BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phan Thanh Tâm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phan Thanh Tâm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

SỬ GIA HAY SỬ TẶC? - Phan Thanh Tâm

Ông Phan Thanh Tâm, tác giả bài này, là cháu năm đời của cụ Phan Thanh Giản.
 
Cụ Phan Thanh Giản


- “Minh tinh chín chữ lòng son tạc” (một câu trong bài thơ điếu Phan Thanh Giản của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu)
 - “Phan học sĩ hết lòng mưu quốc” (một phần của câu 30 trong bài ‘Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh’ của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu)
 
“Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”“một sản phẩm được chế ra bởi chính Viện Trưởng Viện Sử Học miền Bắc, Giáo sư Trần Huy Liệu”. Và chuyện “đề cờ” chung quanh câu này đã trở thành một thứ “sự thật lịch sử”, “siêu tài liệu”, hay “siêu bằng chứng” là nhờ tài nghệ sáng tác cùng kinh nghiệm làm báo cũng như làm chính trị của “người anh cả” giới sử học Hà Nội. Luật Sư Winston Phan Đào Nguyên đã xác định như vậy trong cuốn “Phan Thanh Giản và vụ án Phan Lâm Mãi Quốc, Triều Đình Khí Dân”. Tác giả đã dành một năm nghiên cứu quá trình nguồn gốc tám chữ được dùng để hạ nhục cụ Phan “vì mục đích đánh chiếm miền Nam”.
 

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

NHẬN ĐỊNH BÀI TỔNG KẾT VỀ PHAN THANH GIẢN CỦA “NGƯỜI ANH CẢ” GIỚI SỬ HỌC HÀ NỘI - Phan Thanh Tâm

Nguồn:
http://talawas.org/talaDB/showFile.php?res=3409&rb=0302


Cụ Phan Thanh Giản
 

Ông Phan Thanh Tâm, tác giả bài này, là cháu năm đời của cụ Phan Thanh Giản.
 
 
NHẬN ĐỊNH BÀI TỔNG KẾT VỀ PHAN THANH GIẢN CỦA “NGƯỜI ANH CẢ” GIỚI SỬ HỌC HÀ NỘI 
                                                                                Phan Thanh Tâm
 
Nước ta tuy có lúc thịnh, lúc suy
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có
(Nguyễn Trãi - Bình Ngô Ðại Cáo)
 
Bài tổng kết “Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan-Thanh-Giản” của ông Trần Huy Liệu, “Người anh cả” giới sử học Hà Nội viết từ tháng 10.1963 tự nó không tạo ra vấn đề hay gây ảnh hưởng gì cả dù rằng không hẳn mọi người đã nhất trí như tựa đề. Bài báo chỉ đâm ra dễ sợ, gây nhiều bất mãn sâu đậm khi nó theo đoàn quân chiến thắng tiến vào thủ đô Sài Gòn năm 1975.
 

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

VỀ “NGƯỜI TÌNH THÔN VỸ ” CỦA HÀN MẶC TỬ: HOÀNG THỊ KIM CÚC - Phan Thanh Tâm

Nguồn:
https://kontumquetoi.com/2015/02/17/ve-nguoi-tinh-thon-vy-cua-han-mac-tuhoang-thi-kim-cuc/


      Hoang-Thi-Kim-Cuc-11230
                         Cô Hoàng Thị Kim Cúc (1913-1989)


        CÔ GÁI HUẾ THỜI TIỀN CHIẾN
                                                Phan Thanh Tâm

Huế đâu chỉ có sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền mà còn có Thôn Vỹ. Thôn này có bóng dáng một cô gái Huế thời tiền chiến: Cô Hoàng Thị Kim Cúc (1913-1989), người tình trong mộng của thi sĩ Hàn Mạc Tử. Cô còn là “Chị Cả” của tất cả anh chị em gia đình Phật tử  ba miền đất nước và Cô còn để lại một di sản văn hóa cho thế hệ mai sau: hai bộ sách nổi tiếng "Những Món Ăn Nấu Lối Huế"; "Cách Nấu Chay".


  


     

Bài thơ "Ở Đây Thôn Vỹ Dạ", được Hàn Mạc Tử viết từ năm 1939, đã đưa địa danh Vỹ Dạ và mối tình đầu của một thi sĩ tài hoa nhưng mệnh yểu vào văn học sử. Đó là một kỷ niệm của một mối tình trong trắng, thanh cao và bất diệt giữa hai tâm hồn khác tôn giáo. Cô Hoàng Thị Kim Cúc, người đẹp trong cuộc, đã xác nhận như vậy. Tuy thế, vẫn có nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi trong hơn nửa thế kỷ qua đã viết về chuyện tình Hàn Mạc Tử + Kim Cúc không trung thực, “có khuynh hướng liêu trai hóa”. Vì vậy, gần đây mới có cuốn "Lá Trúc Che Ngang Chuyện Tình Của Cô Tôi " ra đời ở Huế.
Tác giả Hoàng Thị Quỳnh Hoa, cựu Giáo sư Anh Văn trường Nữ Trung Học Gia Long ở Sài Gòn trước 1975, hiện định cư ở Maryland, năm 2013 đã cho xuất bản cuốn sách dày 198 trang nhân 100 năm sinh nhật của cô mình, để phản bác các sai trái. Sách còn cho thấy chân dung của cô Kim Cúc. Tác giả Quỳnh Hoa đã mất 10 năm tra cứu tài liệu sách báo; đã về Huế nhiều lần để tham khảo thư từ mà cô mình để lại. Cô Kim Cúc bị hôn mê sau một tai nạn giao thông ở Saigon và qua đời ở Thôn Vỹ. Đám tang của cô ở Huế, ngày 15 tháng 2 năm 1989, được xem như  một trong vài đám tang lớn nhất từ trước tới nay.

han-mac-tu-6