BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huỳnh Duy Lộc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huỳnh Duy Lộc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2024

NHẠC SĨ PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG VÀ CA KHÚC "ĐÊM CUỐI CÙNG" - Huỳnh Duy Lộc


Ảnh:  Phạm Đình Chương với ca sĩ Khánh Ngọc.
 
Anh Phạm Thành, trưởng nam của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, đã chép tiểu sử của ông: "Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, cả hai thân sinh ra ông đều chơi nhạc cổ truyền. Thân phụ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long. Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.
 

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

DƯƠNG THIỆU TƯỚC VÀ “NGỌC LAN” - Huỳnh Duy Lộc

Nguồn:
https://thenewviet.com › duong-thieu-tuoc-va-ngoc-lan
 

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước
 
Dương Thiệu Tước sinh năm 1915 ở làng Vân Đình tỉnh Hà Đông, là cháu nội nhà thơ Dương Khuê và gọi nhà thơ, nhà giáo Dương Lâm là ông chú. Nữ ca sĩ Quỳnh Giao, con gái nữ ca sĩ Minh Trang, sau này gọi Dương Thiệu Tước là cha dượng, đã viết về thân thế của ông:

“Thân phụ ông là cụ Dương Tự Nhu đã thi đỗ và làm quan Bố chính ở Hưng Yên, nhưng đến Dương Thiệu Tước thì hình như ông đã trả nợ cầm ca cho nhiều thế hệ trong họ. Mấy ai mà không nhớ bài ca trù nổi tiếng của Dương Khuê với cô Hồng, cô Tuyết? Chẳng biết rằng cháu nội của cụ là Dương Thiệu Tước có say nhịp phách từ thuở ấu thơ chăng, nhưng ông không chọn con đường khoa cử để ra làm quan mà lại bước qua ngã khác. Ông đi vào nhạc và trở thành một trong những người mở đường cho nền tân nhạc Việt Nam. Nói Dương Thiệu Tước dành một đời để yêu và để sống với âm nhạc là không quá. Ông mở tiệm bán đàn, sửa đàn và dạy nhạc, dạy đàn tại Hà Nội và tại Sài gòn. Ông là bậc thầy của nhiều thế hệ nhạc sĩ Tây ban cầm và Hạ uy cầm. Ông liên tục dạy Tây ban cầm tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ tại Sài gòn từ những năm 1960 cho đến sau năm 1975…”
                 (Dương Thiệu Tước - Người vắng mặt lẫy lừng, Tạp ghi)