BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Cao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Cao. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

NÊN CƯỜI HAY NÊN MẾU ? – Trần Thị Hồng

Xung quanh một số thông tin chưa chuẩn xác về nhà văn Nam Cao và gia đình ông.


Tôi là con gái nhà văn Nam Cao. Nhân dịp cuối năm, xin có mấy dòng tâm sự xung quanh một số bài viết liên quan đến gia đình tôi hoặc đến chính cha tôi. Mong sao, năm cũ qua đi, mọi sự sẽ tốt đẹp hơn.
 
Một lần, tôi đọc được bài báo: "Nhà văn Vũ Bằng từng lật tẩy ‘con trai rởm" của Vũ Trọng Phụng’ đăng trên tờ Tiền Phong số ra ngày 12/5/2009. Khi nhìn bức ảnh in kèm bài mà tác giả ghi là "nhà văn Vũ Bằng", tôi không sao nhịn được cười, bởi người trong ảnh chính là cha tôi.
 

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

NHÀ VĂN NAM CAO TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”

Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoi-ky-nguyen-dang-manh-nam-cao/
 
 
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh


Năm 1963, tôi có về làng Đại Hoàng, quê Nam Cao, cùng với Nguyễn Hoành Khung. Lúc ấy ông bà thân sinh Nam Cao hãy còn sống. Tôi đã được uống rượu với ông cụ, được ăn cam Đại Hoàng. Tôi còn được gặp cô Hồng con Nam Cao và một ông em của Nam Cao. Một nông dân tên là Đạt.
 

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

THĂM NHÀ “BÁ KIẾN” NỔI TIẾNG CỦA LÀNG VŨ ĐẠI - Minh Hiếu

Ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của Bá Kiến được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” từ lâu trở thành điểm tham quan của du khách.



Ngôi nhà Bá Kiến tọa lạc trên một khu đất rộng gần 900 m2 tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


 Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là cụ Trần Duy Hanh, một lái buôn giàu có. Vào khoảng những năm 1910, cụ thuê hơn 20 thợ tài hoa làm nghề mộc ở Cao Đà, phủ Lý Nhân về làm mấy tháng ròng rã mới xong. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Hiện nay ngôi nhà đang được giao cho UBND xã Hòa Hậu phụ trách trông coi, đón tiếp du khách về tìm hiểu, tham quan góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp nhà văn Nam Cao. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


 Sau khi trải qua 7 đời chủ, đến tháng 11/2007, ngành Văn hóa - Thông tin Hà Nam đã mua lại ngôi nhà này với giá 700 triệu đồng từ vợ ông Trần Hữu Hoà và giao cho Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Lý Nhân quản lý. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Hiện nay ngôi nhà đang được giao cho UBND xã Hòa Hậu phụ trách trông coi, đón tiếp du khách về tìm hiểu, tham quan góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp nhà văn Nam Cao. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)



Xưa kia ngôi nhà cổ có nhiều thứ rất đáng giá như tranh, ảnh, hoành phi, câu đối cổ…, nhưng bị bán và mối mọt hết. Ngôi nhà từng “suýt” bị xẻ gỗ và một lần bị giặc Pháp đốt nhưng đều được ngăn cản kịp thời. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)



Đây cũng là ngôi nhà gỗ đặc biệt công phu mà khắp cả phủ Lý Nhân và các tỉnh lân cận thời này đều chưa có. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Nhà có 3 gian thiết kế theo phong cách truyền thống nông thôn Việt Nam, với 4 hàng cột với 16 cây cột to làm từ gỗ lim. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Ngôi nhà đã hơn 100 năm tuổi nhưng mái ngói vẫn chưa phải tu sửa, và không bị dột nát. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Cho đến nay, ngôi nhà vẫn giữ giữ được nguyên trạng nét kiến trúc cổ xưa và trở thành điểm tham quan lý tưởng cho du khách. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)



Đến nay ngôi nhà này vẫn tồn tại và được ví như một "báu vật" của làng Vũ Đại. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)

                                                             Theo Minh Hiếu (Vietnam+)

Nguồn:
http://baoxaydung.com.vn/tham-quan-nha-ba-kien-noi-tieng-cua-lang-vu-dai-267887.html