp đã hé lộ nhiều chuyện về phi tần, thị nữ của vua Tự
Đức.
Ảnh:
Charles – Édouard Hocquard
Điện Càn Thành - Palais du Musée
Ảnh: Charles – Édouard Hocquard
THÂM
CUNG BÍ SỬ: CHUYỆN PHI TẦN, THỊ NỮ CỦA VUA TỰ ĐỨC
Lê
Công Sơn
Nếu nói tới phi tần, thị nữ của nhà vua thì nhiều vô kể.
Cuốn sách Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Omega và NXB Đà Nẵng ấn hành), kể: “Tự Đức có một trăm lẻ tư bà phi tần. Phi tần
được chia làm chín bậc, mỗi bậc có một danh xưng khác; họ ăn mặc và hưởng bổng
lộc theo quy định của triều đình tùy vào thứ bậc của họ. Bổng lộc này không
đáng kể lắm: Hoàng hậu mỗi năm nhận một nghìn xâu tiền, tương đương khoảng 800
franc, cùng hai trăm năm mươi đấu gạo màu, năm mươi đấu gạo trắng và sáu mươi
súc lụa để may xiêm y; các bà nhất giai phi thì chỉ có năm trăm xâu tiền, hai
trăm lẻ năm đấu gạo màu, bốn mươi lăm đấu gạo trắng và bốn mươi tám súc lụa;
các bà cửu giai tài nhân thì chỉ được nhận phần lương bổng ít ỏi gồm năm mươi
ba xâu tiền, một trăm tám mươi đấu gạo màu, năm mươi sáu đấu gạo trắng và mười
hai súc lụa”.
Một
trong các cửa sơn son ở hậu cung triều đình Huế
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)