BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRIẾT HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TRIẾT HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

LỜI GIỚI THIỆU QUYỂN SÁCH “TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG” CỦA KRISHNAMURTI – Phạm Công Thiện

                      Con người là kẻ tự giải phóng bản thân
                                                Phạm Công Thiện dịch

                   

Tìm thấy Người Yêu mình trên những núi xanh lơ, tìm thấy Người Yêu mình trong dòng nước rực ngời của đại dương, tìm thấy Người Yêu mình trong con suối sủi bọt, tìm thấy Người Yêu mình trong ao nước in trời, tìm thấy Người Yêu mình trong thung lũng mây cao, tìm thấy Người Yêu mình trong cơn khói trời chiều, trong thôn xóm hoàng hôn, trong ngọn cây trắc bá, trong cổ thụ lâu đời, trong bụi cây ôm đất, trong cành lá cheo leo, trong cánh đồng nuôi chim, trong hải ngạn sóng vỗ, trong rặng dương đùa gió, trong bóng chiều mây phủ, trên dòng nước buổi chiều, dưới bóng sao, trong đêm thâu, trong ánh trăng, trong sự tĩnh mịch trước bình minh, trong tiếng ru cây lá, trong tiếng chim kêu buổi sáng…

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (7 – Phụ đính) - Nguyên Lạc



CÁC TÁC PHẨM CỦA PHẠM CÔNG THIỆN

Phạm Công Thiện (1941-2011), sinh quán Mỹ Tho. Sống ở ngoại quốc nhiều hơn ở Việt Nam
 
Tác phẩm đã xuất bản:
 
Tiểu luận về Bồ Ðề Ðạt Ma, tổ sư Thiền tông (1964)
Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (1965)
Trời tháng Tư (1966)
Ngày sinh của rắn (1967)
Im lặng hố thẳm (1967)
Hố thẳm của tư tưởng (1967)
Mặt Trời không bao giờ có thực (1967)
Bay đi những cơn mưa phùn (1970)
Ý thức bùng vỡ (1970)
Ði cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988)
Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật Giáo (1994)
Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng
Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995)
Làm thế nào để trở thành một bậc Bồ Tát sáng rực khắp bốn phương Trời (1998)
Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật Giáo (1998)
Trên tất cả đỉnh cao là Im Lặng
Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử
Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì?
Ðối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzche.
Jiddu Krishnamurti, Tự do đầu tiên và cuối cùng (1968)
Martin Heidegger, Triết lý là gì? (1969)
Friedrich Nietzsche, Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi! (1969)
Nikos Kazantzakis, Rèn luyện tâm thuật huyền linh (1991)

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (6) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện

VỀ PHẠM CÔNG THIỆN
Những điều Phạm Công Thiện đã viết:
 
1. Văn
 
– Bi tráng là gì?
Bi tráng không phải là bi đát và bi thảm. Bi tráng là chuyển hoá nỗi đau khổ kinh hoàng thành ra niềm cực lạc ngất trời. Bi tráng là nhảy múa ca hát bên hố thẳm. Bi tráng là cuồng say ngây ngất trong sự đau đớn quằn quại. Nietzsche, Nikos Kazantzakis, Ulysse, Alexis Zorba là hình ảnh trung thực của con người bi tráng. Tóm lại, bi tráng (tragique) là đội vương miện trên nỗi đau đớn khôn cùng của cuộc đời.
Dù bên ngoài là nghịch cảnh tai hoạ khủng khiếp, nhưng bên trong vẫn là niềm kiêu hãnh vô biên và vô tận.
Đó là ý thức bi tráng. (Ý thức mới trong văn nghệ và triết học – Phạm Công Thiện)
 
– Đừng bao giờ tìm ý nghĩa của cuộc đời; cuộc đời không bao giờ có ý nghĩa. Không ai có thể hiểu được bất cứ cái gì trên đời này: không gian, thời gian, thế gian, một chiếc lá khô, một vết mực đen, tất cả đều bí mật và huyền ảo. Tất cả những triết gia, tất cả những hiền nhân, tất cả những nhà thông thái, những nhà toán học, những nhà khoa học đều là những kẻ tự đánh lừa và đánh lừa người khác rằng họ có thể đi vào được hang tối của sự vật. Không. Không bao giờ sự vật hé ra một tý cho họ thấy. Sự vật vẫn đen tối như đêm ba mươi, dù nhân loại có trường tồn đến một tỷ triệu năm nữa thì sự vật vẫn đen tối như đêm hai mươi chín Tết vào mỗi năm nước không chảy.
Hơi thở, chỉ có hơi thở là quan trọng nhất. Biết thở mới là khó nhất. Hơi thở, tìm ý nghĩa cho hơi thở có khác gì tìm mặt trời trong bảo tàng viện đóng kín đầy bụi. (Mặt Trời Không Bao Giờ Có Thực – Phạm Công Thiện).

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2023

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (5) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện
 
VỀ PHẠM CÔNG THIỆN
1. Viết về Phạm Công Thiện
 
– Phạm Công Thiện là một hiện tượng xảy ra trong văn học và triết học. Một thứ hiện tượng phủ nhận của phủ nhận, phủ nhận tuyệt đối, khước từ mọi giá trị đến từ xã hội.
(Đã Một Thời Như Thế: Hiện Tượng Phạm Công Thiện – Nguyễn Văn Lục)
 
Nhưng tận cùng, Phạm Công Thiện là một nhà thơ và là một thiền sư – và đó là những phẩm chất rất khó hình dung, vì mỗi nhà thơ và mỗi thiền sư đều có những độc đáo riêng. Và tôi tin rằng, khi nào thân xác anh rời khỏi thế giới đời thường này, rất nhiều người sẽ gọi Phạm Công Thiện là một vị Bồ tát, một danh hiệu tôn quý trong Phật giáo và là một hạnh nguyện để chỉ một người tái sinh từ kiếp này sang kiếp khác để giúp cho mọi người hiểu được thật nghĩa của vũ trụ. Trong những năm qua, rất nhiều tăng ni Phật tử đã gọi nhà thơ Bùi Giáng là một vị Bồ tát, và tôi tin là sau này, Phạm Công Thiện cũng sẽ được tôn vinh như thế, bất chấp những đời thường bất toàn mà chúng ta đôi khi gặp nơi anh.
Thực sự, tôi đã nhìn anh như một vị Bồ tát từ những ngày tôi mới lớn, và ngay khi lần đầu đọc cuốn “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học”. Lúc đó, tôi đang học lớp đệ tứ, hay đệ tam ở Chu Văn An, Sài Gòn. Bây giờ gọi là lớp 9 hay lớp 10. Ðâu đó, khoảng giữa thập niên 1960. Dù là đọc ngấu nghiến, nhưng một ngày không đủ, và đọc một tuần cũng không đủ. Vì có những dòng tôi phải đọc đi đọc lại, không hoàn toàn vì tính bí hiểm triết lý, mà chỉ vì tính thơ mộng dị thường trong ngòi bút của anh. “Ði cho hết những đêm hoang vu trên mặt đất…” Thế đấy, tôi đã đi như thế từ bốn thập niên trước trên các trang sách của anh.
Tôi đã ngồi ở sân Chùa Xá Lợi, dưới các tàng cây ngọc lan và bông sứ lần giở từng trang sách đó. Và rồi lại ngồi trong một quán cà phê cách trường Chu Văn An vài mươi bước, ngay lối vào ký túc xá Minh Mạng của các anh chị sinh viên lớn. Không phải chuyện ngồi đọc cho ra vẻ triết gia, mà thực sự vì có những đoạn văn trong cuốn Ý thức mới làm tôi run rẩy cả người. Từng trang một, giữa các dòng chữ của Phạm Công Thiện toát ra một hơi lạnh của vũ trụ vô cùng vô tận. Và tuy là văn xuôi, hầu hết, nhưng thi tính vẫn dày đặc kinh ngạc.
(Nghĩ về nhà thơ Phạm Công Thiện – Phan Tấn Hải)

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2023

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (4) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện

Những điều Phạm Công Thiện đã viết:

Mặc dù trần gian này đầy đau khổ, nhưng trần gian này vẫn luôn luôn là một trần gian tươi đẹp. Nếu sự đau khổ không còn ở trần gian này thì trần gian không còn tươi đẹp nữa. Thế giới này phải được thoát thai trong sự đau khổ để làm trần gian này trở thành một toàn thể (une totalité). Trần gian này, cuộc đời này, sự sống này là một cái gì trọn vẹn mà chúng ta không bao giờ nhìn thấy đủ hết tầm vóc. Bất cứ một hệ thống triết lý nào, bất cứ một ý thức hệ nào, bất cứ một chính trị nào cũng thất bại…
– Con người ấy phải là một đám mây trắng lênh đênh trên trời, bềnh bồng trong sự sống không vô hạn, bay trên những ti tiện và cao siêu của nhân thế. Bay trên tất cả những chiều hướng xung khắc đối chọi nhau của cuộc đời. Đám mây trắng phiêu bạt ấy không thuộc về một bầu trời nào, không thuộc về một lũng đồi nào, không thuộc một giải đất nào, không thuộc về một đại dương nào; đám mây trắng ấy không thuộc về riêng một cái gì và đám mây trắng ấy thuộc về tất cả. Con người hãy ngước nhìn mây trắng, con người không cần phải thuộc về đâu cả, không cần phải thuộc một nhóm nào, một đảng phái nào, một tôn giáo nào hoặc một chủ nghĩa nào…
(Ý thức mới trong văn nghệ và triết học – Ý thức sinh tồn – Phạm Công Thiện)
 

Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2023

ĐỌC LẠI Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (3) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện

 
VỀ PHẠM CÔNG THIỆN
 
Những điều Phạm Công Thiện đã viết:
 
1.
“Xã hội gồm có hai hạng người chính: hạng người có đầu óc bình thường (normal) và hạng người có đầu óc thác loạn, điên loạn, bất quân bình (neurotic).
 
Trong một cuộc chạm mặt giữa hai hạng người trên, thường thường người bình thường hay có thái độ chiếu cố từ trên nhìn xuống hoặc tỏ lòng thương hại hoặc tỏ lòng khinh bỉ: “anh chỉ là thằng điên”. Tất nhiên dù thương hại hay khinh bỉ, người có trí óc bình thường đều tỏ thái độ rõ rệt rằng người bình thường cao hơn người điên, giá trị hơn người điên.
 
Đó là một sự lầm lẫn lớn lao mà hầu hết mọi người đều không ý thức. Chúng ta không được quyền thương hại hoặc khinh bỉ người điên, trái lại, chúng ta bị bắt buộc phải kính trọng người điên vì người điên cao hơn người bình thường trong bảng giá trị nhân bản. Hầu hết những nhà y sĩ thần kinh hay những nhà phân tâm học đều không nghĩ như trên. Hầu hết những y sĩ thần kinh hay những nhà phân tâm học hay nhiều người đều bênh vực cơ cấu xã hội và cho rằng bất cứ người nào không thể thích nghi, thích ứng với xã hội thì không đáng sống ở đời, tức là không còn giữ được giá trị con người nữa. Con người bình thường là con người có thể thích nghi, thích ứng với xã hội; còn con người điên loạn không thể nào sống thích nghi thích ứng với xã hội được.
 
Xét cho tận cùng, ta thấy con người thích ứng chỉ có thể thích ứng được là vì họ đã chối bỏ bản ngã, họ đã hy sinh bán mất tâm hồn họ để đổi lấy sự thích ứng trên; vì vậy, cái tính chất thực thụ và lòng hồn nhiên tự nhiên của họ đã bị đánh mất.
 
Họ không còn là họ; họ mang mặt nạ. Họ đầu hàng trước những công thức; vì thế họ không còn hồn nhiên bỡ ngỡ trước cuộc đời; họ không khác gì một lưỡi dao cùn; họ có những phản ứng giả tạo hoặc máy móc; họ dễ bị lôi đi; họ không còn tinh thần sáng tạo; chính những người như họ đã đưa nhân loại đến những thảm trạng hãi hùng nhất hiện nay.
 
Trái lại, người điên loạn là con người không chịu đầu hàng; họ điên là vì họ không chịu chấp nhận công thức xã hội; họ muốn cứu giữ bản ngã nhưng họ thất bại; và họ tìm giải thoát trong điên loạn, rút lui vào một thế giới ảo hoặc kỳ lạ. Vì thế đứng trên quan điểm giá trị nhân bản, người điên ít bại hoại hơn là hạng người đánh mất trọn cả tính tình.
 
Hiển nhiên, ngoài hạng người (điên loạn và bình thường), cũng có một hạng người khác rất ít thấy, đó là hạng người không điên loạn mà vẫn có thể giữ được cá tính mình trong khi thích ứng thích nghi với những đòi hỏi của xã hội.”
(Ý thức khước từ – Con người chạy trốn và phân tâm học nhân bản của Erich Fromm – Phạm Công Thiện)

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

ĐỌC LẠI "Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC" CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (2) - Nguyên Lạc


Phạm Công Thiện
 
VỀ PHẠM CÔNG THIỆN

1. Viết về Phạm Công Thiện
 
– Nguyễn Hưng Quốc
 
“… Mà cảm hứng của Phạm Công Thiện thì hình như bao giờ cũng dào dạt. Nó cuồn cuộn. Nó tràn bờ; nó vượt ra ngoài mọi khuôn khổ quen thuộc. Nó tạo nên đặc điểm đầu tiên và rất dễ nhận thấy trong văn phong Phạm Công Thiện: nồng nhiệt. Trong văn như có lửa. Lúc nào ông cũng ném hết tâm hồn và nhiệt huyết vào câu chữ. Không cần dè dặt. Đã tin, tin hết lòng. Đã thích, thích hết mực. Khen ai, ông khen không tiếc lời. Những từ ngữ như “đại thi hào”, “đại văn hào” “hay nhất”, “lớn nhất”… được dùng một cách thật hào sảng. Năm 1967, trong cuốn Im lặng hố thẳm, ông xem Nguyễn Du là một trong năm nhà thơ vĩ đại nhất của phương Đông; năm 1996, trong cuốn Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, ông đi xa hơn một chút nữa, cho Nguyễn Du là một trong ba nhà thơ vĩ đại nhất của nhân loại, bên cạnh Hoelderlin và Walt Whitman. Ngoài ba nhà thơ ấy, có còn ai đáng kể nữa không? Hình như là không. Đó là “ba thiên tài lớn nhất của nền thi ca nhân loại trong hai ngàn năm hoang vu trên mặt đất.” Với Nguyễn Du, viết thế, dù sao, cũng được: Ở Việt Nam, Nguyễn Du là một biểu tượng; mà đối với một biểu tượng, người ta không cần đặt ra những giới hạn. Nhưng với nhiều nhà thơ khác, Phạm Công Thiện cũng hào sảng như thế. Trong cuốn Hố thẳm của tư tưởng, xuất bản năm 1967, Phạm Công Thiện viết về Quách Tấn: “Quách Tấn là thi sĩ vĩ đại nhất của Việt Nam hiện giờ; Quách Tấn là người đã đánh dấu thi ca tiền chiến và thành tựu thi ca hậu chiến qua hai tập thơ

ĐỌC LẠI "Ý THỨC MỚI TRONG VĂN NGHỆ VÀ TRIẾT HỌC" CỦA PHẠM CÔNG THIỆN (1) - Nguyên Lạc


 Phạm Công Thiện
 
VỀ PHẠM CÔNG THIỆN

1. Tiểu sử Phạm Công Thiện:
Phạm Công Thiện ra đời (01/6/1941) bên dòng Cửu Long thơ mộng, khởi đi từ cao nguyên Tây Tạng ngút ngàn chảy xuống dọc ven bờ phố thị Mỹ Tho, một thị xã nhỏ nhắn, lặng lẽ hiền hòa ở miền Nam.
Ông xuất hiện trên văn đàn Việt Nam như một thần đồng, một thiên tài lỗi lạc biết nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hán, Phạn, Pali, Tây Tạng, Tây Ban Nha…
 

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2022

VÀI SO SÁNH VỀ TRUYỀN THỐNG TƯ TƯỞNG ĐÔNG –TÂY - Phan Khôi.

Nguồn:
Đông Pháp thời báo, Sài Gòn, số 774 (27/9/1928) & số 776 (2/10/1928).
 
Học giả Phan Khôi 
(1887-1959).

Tây phương gồm cả các nước châu Âu, châu Mỹ mà nước Pháp là một; Đông phương gồm cả các nước châu Á, mà nước ta là một. Tư tưởng của Tây phương phát nguyên từ Hy Lạp, La Mã, Hê-bơ-rơ, song bây giờ đã hỗn thành ra một nền tư tưởng Tây phương, nên ở đây gọi chung là tư tưởng Tây phương. Tư tưởng Đông phương có hai tua lớn, một là Ấn Độ, một là Tàu, mà ta thuộc về tua Tàu, nên ở đây chỉ lấy Tàu làm trọng.
 

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC: HAI LĨNH VỰC KHÁC BIỆT – Đinh Hoa Lư

Nhân đọc bài “Thử Nhìn vào Khủng Hoảng Văn Học Việt Nam qua Kiều và Nietzsche” của TS Nguyễn Hữu Liêm


Tác giả Đinh Hoa Lư

 
VĂN HỌC VÀ TRIẾT HỌC HAI LĨNH VỰC KHÁC BIỆT
 
Triết Học và Văn Học nếu không phân tích kỹ chúng ta sẽ thấy bị gộp chung làm MỘT. Do sao nó bao gồm những tác phẩm được VIẾT ra. Nhưng suy xét về Nội Dung cùng Mục Đích chúng ta thấy Triết Học (Philosophy) khác xa với Văn học.